8 chấn thương thường gặp trong bóng đá và cách phòng ngừa

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa:

Chấn thương bóng đá

Chấn thương thể thao trong bóng đá là điều không thể tránh khỏi mặc dù người chơi đã có nhiều phương pháp ngăn ngừa và bảo vệ. Trong môn thể thao vua, những chiến binh “sân cỏ” cần có thể lực và sức mạnh tốt, tốc độ di chuyển nhanh nhẹn nhằm chuyền và sút bóng vào lưới đối thủ. Với nhiều pha va chạm trong trận đấu, bóng đá được xem là bộ môn thể thao có tỷ lệ chấn thương rất cao.

1. Các chấn thương thể thao thường gặp

Để thể phòng ngừa và xử lý chấn thương kịp thời, các cầu thủ bóng đá cần lưu ý các chấn thương thường gặp như sau:

Bong gân: là tổn thương dây chằng ở khớp bị giãn hoặc bị rách (một phần hoặc toàn bộ) do va chạm mạnh hoặc vận động quá mức. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất bao gồm sưng viêm, bầm tím hoặc đau nhói tại vị trí chấn thương như cổ chân, mắt cá chân, đầu gối… Tùy vào tình trạng bong gân nhẹ hay nặng mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà hoặc cần thăm khám với bác sĩ.

Trật khớp: thường xảy ra ở trường hợp té ngã, va chạm mạnh hoặc đổi hướng đột ngột khi di chuyển trong sân bóng. Lúc này các khớp trở nên tổn thương và sai lệch ra khỏi vị trí ban đầu, kèm theo dấu hiệu sưng to, đau dữ dội, các khớp không thể co duỗi hoặc khó vận động.

Bong gân, trật khớp phải làm sao? Cách phân biệt và điều trị

Bong gân và trật khớp là những tình trạng chấn thương vật lý thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Do có chung một số triệu chứng, biểu hiện nên đôi khi, nhiều người nhầm lẫn hai vấn đề sức khỏe này với nhau, dẫn đến sai sót trong chẩn…

Giãn dây chằng khớp gối: tổn thương mà các cầu thủ đá bóng thường gặp nhất khi chuyển động tốc độ cao, xoay vặn gối thường xuyên hoặc thay đổi hướng đột ngột. Lúc này, người chơi thể thao xuất hiện cơn đau dữ dội, sưng to và đối mặt với nguy cơ khớp gối lỏng lẻo, hư tổn phần sụn chêm và sụn mặt khớp xung quanh. 

Chấn thương dây chằng chéo trước là một trong những vị trí chấn thương phổ biến trong môn bóng đá

Nứt hay rạn xương: là hiện tượng xuất hiện một vết nứt nhỏ trong xương gây ra đau đớn do chịu lực lớn từ cường độ tập luyện nặng khiến cho đôi chân quá tải. Vị trí tổn thương thường gặp ở xương chày và xương bàn chân của cầu thủ do đã bị yếu đi trong quá trình luyện tập và thi đấu.

Đau thắt lưng cột sống: do lực xoay hoặc nghiêng người quá mạnh khi di chuyển có thể dẫn đến sai lệch các đốt sống lưng, khiến tăng áp lực lên đĩa đệm và chèn ép rễ thần kinh. Nếu chủ quan và không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ mắc cơn đau lưng mãn tính, thậm chí nặng hơn tê lan dần xuống mông và chân. Chấn thương cột sống, đặc biệt thoát vị đĩa đệm, gây cản trở khó khăn cho cầu thủ trong quá trình vận động và không ít các vận động viên chuyên nghiệp đã phải từ giã sự nghiệp của mình vì các chấn thương này. 

Xem thêm: Điều trị thành công trượt đốt sống L3 của cựu trung vệ Marcelo Doan (Brazil)

Chấn thương cơ đùi sau (hamstring): gây ra bởi sự co nhanh hoặc lực căng ra quá mạnh của các nhóm cơ gân kheo, thường gây ra một cơn đau đột ngột và dữ dội ở mặt sau đùi. Nếu tình trạng trên kéo dài, sẽ khiến múi cơ bị đứt hoặc rách, dẫn đến chấn thương, gây nên những cơn đau khó chịu và suy giảm khả năng vận động.

Chấn thương cơ đùi sau có thể gây yếu cơ, giảm khả năng vận động người chơi thể thao

Viêm cân gan chân: gây đau nhói và buốt ở phần mặt dưới xương gót nơi cân gan chân bám vào xương gót. Do áp lực của cơ thể tác động lên cân gan bàn chân quá lớn và kéo dài và gây các tổn thương ở vị trí này. Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ trở thành bệnh mãn tính và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Viêm gân gót chân Achilles (A-sin): là tình trạng gân Achilles chịu áp lực quá mức dẫn đến sự quá tải về lực và trọng lực, làm tổn thương vùng gót chân. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như hạn chế khả năng đi lại, gân/xương gót bị biến dạng và nguy hiểm nhất bị rách hoặc đứt gân gót.

Viêm gân gót chân Achilles là chấn thương nguy hiểm cần điều trị kịp thời và đúng phương pháp

2. Cách xử lý tại nhà khi gặp chấn thương

Đối với những chấn thương cấp tính, việc đầu tiên bạn cần làm là sơ cứu đúng cách. Bạn có thể áp dụng phương pháp RICE để sơ cứu đối với trường hợp bị bong gân và trật khớp, cụ thể:

Nghỉ ngơi (Rest): Hạn chế vận động và nghỉ ngơi để giảm đau và dần phục hồi các chấn thương

Chườm lạnh (Ice): Áp lên vùng chấn thương bằng túi chườm lạnh trong vòng 24 giờ sau chấn thương để giảm sưng và đau. Nên chườm lạnh mỗi lần chườm lạnh chỉ nên từ 20 – 30 phút và cách nhau 3 – 4 giờ. Lặp lại liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày sau chấn thương.

Băng bó (Compression): giúp cố định khớp cũng như dây chằng bị sai lệch. Hạn chế băng quá chặt và nên nới lỏng hơn để máu được lưu thông tốt hơn

Nâng cao (Elevation): kê gối nằm bên dưới vị trí chấn thương cao hơn so với toàn bộ cơ thể, giúp giảm sưng viêm và đẩy nhanh phục hồi.

Lưu ý, đối với trường hợp bị bong gân nặng khi vị trí khớp bị thương trở nên lỏng lẻo hoặc không thể cử động được, hoặc có dấu hiệu sốt hoặc tiến triển xấu hơn sau 48 tiếng, hãy gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3. Liệu trình điều trị không dùng thuốc hoặc phẫu thuật tại phòng khám ACC

Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đứng đầu trong lĩnh vực điều trị chấn thương thể thao mà không cần dùng thuốc giảm đau hay phẫu thuật. Tùy theo tình trạng chấn thương của từng người bệnh, các bác sĩ ACC sẽ kết hợp phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp vật lý trị liệu với các thiết bị hỗ trợ điều trị hiện đại như:

  • Trị liệu thần kinh cột sống: giúp nắn chỉnh các khớp xương để điều chỉnh sự mất cân bằng khi di chuyển, từ đó chữa lành cơn đau tận gốc, ngăn ngừa tái phát. Xem thêm những cách phòng ngừa chấn thương thể thao TẠI ĐÂY.
Bác sĩ Wade Brackenbury chăm sóc cơ xương khớp cho thủ môn Bùi Tiến Dũng trong quá trình luyện tập và thi đấu.
  • Chiếu tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV: giúp kích thích tuần hoàn máu, tái tạo và đẩy nhanh quá trình làm lành các mô, sụn, gân cơ, khớp và dây chằng bị tổn thương.
  • Máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS: có tác dụng kéo giãn cột sống nhẹ nhàng, từ đó giảm áp lực của đĩa đệm lên rễ thần kinh, chữa lành cơn đau mà không cần thuốc hay phẫu thuật.
  • Công nghệ sóng xung kích Shockwave: tác động đến những điểm đau và các mô cơ xương bị tổn thương ở vùng gót chân, đầu gối… thúc đẩy quá trình phục hồi mô và tế bào, giảm đau, rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.
  • Liệu trình phục hồi chức năng Pneumex (Mỹ): bao gồm 7 bước trong phác đồ điều trị, trong đó nổi trội với 4 loại máy giảm áp với các tư thế khác nhau thiết kế linh hoạt hỗ trợ giảm áp cột sống và giúp cải thiện cân bằng sau chấn thương
Thiết bị phân tích và điều chỉnh dáng đi PneuWeight Treadmill giúp cải thiện sự cân bằng khi di chuyển.
ACC đồng hành là đơn vị y tế chuyên nghiệp cho đội tuyển U.21 Báo Thanh Niên

Phòng khám ACC tự hào là đơn vị ứng dụng Chiropractic đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép. Với 100% đội ngũ bác sĩ chuyên gia 100% bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm, ACC cam kết mang đến chương trình chăm sóc, phòng ngừa & điều trị các chấn thương thể thao đạt chuẩn quốc tế.

Hãy cùng xem qua trải nghiệm điều trị thành công các chấn thương thể thao của tiền vệ Gramoz Kurtaj câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa.

Xem thêm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục