Người thoát vị đĩa đệm có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… Tuy nhiên trong các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhằm tránh các chấn thương đáng tiếc hoặc thậm chí làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Sau đây là các bài tập gây nguy hiểm mà người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng cần tránh.
1. Các động tác vặn mình và ngồi xổm
Những động tác xoay người, vặn mình rất dễ khiến đĩa đệm bị lệch và thoái hóa nhiều hơn, gây ra tác dụng ngược lại. Khi xoay mình quá mạnh sẽ tạo ra áp lực đè lên mặt sụn và đĩa đệm, khiến bệnh trầm trọng hơn. Bộ môn thể thao đòi hỏi vặn mình, xoay hông nhiều như tennis, cầu lông, đánh golf… người bệnh cần lưu ý.
Ngoài ra ngồi xổm cũng là tư thế làm gia tăng các lực nén lên cột sống và đĩa đệm. Nếu ngồi xổm lâu sẽ khiến đĩa đệm bị chèn ép, không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm.
2. Tập tạ
Khi tập tạ (tập gym), người tập phải uốn cong người về phía trước để nâng tạ lên, trong khi trọng lượng của những chiếc tạ thường rất nặng sẽ gây tổn thương cột sống. Ngoài ra động tác nằm ngửa và đẩy tạ lên cũng có thể dẫn đến cơn đau liên tục. Do đó, người bị thoát vị đĩa đệm vốn đã có cột sống bị yếu và tổn thương nên tập tạ sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
3. Chạy bộ nhanh
Khi chạy, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào vùng thắt lưng và chân, gây căng thẳng ở đĩa đệm. Chạy bộ nhanh sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng thoát vị đĩa đệm ở lưng. Chưa kể, một số người chạy bộ sai cách (chạy quá nhiều, sải chân quá dài, chạy xuống dốc không đúng kỹ thuật…) dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
4. Các bài tập vận động mạnh, chạy nhảy lên xuống
Đĩa đệm được xem như bộ phận giảm xóc, bảo vệ cơ thể khỏi các tác động mạnh. Khi người bệnh thoát vị đĩa đệm vận động mạnh như chạy, nhảy lên xuống sẽ khiến cơn đau càng trầm trọng, phần xương cột sống sẽ bị tổn thương nặng hơn.
5. Các bài tập giữ thẳng chân
Các động tác nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân lên trần hoặc cúi người xuống để các ngón tay chạm mũi chân có thể làm gia tăng áp lực lên cột sống. Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần tránh những bài tập có động tác như vậy.
Vậy, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên tập những bài tập nào? Hãy cùng chuyên viên vật lý trị liệu tại Phòng khám ACC thực hiện một số bài tập đơn giản để giúp giảm đau và tăng cường sức khỏe cột sống nhé!
Lưu ý người bệnh thoát vị đĩa đệm khi có triệu chứng đau trong quá trình luyện tập cần dừng lại ngay và nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn phù hợp. Tại phòng khám ACC, mỗi bệnh nhân sẽ được thăm khám cụ thể và được bác sĩ thiết kế từng bài tập riêng có thời gian, tần suất khác nhau, phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.
Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, bác sĩ ACC có thể chỉ định trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack giúp các bệnh nhân phục hồi khả năng vận động nhanh chóng.
Để khám và điều trị bệnh tại ACC mà không phải chờ lâu, người bệnh có thể đặt hẹn giữ chỗ trước, chúng tôi sẽ liên hệ đến bạn sớm nhất có thể.
Cô Phan Thị Định (68 tuổi), bị chấn thương cột sống cổ và lưng gây thoát vị đĩa đệm. Sau khi được nắn chỉnh cột sống các cơn đau của cô đã có dấu hiệu thuyên giảm, nhẹ đi rất nhiều. Mời bạn lắng nghe những chia sẻ của cô về hành trình điều trị thoát vị đĩa đệm tại Phòng khám ACC qua video:
Có thể bạn quan tâm: