Nguyên nhân đau cơ xương khớp có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tiền sử bệnh lý, va chạm mạnh, té ngã… Tuy vậy, ít ai biết rằng một thiết bị đa năng được nhiều người ưa thích như smartphone đôi khi cũng có thể dẫn đến tình trạng đau nhức khó chịu này.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại, vai trò của smartphone (điện thoại thông minh) đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong cuộc sống của mỗi người. Loại thiết bị điện tử tân tiến này không chỉ được dùng để liên lạc mà còn áp dụng trong công việc và giải trí.
Tuy nhiên, ít người biết rằng nếu không được sử dụng đúng cách, điện thoại thông minh có nguy cơ góp phần hình thành nên hàng loạt vấn đề y khoa liên quan đến cơ xương khớp. Theo các bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, số lượng người bệnh đến đây do những triệu chứng nhức cổ tay, đau mỏi vai gáy, đau nhức vùng đốt sống cổ, đau thắt lưng… đang ngày càng tăng lên đáng kể trong thời gian qua.
Vì sao việc sử dụng smartphone có thể gây tổn thương cơ xương khớp? Liệu có phương pháp nào khắc phục vấn đề này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm kiếm câu trả lời.
1. Smartphone gây ra những vấn đề cơ xương khớp nào?
Không khó để thấy hầu hết mọi người sử dụng smartphone đều gò ép bản thân vào tư thế cúi đầu, đồng thời chỉ dùng một tay để vừa giữ điện thoại vừa thực hiện các thao tác trên đó.
Theo các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ, nếu duy trì thói quen dùng điện thoại như trên, bạn không chỉ gặp vấn đề với cổ, vai, cột sống mà còn có triệu chứng đau cơ xương khớp ở tay, đặc biệt là vị trí cổ tay và ngón tay.
Nhìn chung, sử dụng điện thoại thông minh không đúng cách có khả năng dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng như sau:
Chấn thương cổ và cột sống cổ
Theo nghiên cứu, tư thế cúi đầu nhìn màn hình điện thoại trong thời gian dài có thể khiến cơ cổ căng cứng. Nguyên nhân là do khi đó, các nhóm cơ tại đây phải co rút lại để chịu đựng trọng lượng gấp đôi hoặc nhiều hơn so với bình thường.
Đau cổ là triệu chứng có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Khi cơn đau xuất hiện sẽ khiến việc xoay đầu qua lại trở nên khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây đau cổ là gì? Làm thế nào để…
Bên cạnh đó, cơ vai và dây chằng ở khu vực cổ vai gáy cũng dễ rơi vào tình trạng kéo căng tương tự. Nếu tiếp tục kéo dài, các vấn đề trên sẽ trở thành hội chứng đau cổ vai gáy.
Mặt khác, ngoài vấn đề căng cơ, việc cúi đầu về phía trước để nhìn vào màn hình điện thoại còn có thể làm thay đổi đường cong sinh lý của đốt sống cổ. Nếu không sớm được cải thiện, sự sai lệch trong cấu trúc cột sống sẽ dẫn đến viêm xương khớp (thoái hóa) và trượt đĩa đệm (thoát vị).
Vì có mối quan hệ mật thiết với nhau nên cả ba tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và hội chứng cổ vai gáy đều có chung những triệu chứng như sau:
- Đau và nhức mỏi ở khu vực cổ vai gáy
- Cứng cổ
- Đau đầu vùng chẩm và xung quanh hốc mắt
- Cường độ đau tăng lên khi xoay hoặc cúi đầu
- Tê ngứa ở vùng cổ vai gáy, có thể kéo dài xuống lưng hoặc tay
Đau vai gáy lan xuống cánh tay để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về xương khớp nếu người bệnh chủ quan, không tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị kịp thời. 1. Đau vai gáy là bệnh gì? Đau vai gáy là bệnh lý cột sống…
Nếu tình trạng chấn thương tiến triển nghiêm trọng, người bệnh còn có biểu hiện tê ngứa ngón tay hoặc thậm chí là teo cơ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của tay trên. Ngoài ra, trong trường hợp lớp sụn khớp ở các đốt sống C1 – C2 hoặc C4 bị bào mòn, bạn còn có thêm triệu chứng chóng mặt, ngáp, nấc…
Hội chứng ống cổ tay
Ống cổ tay có thể thu hẹp đáng kể khi bị các cấu trúc xung quanh cổ tay đè ép lên, dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa bên trong. Bác sĩ gọi vấn đề sức khỏe này là hội chứng chèn ép thần kinh giữa hoặc hội chứng ống cổ tay.
> Xem thêm bài viết về Hội chứng ống cổ tay TẠI ĐÂY.
Thói quen duy trì tư thế cổ tay gập vào trong quá mức của những người sử dụng smartphone có nguy cơ gây viêm sưng bao gân tại đây. Bao gân sưng lên sẽ chèn ép đến ống cổ tay, trực tiếp dẫn đến hội chứng chèn ép thần kinh giữa.
Ống cổ tay bị đè nén có khả năng kéo theo một số biểu hiện gồm:
- Cảm giác nhức mỏi và tê ngứa chạy dọc từ cổ tay đến ngón tay
- Suy giảm lực cầm nắm, thường xuyên làm rơi đồ vật
- Triệu chứng tê cứng, đau nhức tệ hơn vào ban đêm và khi người bệnh thực hiện thao tác bắt tay hoặc siết chặt bàn tay
- Teo cơ ngón tay
Ngón tay cò súng
Người dùng smartphone chủ yếu sử dụng ngón cái để thao tác trên điện thoại thông minh. Việc lặp đi lặp lại động tác này trong thời gian dài có thể khiến bao gân của ngón cái bị kích thích và viêm, dẫn đến tình trạng ngón tay cò súng. Lúc này, ngón cái của người bệnh sẽ bị khóa chặt trong tư thế gập, gây đau nhức khó tả. Cường độ đau sẽ nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân gắng sức duỗi thẳng ngón tay.
Đau thần kinh tọa
Sở thích sử dụng smartphone thường đi chung với việc ngồi lì một chỗ, ít vận động. Thói quen ngồi nhiều là một trong những nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa. Cơn đau có thể bắt đầu ở khu vực lưng dưới và dần dần lan rộng xuống mông, đùi và thậm chí là bàn chân.
Ngoài cảm giác đau nhức và tê bì chi dưới, chân của người bệnh còn dễ bị yếu cơ hoặc thậm chí mất khả năng đi lại khi dây thần kinh tọa bị tổn thương nghiêm trọng.
2. Nên làm gì khi bị đau cơ xương khớp do dùng smartphone?
Có thể thấy hầu hết các cơn đau cơ xương khớp do dùng smartphone chủ yếu liên quan đến những thói quen không tốt khi sử dụng thiết bị thông minh này. Do đó, đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể khắc phục tình trạng đau nhức bằng cách:
- Chườm lạnh ở khu vực đau nhức
- Đưa điện thoại lên ngang tầm mắt khi sử dụng
- Lưu ý tư thế ngồi
- Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại thông minh trong ngày
- Rèn luyện với những bài tập phù hợp nhằm tăng cường sức khỏe cho bộ phận bị đau
Nếu các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi bạn đã thay đổi thói quen dùng điện thoại thông minh, hãy tìm kiếm phương pháp điều trị đặc hiệu hơn.
Kiểm soát cơn đau cơ xương khớp bằng thuốc giảm đau và phẫu thuật
Với mục đích nhanh chóng xoa dịu cảm giác khó chịu, uống thuốc giảm đau luôn là lựa chọn hàng đầu của không ít người có dấu hiệu đau cơ xương khớp. Bên cạnh đó, với trường hợp đau nhức nghiêm trọng, bệnh nhân thường ưu tiên phẫu thuật nhằm sớm loại bỏ cơn đau.
Thực tế, thuốc giảm đau và phẫu thuật không phải là giải pháp lý tưởng để điều trị tận gốc tình trạng đau cơ xương khớp do sử dụng smartphone.
Tác dụng giảm đau của thuốc chỉ duy trì trong thời gian ngắn và nguy cơ gây loét dạ dày nếu sử dụng trong thời gian dài. Trong khi đó, mặc dù phẫu thuật có thể giúp người bệnh chữa trị tận gốc tình trạng chấn thương gây đau nhưng lại dễ gây xuất huyết nặng hoặc nhiễm trùng.
Vì vậy, một phương án chữa đau cơ xương khớp an toàn, hiệu quả lâu dài là những gì người bệnh cần vào lúc này.
Chữa đau cơ xương khớp không cần thuốc hay phẫu thuật: liệu có khả thi?
Thời gian gần đây, chữa đau không dùng thuốc hoặc phẫu thuật đã trở thành hướng điều trị lý tưởng cho những người gặp vấn đề về cơ xương khớp. Trong đó, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) đã được không ít chuyên gia hàng đầu đến từ Hoa Kỳ, Anh, Đức… đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như tính an toàn.
Trong trường hợp đau cơ xương khớp do dùng smartphone, Trị liệu Thần kinh Cột sống đặc biệt hữu hiệu đối với những cơn đau liên quan đến:
- Cấu trúc xương khớp – cột sống sai lệch (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…)
- Dây thần kinh bị chèn ép (hội chứng ống cổ tay, đau thần kinh tọa…)
Nguyên nhân là do cơ chế hoạt động của liệu pháp này dựa trên thao tác nắn chỉnh cấu trúc bị sai lệch về đúng vị trí cấu tạo sinh học, từ đó giải phóng áp lực đè nén lên các dây thần kinh gần đó. Đồng thời, lúc này quá trình tự chữa lành thương tổn gây đau của cơ thể cũng được kích hoạt. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức sẽ mau chóng biến mất trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, sau khi liệu trình điều trị hoàn thành, cảm giác cơ thể nặng nề, căng cứng cũng sớm thuyên giảm.
Đâu là đơn vị chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống uy tín?
Việc lựa chọn trung tâm, cơ sở y tế uy tín để áp dụng phương pháp Chiropractic rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến kết quả điều trị cuối cùng của người bệnh. Chữa đau với những bác sĩ không được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành Thần kinh Cột sống có thể không đem lại hiệu quả như mong đợi. Nghiêm trọng hơn, đôi khi bệnh nhân còn có nguy cơ rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.
Sau hơn 15 năm hoạt động, nhờ sở hữu đội ngũ bác sĩ Thần kinh Cột sống giàu kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ, New Zealand, Canada… phòng khám ACC tự hào đã giúp hàng chục nghìn người Việt loại bỏ hoàn toàn tình trạng đau cơ xương khớp. Bên cạnh đó, ACC còn là phòng khám chuyên về Chiropractic đầu tiên được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động.
Mặt khác, tùy vào nguyên nhân gây đau cơ xương khớp mà bác sĩ ACC có thể đề xuất thêm liệu pháp khác kết hợp với Trị liệu Thần kinh Cột sống nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, chẳng hạn như:
- Căng cơ: trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu
- Chấn thương dây chằng hoặc rễ thần kinh: trị liệu với sóng xung kích Shockwave và tia laser cường độ cao thế hệ IV
- Chấn thương cấu trúc cột sống: áp dụng công nghệ hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, thiết bị phục hồi chức năng ATM2, hệ thống máy phục hồi chức năng Pneumex Pneuback… vào chương trình phục hồi chức năng
Như vậy, nếu bạn có dấu hiệu đau cơ xương khớp, hãy mau chóng đến trung tâm y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, hãy xem lại thói quen sử dụng smartphone của mình và cố gắng cải thiện chúng. Điều này có thể giúp bạn sớm chấm dứt tình trạng đau nhức dai dẳng, khó chịu.
Bài viết liên quan: > Đau cơ là gì? 7 cách giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả > Tác hại của giày cao gót ảnh hưởng đến cơ xương khớp > Đau cứng cơ khi ngủ dậy – Cẩn thận bị thoái hóa khớp