Tê đầu ngón chân cái do đâu và cách khắc phục hiệu quả?

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Tê đầu ngón chân cái, đôi khi kèm theo tê râm ran cả bàn chân không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng không nên chủ quan. Bởi tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do đi đứng sai cách nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý. 

Vậy ngón chân cái bị tê là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và làm sao để loại bỏ cảm giác khó chịu nhanh chóng? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết đáp án.

1. Tê đầu ngón chân cái biểu hiện như thế nào?

Đây là hiện tượng đầu ngón chân bị đau như kim châm, tê râm ran rất khó chịu. Không chỉ xuất hiện ở ngón chân cái mà tình trạng tê ran, mất cảm giác còn có thể lan dần ra các ngón chân khác hoặc là cả bàn chân.

Cảm giác đầu ngón chân cái bị tê thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và sau đó ngón chân sẽ trở lại như bình thường.

2. Những nguyên nhân làm tê đầu ngón chân cái

Có nhiều nguyên nhân làm tê đầu ngón chân bên trái hoặc phải, nhưng được chia thành 2 nhóm như sau:

2.1. Nguyên nhân do bệnh lý 

Triệu chứng tê đầu ngón chân cái tưởng chừng chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý: 

2.1.1. Do đau thần kinh tọa 

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị tổn thương và bị chèn ép. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác đau dọc theo dây thần kinh tọa, xuất phát từ cột sống thắt lưng lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài và đến tận các ngón chân. Đó cũng là lý do vì sao người bệnh đau thần kinh tọa sẽ có cảm giác tê chân và tê các đầu ngón chân.

>> Xem ngay: Nhận biết dấu hiệu gai cột sống lưng chèn dây thần kinh

2.1.2. Do bệnh viêm khớp

Dấu hiệu tê đầu ngón chân cái cũng có thể là do viêm khớp hay viêm khớp dạng thấp gây ra. Viêm khớp xuất hiện khi các mô trong khớp bị phá vỡ theo thời gian, lâu ngày lớp sụn sẽ thô ráp và hình thành gai xương, làm biến dạng khớp, sưng đau khiến việc đi lại khó khăn.

tê đầu ngón chân cái bên trái

Nếu khớp ngón chân bị viêm còn có thể làm cho ngón chân bị tê bì, nóng ran. 

Bệnh viêm khớp có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến là ở những người lớn tuổi. Riêng những người trẻ bị viêm xương khớp thường là vì chấn thương khớp do tai nạn, thừa cân, gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm khớp. 

2.1.3. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)

Bệnh động mạch ngoại biên còn được gọi là bệnh động mạch ngoại vị, xảy ra khi lòng động mạch bị co hẹp bởi sự tích tụ của các mảng xơ vữa hoặc huyết khối, làm cho quá trình lưu thông máu đến các cơ quan, các chi bị hạn chế. Khi các chi (chân, tay) không được cung cấp đủ máu sẽ có cảm giác đau tê, thay đổi màu sắc chân, thậm chí có thể làm chân suy yếu dần.

Bệnh động mạch ngoại biên có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như người lớn tuổi (trên 60 tuổi), hút thuốc lá, huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì,…

2.1.4. Chấn thương tủy sống 

Tủy sống là cơ quan có trách nhiệm truyền hưng phấn từ các dây thần kinh cảm giác đến cơ quan vận động. Vì vậy, nếu tủy sống bị chấn thương, quá trình truyền tín hiệu sẽ bị cản trở, có thể làm mất khả năng cảm nhận toàn bộ hoặc một phần ở vùng bị tổn thương. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác yếu hoặc liệt một hay nhiều nhóm cơ ở tay và chân, tê bì ngón chân, tiểu tiện không tự chủ,… 

Chấn thương tủy sống có thể xảy ra do các nguyên nhân như tai nạn xe cộ, va đập mạnh vào lưng hay do bệnh viêm khớp, nhiễm trùng, ung thư, bệnh lý mạch máu,…

2.1.5. Các bệnh lý khác 

Ngoài ra, đầu ngón chân cái bị đau như kim châm còn có thể liên quan đến các bệnh lý khác như: 

  • U dây thần kinh Morton
  • Thiếu máu
  • Hiện tượng Raynaud
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Đột quỵ
  • Đau xương bàn chân
  • Bệnh lý truyền nhiễm như bệnh phong, bệnh zona thần kinh, giang mai,…

2.2. Nguyên nhân không do bệnh lý 

Nguyên nhân tê đầu ngón chân cái hay bị đau râm ran, không phải lúc nào cũng là do bệnh lý, đôi khi còn do các yếu tố khác như: 

2.2.1. Máu lưu thông kém 

Quá trình lưu thông máu không tốt làm cho lượng máu cung cấp đến chân không đủ sẽ gây ra các triệu chứng tê và ngứa ran, đôi khi bị đau nhói ở đầu ngón chân như bị kim châm. Vì vậy có thể nói lưu thông máu kém là một trong những thủ phạm làm đầu ngón chân cái bị tê mất cảm giác.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến là do đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu, mang giày dép chật,… 

đầu ngón chân cái bị tê

Mang giày chật sẽ làm máu lưu thông đến chân kém và có thể làm ngón chân cái bị tê bì.

>> Xem ngay: Nguyên nhân phổ biến gấy tê bì chân tay và cách điều trị

2.2.2. Chạy bộ sai cách 

Chạy hoặc đi bộ sai cách cũng có thể dẫn đến tình trạng tê đầu ngón chân và bàn chân. Khi bạn sải chân chạy quá dài, làm cho vị trí đáp bàn chân đi về phía trước quá nhiều so với trọng lượng cơ thể. Từ đó tăng áp lực lên các dây chi phối bàn chân, dẫn đến tê ngón chân.

2.2.3. Khi thời tiết trở lạnh

Khi bị tê đầu ngón chân cái bên phải, bên trái đôi khi cũng là do thời tiết. Bởi vì lúc này, bàn chân tiếp xúc với thời tiết lạnh quá lâu có thể bị tê bì, mất cảm giác. Vì khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh, quá trình lưu thông máu trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng làm bàn chân, các đầu ngón chân không nhận được lượng máu cần thiết, dẫn đến tê bì.

2.2.4. Thiếu vitamin B12 

Thiếu vitamin B12 sẽ gây ra thiếu máu, nếu không điều trị sẽ dẫn đến các vấn đề về thần kinh như tê hoặc ngứa ran, yếu cơ và khó đi lại. 

Nhìn chung, ngón chân bị tê bì có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh nên theo dõi tần suất xuất hiện và các biểu hiện bất thường kèm theo để có hướng xử lý kịp thời. 

3. Cần làm gì khi bị tê đầu ngón chân cái?

Khi đầu ngón chân cái bị đau như kim châm, tê bì giải pháp đầu tiên là bạn hãy thay đổi ngay tư thế nằm, ngồi hoặc đứng lên vận động cơ thể cho thoải mái và tạo điều kiện cho máu lưu thông tốt hơn.

Ngoài ra, có thể áp dụng các cách khắc phục tại nhà dưới đây:

  • Ngâm chân với nước ấm: Pha nước ấm cùng với muối, gừng để ngâm chân trước khi đi ngủ giúp lưu thông khí huyết, giảm tình trạng tê chân.
  • Massage: Thực hiện các bài tập massage bàn chân, ngón chân nhẹ nhàng cũng hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, cải thiện đầu ngón chân cái bị tê khó chịu. Bạn có thể xoa nhẹ bàn chân theo chiều kim đồng hồ để cải thiện quá trình lưu thông máu.

Ngoài ra nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời, cân nhắc giảm cân để giảm áp lực từ trọng lượng cơ thể đè nặng lên đôi chân và ngăn ngừa tê chân khi đứng quá lâu. Tuy nhiên, nếu tình trạng đầu ngón chân bị đau như kim châm, tê bì tái phát thường xuyên, mức độ nghiêm trọng thì nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. 

tê đầu ngón chân cái

Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất và khoa học giúp  ngăn ngừa tình trạng đau xương do thiếu chất.

>> Đừng bỏ lỡ: 9 bài tập giảm tê bì chân tay đơn giản nhưng cực hiệu quả!

4. Khi nào nên đi thăm khám bác sĩ?

Nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây, bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay:

  • Thường xuyên ngứa râm ran, đầu ngón chân cái bị tê mà không rõ lý do.
  • Tình trạng ngón chân cái tê và đau dữ dội khi bạn đi bộ.
  • Bị đau nhức ngón chân hoặc hoặc bàn chân.
  • Đi tiểu không kiểm soát.
  • Bị tê 2 đầu ngón chân cái kèm theo chóng mặt, co thắt cơ hoặc phát ban trên da.
  • Tê ngón chân cái kèm theo cảm giác tê bì ở các vùng khác kéo dài từ 1 tuần trở lên mà không hết.

Tê đầu ngón chân cái bên trái, bên phải tưởng chừng không quá lo ngại nhưng cũng có thể tìm ẩn nhiều bệnh lý liên quan xương khớp, bệnh lý thần kinh ngoại biên, tiểu đường,… Nên theo dõi tần suất triệu chứng xuất hiện, mức độ tê bì cũng như các biểu hiện bất thường đi kèm nếu có để có hướng xử trí kịp thời. 

Điều trị tê đầu ngón chân cái tại ACC an toàn, hiệu quả cao

Với trường hợp tê bì ngón chân và bàn chân do các bệnh lý liên quan đến cột sống & xương khớp, Trị liệu Thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu là giải pháp giúp loại bỏ tình trạng khó chịu này hiệu quả. Phương pháp được đánh giá an toàn, lành tính vì không cần dùng thuốc, không phẫu thuật.

  • Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic): Là phương pháp điều trị bệnh lý xương khớp không xâm lấn. Qua các thao tác nắn chỉnh của bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống sẽ đưa các cấu trúc đốt sống sai lệch về vị trí tự nhiên ban đầu. Nhờ đó, các dây thần kinh không còn bị chèn ép nữa, cơn đau cũng dần thuyên giảm và biến mất, hạn chế tái phát.
  • Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng: Sử dụng vận động cơ học, ánh sáng, nhiệt, sóng âm,… để tác động sâu đến các mô tổn thương, kích thích khả năng tự phục hồi và chữa lành cơn đau. 

đầu ngón chân bị đau như kim châm

Điều trị tình trạng tê bì ngón chân cái do bệnh lý xương khớp, chèn ép dây thần kinh bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh cột sống an toàn, không xâm lấn.

Bằng liệu trình kết hợp trên, hơn 18 năm qua, Phòng khám ACC đã điều trị thành công nhiều trường hợp tê bì, đau nhức ngón chân, bàn chân do chèn ép dây thần kinh, sai lệch cấu trúc xương khớp. Điều trị tại ACC, khách hàng an tâm bởi: 

  • 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu thần kinh Cột sống: Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, giàu kinh nghiệm giúp lên kế hoạch điều trị toàn diện, giảm đau và tê bì nhanh, hạn chế tái phát sau này.
  • Phác đồ điều trị cá nhân hóa: Bác sĩ ACC xây dựng liệu trình điều trị theo mức độ đau, tê bì và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh. Nhờ đó, mang lại kết quả điều trị tối ưu, giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn.
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại: ACC đầu tư hệ thống máy móc – trang thiết bị hiện đại chuẩn quốc tế bởi thấu hiểu rằng đây là một yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả và thời gian trị liệu. Những thiết bị nổi bật có thể kể đến như tia laser cường độ cao thế hệ IV, công nghệ sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, máy kéo giãn giảm áp lực cột sống DTS,…
  • Hướng dẫn phục hồi tại nhà, chăm sóc sức khỏe xương khớp khỏe mạnh: Sau mỗi buổi điều trị, bác sĩ luôn chia sẻ cặn kẽ các tập luyện tại nhà, sinh hoạt và ăn uống để đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Kết thúc liệu trình điều trị, bác sĩ còn hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc xương khớp dẻo dai và phòng ngừa cơn đau tái phát.

Chữa đúng cách giúp lành cơn đau hiệu quả và ngăn ngừa tái phát lâu dài. Liên hệ ngay ACC để được tư vấn chi tiết về liệu trình điều trị.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục