Bạn có biết ai dễ bị đau xương khớp?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Aubrey C. Gail

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị đau xương khớp ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, do tính chất công việc đặc thù, rủi ro rơi vào tình trạng này của một số người có thể cao hơn hẳn những người còn lại. 

Chấn thương xương khớp, bao gồm những vấn đề như thoái hóa, viêm khớp… có thể gây đau nhức khó chịu tại đây. Tình trạng này có khả năng ảnh hưởng đến các khớp lớn, nhỏ trong cơ thể như đầu gối, vai, mắt cá, hông, thắt lưng, cổ tay, ngón tay…

Triệu chứng đau xương khớp có thể xảy ra ở tất cả mọi người với nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là tuổi tác và tiền sử mắc bệnh về cơ xương khớp. Thực tế, ít người biết rằng ngành nghề cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát sinh tình trạng sức khỏe này.

Đau xương khớp dễ phát triển ở những ngành nghề nào?

Theo đánh giá từ các bác sĩ, nguy cơ bị đau xương khớp ở một người có thể tăng lên nếu nghề nghiệp của người đó thuộc bất kỳ trường hợp nào sau đây, bao gồm:

Vận động viên thể thao

vận động viên thể thao dễ bị đau xương khớp
Vận động viên bóng đá dễ bị đau xương khớp

Tần suất và cường độ hoạt động cao là nguyên nhân chính khiến vận động viên dễ bị đau xương khớp. Đặc biệt, ở các môn thể thao mang tính đối kháng như bóng đá, khúc côn cầu, bóng rổ… những va chạm mạnh khi tập luyện hay thi đấu có thể trực tiếp tác động đến phần sụn khớp, từ đó làm tăng rủi ro xương khớp đau nhức khó chịu.

Nghệ sĩ biểu diễn

nghệ sĩ biểu diễn dễ bị đau xương khớp
Vận động viên múa ba lê dễ bị đau xương khớp

Tương tự vận động động viên thể thao, người làm bên mảng nghệ thuật biểu diễn cũng bắt buộc vận động thể chất với cường độ cao trong thời gian dài. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho chấn thương vật lý ở xương khớp xảy ra và gây đau.

Theo nghiên cứu, diễn viên múa, vũ công ballet và diễn viên xiếc là thuộc top đầu nhóm nghề nghiệp có rủi ro cao bị đau xương khớp.

Người lao động nặng

người lao động nặng dễ bị đau xương khớp
Khuân vác nặng dễ bị đau xương khớp

Khuân vác vật nặng là công việc thường thấy của công nhân bốc vác hoặc xây dựng. Tư thế nâng, vác không đúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương khớp và gây đau tại đây.

Các ngành nghề ít vận động

dân văn phòng dễ bị đau xương khớp
Nhân viên văn phòng dễ bị đau xương khớp

Chấn thương xương khớp không chỉ dễ xảy ra ở những người thường xuyên hoạt động mà còn bao gồm cả những người ít vận động, chẳng hạn như:

  • Nhân viên văn phòng, thợ thủ công, công nhân ngành dệt may hoặc in ấn: ngồi hoặc đứng yên ở một chỗ trong thời gian dài có thể làm cứng khớp và gây đau. Bên cạnh đó, chấn thương cũng dễ phát sinh khi họ đột ngột vận động.
  • Thu ngân và nhân viên bán hàng: dễ bị đau xương khớp ở tay do liên tục lặp đi lặp lại động tác với tay lấy hàng hóa, nhận tiền, đếm tiền… trong thời gian dài
  • Tài xế: bên cạnh tình trạng tay chân bị gò bó trong không gian hẹp và ít vận động, thời gian ngủ quá ít cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe xương khớp của các tài xế, đặc biệt là tài xế đường trường.
  • Giáo viên: mắt cá chân và đầu gối là hai khớp dễ bị bị đau nhất của những người làm giáo viên, đặc biệt là giáo viên nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do thường xuyên đứng nhiều giờ trong ngày để giảng bài.

Nhân viên y tế

nhân viên y tế dễ bị đau xương khớp
Nhân viên y tế cúi người nâng đỡ bệnh nhân dễ bị đau xương khớp

Các chuyên viên y tế như điều dưỡng, y tá, hộ lý… khó tránh khỏi rủi ro đau xương khớp, đặc biệt là ở lưng, bởi thường xuyên cúi người để nâng đỡ bệnh nhân và đứng nhiều.

Đau xương khớp còn có thể phát sinh do đâu?

Bên cạnh yếu tố nghề nghiệp, tuổi tác và tiền sử mắc bệnh cơ xương khớp, nguyên nhân gây đau nhức xương khớp còn có khả năng đến từ:

  • Di truyền: nếu bố, mẹ hoặc anh chị em ruột có tiền sử mắc bệnh về xương, khớp, bạn khó có thể tránh khỏi việc rơi vào tình trạng tương tự.
  • Béo phì: tình trạng thừa cân tạo thêm áp lực đè nặng lên các khớp chịu trách nhiệm chống đỡ cơ thể, ví dụ như mắt cá, đầu gối, lưng dưới…, từ đó kéo theo các cơn đau nhức xuất hiện tại đây.
  • Giới tính: tình trạng thiếu hụt estrogen ở phụ nữ cao tuổi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp của họ. Đây cũng là lý do vì sao phụ nữ dễ bị đau xương khớp hơn nam giới.
  • Bệnh mãn tính: theo nghiên cứu, biến chứng của một số vấn đề sức khỏe như bệnh gout, đái tháo đường… có nguy cơ tổn thương xương khớp và gây đau nhức khó chịu.
Đau nhức xương khớp ở người già: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Tại Việt Nam có hơn 60% người lớn tuổi mắc chứng đau xương khớp thường xuyên, khả năng vận động bị hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, từ đó cuộc sống mất đi sự thoải mái và niềm vui mỗi ngày. Hãy cùng ACC tìm hiểu rõ…

Chữa đau xương khớp an toàn và hiệu quả

Tình trạng đau xương khớp kéo dài không chỉ hạn chế khả năng hoạt động mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Đôi khi, sự hành hạ của các cơn đau nhức có khả năng dẫn đến trầm cảm. Do đó, bệnh nhân nên sớm tìm kiếm giải pháp điều trị triệt để vấn đề đau nhức này.

Hiện nay, người bệnh có nhiều sự lựa chọn trong việc điều trị đau xương khớp. Các phương pháp có thể kể đến như:

Cải thiện lối sống

Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể loại bỏ cơn đau chỉ với một số thay đổi nhỏ trong lối sinh hoạt hàng ngày, bao gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học: hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh và cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích…)
  • Bỏ thuốc lá và tránh xa bia, rượu cũng như những loại thức uống chứa cồn khác
  • Duy trì thói quen tập thể dục với cường độ và tần suất vừa phải, phù hợp
  • Lưu ý tư thế ngồi, đi lại và mang vác vật nặng
  • Tránh ngồi một chỗ quá lâu
  • Giảm cân nếu bạn bị béo phì

Với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng, những thay đổi trên cần kết hợp với phương pháp đặc hiệu hơn mới đem lại hiệu quả như mong đợi.

Chữa đau với thuốc và phẫu thuật

Các loại thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol, ibuprofen… có thể giúp người bệnh giải quyết vấn đề đau xương khớp nhanh chóng, đồng thời hạn chế phản ứng viêm xảy ra.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng tác dụng của thuốc chỉ mang tính tạm thời và không thể sử dụng trong thời gian dài do nguy cơ gây tổn thương nội tạng, bao gồm viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận…

Khác với thuốc giảm đau, phẫu thuật có khả năng loại bỏ hoàn toàn tình trạng đau xương khớp. Mặc dù vậy, rủi ro đi kèm của thủ thuật điều trị y tế này cũng rất nhiều với những vấn đề như tổn thương dây thần kinh gây tê liệt tứ chi, xuất huyết nặng, nhiễm trùng vết mổ…

Do đó, hầu hết bác sĩ chỉ đề xuất phẫu thuật đối với trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với những liệu trình điều trị trước đó hoặc biểu hiện đau xương khớp trở nặng đáng kể trong thời gian ngắn.

Chữa đau xương khớp không dùng thuốc hoặc phẫu thuật

Bởi những rủi ro khôn lường được đề cập ở trên, ngày nay không ít bệnh nhân tìm kiếm giải pháp chữa đau mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật.

Nhìn chung, các cơn đau đều liên quan đến vấn đề sai lệch vị trí trong cấu tạo xương khớp. Bên cạnh đó, không chỉ xương, khớp bị tổn thương mà cả những nhóm cơ, dây chằng hay dây thần kinh xung quanh cũng có nguy cơ bị liên lụy. Vì vậy, tình trạng đau nhức chỉ có thể chấm dứt khi thương tổn tại đây được chữa lành.

Hiện nay, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) là một trong những hướng điều trị tốt nhất cho trường hợp đau nhức xương khớp như trên. Các chuyên gia hàng đầu đến từ Hoa Kỳ, Anh, Đức… đánh giá cao liệu pháp này không chỉ về mặt hiệu quả mà còn cả tính an toàn.

Trị liệu Thần kinh Cột sống chữa đau xương khớp bằng cách tác động một lực tay phù hợp lên vị trí những cấu trúc xương khớp bị sai lệch, từ đó nắn chỉnh chúng quay lại vị trí cấu tạo sinh học. Nhờ đó, áp lực chèn ép lên dây thần kinh gây đau sẽ được giải phóng. Đồng thời, cơ chế tự chữa lành tổn thương ở cơ, dây chằng hay dây thần kinh của cơ thể cũng được kích hoạt.

Như vậy, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ nhanh chóng thuyên giảm rồi biến mất hoàn toàn mà không cần đến sự can thiệp từ thuốc hay phẫu thuật.

Ngoài ra, Trị liệu Thần kinh Cột sống còn có các ưu điểm như:

  • Các cơ quan xung quanh không bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ như khi dùng thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật
  • Hiệu quả chữa trị có thể duy trì trong thời gian dài, nếu người bệnh tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Tiếp nhận điều trị bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống ở đâu mới tốt?

Ở Việt Nam, phòng khám ACC hiện đang là một trong số ít đơn vị chuyên khoa uy tín hàng đầu về lĩnh vực chữa đau không dùng thuốc hay phẫu thuật. Với đội ngũ bác sĩ Thần kinh Cột sống 100% được đào tạo chính quy từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, New Zealand…, ACC tự hào đã giúp hàng nghìn người Việt loại bỏ hoàn toàn các cơn đau xương khớp khó chịu, từ đó sớm tìm lại niềm vui cuộc sống.

Thêm vào đó, đây cũng là phòng khám chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống đầu tiên được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động.

Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, bác sĩ ACC còn xây dựng phác đồ điều trị kết hợp giữa Trị liệu Thần kinh Cột sống và chương trình phục hồi chức năng phù hợp với từng bệnh nhân. Trong đó, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm các máy móc, công nghệ hiện đại, tân tiến với công dụng rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương, đồng thời mau chóng tìm lại chức năng vốn có cho bộ phận chịu ảnh hưởng.

Đối với trường hợp đau xương khớp, những thiết bị hữu dụng có thể kể đến như:

Qua bài viết trên, có thể thấy đôi khi tính chất công việc sẽ ảnh hưởng đến rủi ro phát sinh các vấn đề về cơ xương khớp ở một người. Vì vậy, nếu nghề nghiệp hiện tại của bạn thuộc top đầu có nguy cơ cao, bất cứ khi nào bạn cảm thấy xương khớp đau nhức, đừng ngần ngại tìm gặp bác sĩ chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, an toàn nhé.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục