Đau cổ khi chơi thể thao xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 20-45. Khi hoạt động, các va chạm đột ngột có thể tác động trực tiếp đến vùng cổ và vai gáy. Nếu người tập không chọn đúng môn, đúng bài tập, không khởi động kỹ hoặc tập quá sức thì rất dễ gặp những chấn thương vùng cổ.
1. Vì sao đau cổ khi chơi thể thao?
Các môn thể thao sử dụng hoạt động đầu và cổ nhiều như: bóng đá, võ thuật, yoga, cử tạ, bơi lội, golf… rất dễ gây tổn thương ở bộ phận này.
Các vận động viên chuyên nghiệp dễ bị đau ở vùng cổ là do chế độ tập luyện khắt khe với cường độ cao trong thời gian dài gây sức ép lên vùng cột sống cổ. Ngoài ra, vì quá nóng vội hoặc đam mê thành tích mà họ bỏ qua những quy định về an toàn của bộ môn thể thao đó, vì vậy chấn thương là điều khó tránh khỏi.
Đối với những người mới bắt đầu chơi thể thao thường mắc phải lỗi không khởi động hoặc khởi động không kỹ. Vì vậy trong quá trình tập luyện, cơ thể không thích nghi kịp thời nên đã xảy ra chấn thương.
Xem thêm: 9 chấn thương thường gặp khi chơi Golf
2. Các dạng chấn thương cổ thường gặp khi chơi thể thao
– Bong gân: Tình trạng này được hiểu chung là tổn thương dây chằng hoặc căng cơ vùng cổ thường xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương. Người bị bong gân cổ có triệu chứng đau cứng cổ và sưng nề, co thắt cơ, đau ở vùng vai trên, đau lan ra phía sau đầu.
– Trật khớp: Trật khớp cổ là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương khiến các mặt khớp bị lệch lạc. Chỉ cần xoay cổ đột ngột, bạn có thể gặp nguy cơ bị trật khớp cổ với biểu hiện nặng hơn bong gân như: đau dữ dội, sưng nề, bầm tím, đôi khi có cảm giác tê bì (hoặc như kiến bò), không vận động khớp cổ được. Trong nhiều trường hợp nặng, trật khớp gây biến chứng tổn thương mạch máu và thần kinh kèm theo.
Bong gân và trật khớp là những tình trạng chấn thương vật lý thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Do có chung một số triệu chứng, biểu hiện nên đôi khi, nhiều người nhầm lẫn hai vấn đề sức khỏe này với nhau, dẫn đến sai sót trong chẩn…
– Gãy xương: Đây là loại chấn thương nguy hiểm, xảy ra khi xương đốt sống cổ bị nứt, gãy, sụt lún từng đốt sống hoặc toàn bộ các đốt sống. Chấn thương này có thể xảy ra khi: một cầu thủ bóng đá dùng đầu chơi bóng trên không, một vận động viên thể dục dụng cụ lỡ nhịp trên thanh cao và bị ngã xuống, một vận động viên bơi lội đập đầu vào đáy hồ bơi cạn…
– Tổn thương đĩa đệm: Các động tác sai tư thế, xoay người đột ngột, té ngã va đập vùng cột sống cổ làm cho đĩa đệm bị căng quá mức, khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm cùng các triệu chứng đau nhức cổ, đau vai gáy, tê bì tay, đau đầu…
Trong nhiều năm trở lại đây, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đang trở thành một trong nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này, dẫn đến tình trạng…
3. Cách xử trí đau cổ do chơi thể thao
Với mỗi chấn thương, việc xử trí ban đầu rất quan trọng nhằm giúp giảm triệu chứng đau, góp phần làm lành tổn thương hoặc ít nhất để tổn thương không lan rộng:
– Dừng chơi thể thao hoặc tập luyện ngay, có thể bất động tạm thời.
– Chườm lạnh để giảm đau và sưng, nên được tiến hành trong vòng 48 giờ kể từ khi bị chấn thương.
– Không tự ý kéo nắn hoặc xoa bóp dầu vì có thể dẫn đến hiện tượng tụ máu trong bao khớp, gây cứng khớp hoặc lỏng khớp.
– Không bó đắp thuốc vì có thể gây nhiễm trùng da.
– Đến chuyên khoa xương khớp hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
4. Hướng mới trong điều trị đau cổ khi chơi thể thao
Với sự tiến bộ của y học hiện đại ngày nay, các phương pháp điều trị bảo tồn như trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu dần thay thế phẫu thuật trong điều trị các chấn thương thể thao. Chúng có ưu điểm không xâm lấn, không tác dụng phụ, giải quyết nguồn cơn gây đau, hướng đến lợi ích lâu dài cho bệnh nhân.
Tìm hiểu phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) TẠI ĐÂY
Phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đưa trị liệu thần kinh cột sống về Việt Nam. Vì dây thần kinh và tủy sống ở cổ rất quan trọng do được nối trực tiếp với não bộ, nên bất kỳ sai lệch nào cũng có thể gây tổn thương khu vực này. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ Thần kinh cột sống giỏi sẽ đưa cấu trúc đốt sống về đúng vị trí, qua đó giải phóng chèn ép lên dây thần kinh, chấm dứt cơn đau.
Đối với trường hợp điều trị viêm gân hoặc đau mỏi cơ cổ, các bác sĩ ACC còn áp dụng thiết bị sóng xung kích Shockwave mang năng lượng cao, tia laser thế hệ IV với bước sóng rộng và cường độ mạnh nhất, cung cấp đến vùng cơ xương đang co thắt, hỗ trợ quá trình làm liền mô, tái tạo gân, cơ và các mô mềm.
Băng dán cố định cơ RockTape cũng là một giải pháp tối ưu, hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng hiệu suất thi đấu, ngăn ngừa và phục hồi chấn thương cho người chơi thể thao.
Sau hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC liên tục cập nhật và áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới theo tiêu chuẩn hiện đại nhất của Hoa Kỳ, tự hào đồng hành, hỗ trợ y tế cho rất nhiều sự kiện thể thao lớn tại Việt Nam như Giải Bóng đá quốc tế U21 Báo Thanh Niên 2016, Giải Tennis, Golf báo Thanh Niên 2017 và 2018, Champion Dash, Ironman Đà Nẵng, Dalat UltraTrail 2018, HCMC Techcombank Marathon 2017 & 2018, HCMC run, Sapa Marathon, Halong Marathon…
ACC đã điều trị thành công cho nhiều vận động viên thể thao chuyên nghiệp, mang đến những giải pháp chữa trị tối ưu với hiệu quả lâu dài.
BÁC SĨ WADE CHIA SẺ BÍ QUYẾT NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC CHẤN THƯƠNG THỂ THAO:
Có thể bạn quan tâm: