1. Thiếu hụt vitamin nào có thể dẫn đến đau cổ?
Vitamin D
Thiếu hụt vitamin D dẫn đến các chứng đau cơ, khớp và xương. Theo một số nghiên cứu cho thấy, ở những người bị đau cổ có nồng độ vitamin D trong máu rất thấp. Sau khi bổ sung vitamin D hàng ngày, họ cảm thấy giảm hẳn chứng đau cổ chỉ sau vài tuần.
Việc bổ sung vitamin D có thể giúp cải thiện chứng đau cổ do viêm khớp dạng thấp, đau cơ xơ và hội chứng mệt mỏi mạn tính. Ngoài ra vitamin D còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng canxi và phospho thích hợp. Tăng cường vitamin D cũng là cách nuôi dưỡng xương khớp và cột sống khỏe mạnh.
Vitamin D thường được cơ thể tổng hợp nhờ ánh nắng mặt trời. Đồng thời, nó cũng được cung cấp nhờ thực phẩm tự nhiên như: nhóm cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu), trứng, sữa và các chế phẩm của sữa…
Vitamin B5
Vitamin B5 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các hormone giúp giải tỏa căng thẳng, xoa dịu stress. Trong khi đó, stress là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căng cứng, đau nhức vùng lưng và cổ. Cung cấp đầy đủ vitamin B5 giúp chữa lành các tổn thương và giảm đau hiệu quả ở vùng cổ và vai gáy.
Căng cơ cổ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển (xoay, nghiêng) cổ và đầu. Cơn đau có thể trầm trọng hơn khi người bệnh không vận động cổ và đầu trong thời gian dài. Ở một số trường hợp, căng cơ ở cổ còn có thể…
Người bị đau cổ và thiếu hụt vitamin B5 nên bổ sung đầy đủ 5mg mỗi ngày. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B5 đến từ trứng, bơ, nấm, khoai lang, thịt gà…
Vitamin C
Thiếu hụt vitamin C trong cơ thể sẽ dẫn đến các thay đổi về cấu trúc collagen, gia tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương trở nên yếu đi, giòn và dễ gãy. Người thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài còn phải đối mặt với tình trạng đau cổ và vai gáy. Nhìn chung, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 90 mg vitamin C đối với nam giới và 75 mg đối với nữ giới. Cơ thể có thể hấp thụ vitamin C dễ dàng thông qua các thực phẩm tự nhiên như cam, quýt, bưởi, cà chua, rau xanh, ớt đỏ, ngũ cốc…
2. Điều trị chứng đau cổ dứt điểm bằng cách nào?
Sau khi đã cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng chứng đau cổ vẫn còn tiếp diễn, tốt nhất bạn nên đến ngay chuyên khoa Thần kinh cột sống để thăm khám. Vì triệu chứng đau cổ kéo dài rất có thể xuất phát từ bệnh lý về cột sống, tiêu biểu là căn bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống cổ đang ngày càng phổ biến.
Trong nhiều năm trở lại đây, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đang trở thành một trong nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này, dẫn đến tình trạng…
Tại Phòng khám ACC, liệu trình chữa trị đau cổ tiên tiến đã được áp dụng và mang lại hiệu quả lâu dài cho nhiều bệnh nhân trong và ngoài nước. Bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu, các bác sĩ ACC đã điều chỉnh được những sai lệch trong cấu trúc cột sống cổ, giải phóng các chèn ép rễ thần kinh – nguồn cơn gây đau mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Đồng thời nhằm tăng khả năng phục hồi các mô bị tổn thương, ACC còn trang bị trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000…. giảm tình trạng đau nhức hiệu quả, giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị, sớm quay trở lại với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
3. Cách đơn giản phòng ngừa chứng đau cổ, đau vai gáy
Ngoài người cao tuổi, nhân viên văn phòng cũng là đối tượng thường gặp chứng đau cổ và đau vai gáy. Bên cạnh việc phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày (đặc biệt là vitamin C, vitamin D, vitamin B5 và glucosamine tốt cho xương khớp), giới văn phòng nên thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc đúng tư thế:
– Không nên ngồi quá lâu ở một tư thế. Sau 30 – 45 phút ngồi làm việc, bạn nên đứng lên vươn vai đi lại hoặc vận động nhẹ tại chỗ.
– Khi làm việc, bạn nên đặt máy tính ngang với tầm mắt và điều chỉnh chiều cao của bàn sao cho khuỷu tay vuông góc với mặt bàn khi gõ máy.
– Không nằm gục mặt trên bàn để ngủ.
– Khi sử dụng điện thoại nên tránh cúi đầu nhìn màn hình quá lâu, hạn chế dùng đầu và bả vai để giữ máy khi gọi điện.
Đặc biệt, khi phát hiện các dấu hiệu đau cổ và vai gáy, người bệnh nên đến ngay phòng khám chuyên khoa Thần kinh cột sống để tiến hành kiểm tra và điều trị đúng cách.
Bài viết tham khảo: