Cha mẹ cần hiểu đúng về bàn chân bẹt, đừng quá hoang mang

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa:

Gần đây có nhiều thông tin trái chiều thậm chí sai lệch và nghiêm trọng hóa về bàn chân bẹt – một hội chứng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em Châu Á – khiến nhiều phụ huynh hoang mang. Vậy bàn chân bẹt có tự khỏi, hay là có thể nguy hiểm dẫn đến bại liệt như một số thông tin lan truyền trên mạng? Hãy lắng nghe các chuyên gia uy tín chia sẻ thông tin chính xác về hội chứng bàn chân bẹt.

Cần hiểu rõ hơn về chứng bàn chân bẹt

Hiện nay, rất nhiều nguồn đưa tin thất thiệt về chứng bàn chân bẹt, cho rằng đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể gây liệt, làm hỏng tương lai của con trẻ… Bên cạnh đó có thông tin rằng bệnh có thể tự khỏi hoàn toàn mà không cần phải chữa trị … Những thông tin trái chiều như vậy khiến rất nhiều phụ huynh hoang mang.

Bác sĩ Wade Brackenbury, Tổng Giám Đốc phòng khám ACC (với 17 năm hoạt động tại Việt Nam), khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về căn bệnh này để tránh tâm lý hoang mang, từ đó áp dụng những phương pháp không phù hợp làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Bàn chân bẹt là chứng bệnh rất phổ biến ở trẻ em Châu Á
Bàn chân bẹt là chứng bệnh rất phổ biến ở trẻ em Châu Á

Bàn chân bẹt là một dạng dị tật phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ em các nước châu Á, khiến lòng bàn chân không có độ lõm. Tình trạng này có thể gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nếu không được phát hiện và can thiệp sớm. Với những trường hợp nhẹ, có thể làm hạn chế khả năng vận động của trẻ, ảnh hưởng tới dáng đi; trường hợp nặng sẽ gây vẹo cột sống, viêm khớp, thoái hóa khớp khi trưởng thành…

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em, trong đó điển hình như:

Di truyền: Theo Bác sĩ Wade Brackenbury thì tình trạng Bàn chân bẹt vừa là bệnh lý bẩm sinh vừa không phải bệnh lý bẩm sinh. Tùy thuộc vào nhóm gen di truyền trong gia đình mà bàn chân bẹt sẽ được xem là bệnh lý bẩm sinh hay không. Ngoài ra, tình trạng cơ nội tại và gân gót chân cũng là những yếu tố gây nên bàn chân bẹt.. Tuy nhiên, mô liên kết mềm không đủ nâng đỡ cấu trúc bàn chân mới là một tình trạng di truyền, dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt.

  • Thói quen đi dép hoặc xăng-đan có đế lót phẳng từ nhỏ: Điều này khiến cho hệ thống dây chằng và cơ ở bàn chân không được phát triển tốt, dẫn đến sụp vòm bàn chân.
  • Bệnh lý lỏng lẻo đa khớp: Đây là một rối loạn di truyền khiến cho các khớp và dây chằng quá mềm và dễ biến dạng. Người bị rối loạn này thường có các xương ở bàn chân không được cố định tốt, gây ra bệnh bàn chân bẹt.
  • Gãy xương, viêm khớp hoặc các bệnh lý liên quan đến thần kinh: Những nguyên nhân này có thể gây tổn thương cho cấu trúc xương khớp của bàn chân, làm giảm khả năng chịu lực và cân bằng của bàn chân.
  • Béo phì: Những yếu tố này làm tăng áp lực lên bàn chân, khiến cho vòm bàn chân sụp xuống và biến dạng.

Phương pháp điều trị bàn chân bẹt nào an toàn nhất cho trẻ?

Khi đặt câu hỏi liệu bàn chân bẹt có tự khỏi hay không, bác sĩ Wade Brackebury khẳng định: “Theo kinh nghiệm 25 năm điều trị bàn chân bẹt của tôi, không có trường hợp nào tự khỏi mà không can thiệp hỗ trợ bằng phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu một trẻ đã có bàn chân bẹt, tình trạng đó có thể được phát hiện và điều trị  sớm. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng bàn chân bẹt trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp ngăn ngừa tình trạng bàn chân bẹt trở nên nghiêm trọng hơn hoặc tái phát trong tương lai”.

Bác sĩ Wade Brackenbury đang điều trị cho bệnh nhi bị chứng bàn chân bẹt
Bác sĩ Wade Brackenbury đang điều trị cho bệnh nhi bị chứng bàn chân bẹt

Điều trị bàn chân bẹt có nhiều cách, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và triệu chứng của từng trường hợp. Các phương pháp điều trị bàn chân bẹt có thể bao gồm:

  • Điều trị can thiệp: Phẫu thuật là phương án lựa chọn cuối cùng, phẫu thuật để tạo ra một vòm bàn chân mới và cải thiện hoạt động của bàn chân đối với các trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị không can thiệp hoặc một số trường hợp hiếm vẫn cần phải can thiệp phẫu thuật với trẻ trên 8 tuổi bước vào giai đoạn phát triển chiều cao nhanh và hình thành gân gót Achille ngắn hơn bình thường
  • Điều trị không can thiệp: Bao gồm các biện pháp như mang giày hoặc dép có đế lót có vòm, mang đế chỉnh hình y khoa, tập luyện các bài tập cho bàn chân, giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.

Các mức độ bàn chân bẹt

CHA MẸ CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ BÀN CHÂN BẸT, ĐỪNG QUÁ HOANG MANG

Đối với các tình trạng bẹt mà có dấu hiệu sụp vòm, cong gân gót chân thì điều trị bàn chân bẹt cho trẻ bằng đế chỉnh hình y khoa được các chuyên gia đánh giá rất cao vì tính hiệu quả cũng như sự an toàn, tiện lợi mà nó mang lại cho người bệnh.

Nếu được phát hiện sớm, phương pháp trị liệu không phẫu thuật với đế giày chỉnh hình y khoa sẽ là giải pháp đơn giản và hiệu quả để điều chỉnh tật bàn chân bẹt ở trẻ em “Đối với việc điều trị đế chỉnh hình bàn chân, ngay từ giai đoạn ban đầu, khi một bé bị bàn chân bẹt bắt đầu mang đôi đế chỉnh hình, nếu đôi đế chỉnh hình bàn chân đó được làm đúng thông số và phù hợp với bé, thì ngay từ khi bé mang vào, sự thay đổi sẽ được nhận thấy gần như ngay lập tức. Lúc đó, bé sẽ đi lại thẳng thớm hơn và chạy  nhảy vững vàng hơn”, Bác sĩ Wade Brackenbury đánh giá.

>Xem thêm: BÀI TẬP DÀNH CHO TRẺ BÀN CHÂN BẸT – 10′ MỖI NGÀY CÙNG PHÒNG KHÁM ACC

Cha mẹ cần lưu ý những gì khi con mắc hội chứng bàn chân bẹt?

Khi bé mắc hội chứng bàn chân bẹt, phụ huynh cần lưu ý:

  • Không cho trẻ hình thành thói quen mang dép tông hay sandal trên bề mặt đất cứng. Bởi phần đế của những loại giày này không có khả năng hỗ trợ vòm bàn chân tốt.
  • Chọn giày có kích thước phù hợp với bàn chân của trẻ, không quá rộng hay quá chật, tránh cho trẻ đi giày cao gót, giày có đế quá dày hoặc quá mỏng.
  • Cho trẻ tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và linh hoạt cho các cơ và dây chằng ở bàn chân.
  • Không sử dụng lại đế chỉnh hình cũ đã qua sử dụng vì thông số bàn chân cũng như độ bẹt của mỗi người là khác nhau.

>Xem thêm: VÌ SAO CẦN CÁ NHÂN HÓA ĐẾ CHỈNH BÀN CHÂN BẸT THEO TIÊU CHUẨN Y KHOA?

Vậy bàn chân bẹt có phải là bệnh nguy hiểm không?

Tóm lại, bàn chân bẹt là một dị tật thường gặp ở trẻ em nhưng không quá nguy hiểm và có thể chữa trị nếu phát hiện kịp thời. Vì vậy, cha mẹ cũng cần hiểu đúng về bệnh bàn chân bẹt của con để đừng quá hoang mang và có cách xử lý phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn giày phù hợp, cho bé tập luyện thường xuyên và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho trẻ và bàn chân của trẻ.

Bác sĩ Luke Hamman sử dụng công nghệ Cad-Cam để đo lòng bàn chân của trẻ
Bác sĩ Luke Hamman sử dụng công nghệ Cad-Cam để đo lòng bàn chân của trẻ

Nếu như trẻ đang có vấn đề về bàn chân bẹt, bạn cũng có thể cho bé đến phòng khám ACC để được tư vấn điều trị. Được thành lập từ từ 2006, ACC là phòng khám đầu tiên ứng dụng công nghệ CAD-CAM đến từ Thụy Sĩ đề điều trị bàn chân bẹt cho bé. Với công nghệ này, phòng khám ACC có thể đo được lòng bàn chân với thông số chính xác nhất và sản xuất ra được đế chỉnh hình y khoa phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân, giúp người bệnh có được hiệu quả điều trị tối ưu.

>Xem thêm: TRẢI NGHIỆM PHÒNG KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN BẸT HIỆN ĐẠI NHẤT ĐÔNG NAM Á CỦA ACC

LIÊN HỆ hoặc ĐẶT LỊCH HẸN với phòng khám ACC chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn về lộ trình và chi phí điều trị bàn chân bẹt tốt nhất.

 

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục