Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn dễ bắt gặp ở những độ tuổi trẻ hơn như 20 hay 30 tuổi. Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC đã chia sẻ kĩ hơn về căn bệnh này trên chương trình “Nụ cười ngày mới” được phát sóng trên kênh HTV 7.
1. Thoái hóa khớp cổ chân và những nguyên nhân chính
Thoái hóa khớp cổ chân có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do gặp tai nạn ảnh hưởng đến cổ chân như tai nạn xe, nếu gãy cổ chân thì rất dễ dẫn tới thoái hóa khớp cổ chân. Nguyên nhân thứ hai là do tật bàn chân bẹt. Những người bị tình trạng này khi đi khớp chân sẽ bị xoay nên dễ dẫn tới thoái hóa khớp cổ chân. Ngoài ra nhiều người thường xuyên mang giày cao gót sẽ gây tổn thương lên ngón chân và cổ chân.
Thoái hóa xương khớp tưởng chừng chỉ xảy ra ở tuổi già, nhưng hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc phải căn bệnh này ngày càng gia tăng. Không chỉ gây đau, cứng khớp và hạn chế khả năng vận động, thoái hóa khớp còn tiềm ẩn nhiều mối nguy…
Tại ACC, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic), tức là không hề dùng thuốc hay phẫu thuật. Đầu tiên bác sĩ sẽ nắn chỉnh lại khớp xương cổ chân đang bị lệch. Nếu bị nặng hơn sẽ kết hợp với vật lý trị liệu như tia laser thế hệ IV và sóng xung kích sockwave để giảm đau và đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào góp phần giúp bệnh mau bình phục hơn.
Tật bàn chân bẹt có thể điều trị bằng đế chỉnh hình bàn chân. ACC sử dụng công nghệ cad-cam kỹ thuật số của Thụy Sỹ để đo ni chính xác của từng bàn chân, từ đó chế tác đế giày chỉnh hình y khoa phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Nhờ thế bệnh nhân có thể đi đúng cách, tránh làm tổn thương thêm khớp cổ chân.
2. Lời khuyên từ bác sĩ phòng tránh tình trạng chấn thương cổ chân
Bác sĩ Wade còn đưa ra những lời khuyên giúp chúng ta phòng tránh tình trạng chấn thương cổ chân. Khi bị chấn thương vùng cổ chân phải nhanh chóng đi điều trị vì không như các khớp đầu gối, khớp cổ chân không thể thay thế được. Nên nếu để khớp cổ chân bị thoái hóa thì khó có thể phục hồi như trước.
Có thể bạn quan tâm: Thoái hóa khớp gối nguyên nhân do đâu?
Luôn mang giày phù hợp như chạy bộ phải mang giày vừa vặn với chân, không nên mang quá rộng hay quá chật và không nên mang giầy cao gót hằng ngày để ngón chân và cổ chân được nghỉ ngơi. Nếu như bị tật bàn chân bẹt thì nên tư vấn điều trị bằng đế chỉnh hình y khoa để ngăn chặn tình trạng thoái hóa.
Nếu bạn đang nghi ngờ bị thoái hóa khớp cổ chân thì đừng chủ quan mà hãy liên hệ với ACC để thăm khám và điều trị để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn nhé!
Xem thêm các vấn đề liên quan đến cổ chân: