Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu nghiêm trọng có thể làm suy giảm khả năng vận động của bệnh nhân. Vì vậy, hãy cùng ACC khám phá ngay 14 cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao qua bài viết dưới đây nhé!
- 1. Luôn khởi động trước khi tập – cách phòng tránh chấn thương đơn giản nhưng hiệu quả
- 2. Chọn giày phù hợp
- 3. Lựa chọn bài tập với cường độ phù hợp, không nên đốt cháy giai đoạn
- 4. Luôn dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi
- 5. Uống đủ nước là cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao hiệu quả
- 6. Tập luyện đa dạng các bài tập để cân bằng cơ thể
- 7. Ưu tiên trang phục khiến bạn thoải mái và phù hợp với bộ môn tập luyện
- 8. Nên luyện tập với huấn luyện viên
- 9. Hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc thể thao để phòng tránh chấn thương
- 10. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
- 11. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày
- 12. Tập thích nghi với hoàn cảnh môi trường
- 13. Lắng nghe cơ thể và ngừng ngay khi bị đau
- 14. Đảm bảo mọi chấn thương đều được điều trị đúng cách và kịp thời
1. Luôn khởi động trước khi tập – cách phòng tránh chấn thương đơn giản nhưng hiệu quả
Dù chỉ tập ở mức độ nhẹ thì khởi động vẫn luôn là bước đầu tiên không thể bỏ qua. Bởi khi khởi động, tim sẽ bắt đầu đập nhanh dần, cơ bắp sẽ được bổ sung oxy từ từ để khi máu đến các cơ, gân và dây chằng, chúng sẽ trở nên đàn hồi hơn, tránh việc phải hoạt động mạnh đột ngột làm tăng nguy cơ chấn thương, đau nhức trong quá trình luyện tập. Theo đó, với mỗi động tác bạn chỉ nên tập từ 15 – 30 giây, gồm những động tác tiêu biểu như xoay cổ, tay, vai; chạy bộ tại chỗ; nâng cao đùi và gót chạm mông,…
Bài viết liên quan: Các loại chấn thương thể thao
2. Chọn giày phù hợp
Trừ môn bơi lội thì hầu như môn thể thao nào cũng cần lựa chọn giày phù hợp bởi nó sẽ giúp bảo vệ bàn chân và mắt cá chân, nhất là với những môn thể thao cần di chuyển nhanh và nhiều như bóng đá, bóng rổ,… Ngoài ra, với những người mắc triệu chứng bàn chân bẹt, việc chọn giày kèm đế chỉnh hình phù hợp là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ khi di chuyển quá nhiều sẽ khiến sức nặng cơ thể dồn nén lên bàn chân, một thời gian không có thiết bị hỗ trợ sẽ gây chấn thương. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, người bị bàn chân bẹt không nên chọn mua các loại đế chỉnh hình có sẵn trên thị trường mà nên đến các trung tâm chỉnh hình uy tín để được các bác sĩ thiết kế đế phù hợp với tình trạng bệnh.
Xem thêm: > Những chấn thương thường gặp trong bóng đá và cách phòng ngừa > Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?
3. Lựa chọn bài tập với cường độ phù hợp, không nên đốt cháy giai đoạn
Không có bài tập thể dục nào là tốt nhất, chỉ có bài tập phù hợp với bản thân mỗi người mới mang lại hiệu quả tối đa. Vì vậy, khi tập thể dục, hãy lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân. Chẳng hạn, nếu bạn mới bắt đầu, bạn nên chọn những loại hình thể dục cường độ thấp, ít nguy cơ chấn thương như đi bơi, đạp xe, đánh cầu lông,…
4. Luôn dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi
Việc bắt cơ thể hoạt động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi, thiếu ngủ, mỏi cơ cũng làm tăng nguy cơ bị chấn thương. Bởi trong lúc hoạt động thể chất, các cơ sẽ bị giảm lượng glycogen và nếu không được tạm ngừng để tái nạp sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, đau nhức. Vì vậy để lượng glycogen được nạp đầy, bạn cần nghỉ ngơi xen kẽ 1 – 2 ngày/tuần.
5. Uống đủ nước là cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao hiệu quả
Nước giúp lưu lượng máu lưu thông tốt và trơn tru hơn, từ đó tăng khả năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ bắp, giúp cơ thể không quá mệt mỏi hay thiếu máu trong quá trình luyện tập. Theo đó, để cơ thể đủ nước và hoạt động hiệu quả, bạn nên uống nước theo cơ chế sau: Đầu tiên, bạn nên uống khoảng 500 – 600ml nước trước khi bắt đầu tập từ 2 – 3 giờ và khi chỉ còn 20 – 30 phút, bạn uống thêm 240ml. Trong lúc tập, cứ cách 10 – 20 phút uống 240ml. Cuối cùng, sau khi vận động xong, bạn sẽ đều đặn uống 240ml nước cách nhau 30 phút.
6. Tập luyện đa dạng các bài tập để cân bằng cơ thể
Đừng chỉ tập trung tác động vào một vùng cơ bắp nhất định bởi điều này sẽ khiến phần cơ đó hoạt động quá mức và tăng nguy cơ chấn thương hoặc viêm gân. Theo đó, bạn nên kết hợp các bài tập tác động đa dạng cơ, chẳng hạn ngày đầu tiên chạy bộ để tác động cơ chân, ngày 2 gập bụng, ngày 3 nâng tạ. Sự tác động đồng đều ngoài việc giúp vóc dáng cân đối còn giúp các cơ được hoạt động đồng đều, tránh gây đau nhức, mệt mỏi.
7. Ưu tiên trang phục khiến bạn thoải mái và phù hợp với bộ môn tập luyện
Mỗi bộ môn tập luyện khác nhau sẽ có các trang phục phù hợp giúp ngăn tình trạng mất nước hoặc tăng thanh nhiệt. Ví dụ, bộ môn bơi lội cần quần áo bơi bó sát, nhưng bóng rổ lại cần đồ rộng, thoải mái để có sức bật,… Tuy nhiên thực tế, trừ những môn thể thao yêu cầu trang phục riêng (như múa ballet, bơi lội, đấu vật,…) thì bạn chỉ cần chọn các trang phục mỏng nhẹ, thoải mái để quá trình vận động được tốt hơn và hạn chế mất lượng nước không cần thiết.
8. Nên luyện tập với huấn luyện viên
Với những bộ môn khó, cần kỹ năng cao (như các vận động viên thi đấu, hoặc các bài tập trong phòng gym như đu xà, nâng tạ,…), để phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao, bạn cần có huấn luyện viên cá nhân. Huấn luyện viên sẽ tùy vào thể trạng của bạn từ đó thiết kế một chương trình vận động hiệu quả và an toàn nhất.
9. Hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc thể thao để phòng tránh chấn thương
Mỗi môn thể dục, thể thao đều có những nguyên tắc khác nhau. Ví dụ, cầu thủ bóng chuyền phải biết các nguyên tắc như chuyền bóng, đập bóng, chắn bóng,… sao cho không gây chấn thương hay đau nhức tay. Vì vậy, nắm rõ và tuyệt đối tuân thủ các quy tắc cũng là cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao hiệu quả.
10. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên là điều rất cần thiết bởi lẽ điều này sẽ giúp bạn rà soát tổng thể về sức khỏe thể chất, kịp thời phát hiện được những vấn đề đang có hoặc những yếu tố tiềm ẩn có nguy cơ gây chấn thương khi tập luyện. Hơn nữa, kiểm tra sức khỏe cũng giúp bạn biết được giới hạn của bản thân từ đó có chương trình tập luyện phù hợp hơn.
11. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày
Bên cạnh tập luyện và nghỉ ngơi thì bạn cũng cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Theo đó, bạn không nên ăn quá nhiều trong một lần mà nên chia nhỏ bữa ăn hoặc ăn nhẹ cách nhau 2 – 3 giờ. Đặc biệt sau khi tập thể dục, bạn có thể lựa chọn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, carbohydrate và giàu protein lành mạnh để không làm ảnh hưởng sức khỏe.
12. Tập thích nghi với hoàn cảnh môi trường
Thích nghi với hoàn cảnh môi trường là kỹ năng tất yếu mà mỗi người, đặc biệt là các vận động viên phải có. Bởi các vận động viên thể dục thể thao thường xuyên phải đi thi đấu ở nhiều nơi với tình hình thời tiết khác nhau. Chẳng hạn, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới khá nóng, trong khi các nước châu Âu lại mang khí hậu ôn đới. Nếu cơ thể không thể thích nghi thì rất dễ xảy ra các chấn thương trong quá trình tập luyện và thi đấu.
13. Lắng nghe cơ thể và ngừng ngay khi bị đau
Một cách phòng chống chấn thương trong thể dục thể thao khác mà bạn cần lưu ý là không quá cố sức khi tập luyện. Bất cứ dấu hiệu dù nhỏ nhất cũng là cảnh báo cho các nguy cơ chấn thương sau này. Vì vậy, nếu trong lúc tập bạn cảm thấy đau, hãy nghỉ ngơi để cơ thể được hồi phục.
14. Đảm bảo mọi chấn thương đều được điều trị đúng cách và kịp thời
Mặc dù bản thân cẩn thận phòng tránh nhưng trong khi tập luyện, nguy cơ xảy ra chấn thương vẫn rất cao. Chấn thương thể thao là các loại tổn thương liên quan hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng… Có loại chấn thương biểu hiện ngay lập tức, có chấn thương tích lũy qua thời gian dài mới bộc phát khiến người bệnh ít để ý, lâu dần gây biến chứng nặng.
Tại Mỹ và các quốc gia tiên tiến, phương pháp Chiropractic (Trị liệu thần kinh cột sống) là phương pháp được áp dụng khá nhiều trong điều trị chấn thương thể thao. Theo đó, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh các khớp xương và đốt sống sai lệch về vị trí ban đầu giúp xoa dịu cơn đau, cải thiện chức năng vận động, ngăn ngừa nguy cơ tái phát và không để lại biến chứng về sau.
Hiện nay, phòng khám ACC tiên phong trong lĩnh vực Trị liệu Thần kinh Cột sống, kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng giúp phục hồi khả năng vận động, chấm dứt các cơn đau nhức do chấn thương gây ra cho hàng ngàn trường hợp. Mỗi bệnh nhân khi đến ACC sẽ được đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm thăm khám và tư vấn lộ trình điều trị phù hợp với thể trạng, mức độ chấn thương.
Đặc biệt, đối với các vận động viên thể dục thể thao, ACC còn sử dụng băng dán cơ rocktape (loại băng được sử dụng trong khi thi đấu). Đây là loại băng chuyên dụng có khả năng kéo giãn đến 180%, nhờ đó sẽ phân bổ áp lực đến những khu vực khác và giảm sức ép lên các cơ đang hoạt động “quá tải”. Chưa kể, Rocktape còn hỗ trợ và tạo sức ổn định cơ bắp cho phép vận động tối đa, để các vận động viên thỏa sức thể hiện bản lĩnh trên sân đấu.
Lắng nghe chia sẻ của Bác sĩ Wade Brackenbury về các bí quyết phòng ngừa và cách điều trị khi bị chấn thương thể thao đúng cách:
Nhìn chung, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị chấn thương trong quá trình tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, nếu xảy ra bất cứ tổn thương nào, đừng chủ quan mà hãy cho cơ thể được nghỉ ngơi và điều trị kịp thời. Bởi lẽ học cách “yêu thương” cơ thể chính là cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao hiệu quả nhất.
Xem thêm: > Cách chữa trị chấn thương khi chơi tennis > Những chấn thương khi chạy bộ ai cũng có thể gặp phải > Cách phòng ngừa chấn thương và cải thiện thành tích khi đánh Golf