Trong các chấn thương ở cổ chân, nếu không gãy xương thì đa số trường hợp là tổn thương dây chằng. Khi bị giãn hoặc đứt dây chằng cổ chân, người bệnh cần cố định tư thế cổ chân trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều người thường xem nhẹ vấn đề này, hậu quả dẫn đến tình trạng lật khớp cổ chân, yếu khớp kéo dài. Nếu xử trí và điều trị đúng cách sẽ tránh được các biến chứng trên.
- 1. Các dạng chấn thương dây chằng cổ chân
- 2. Dấu hiệu nhận biết giãn hoặc đứt dây chằng cổ chân
- 3. Biến chứng đứt hoặc giãn dây chằng cổ chân
- 4. Đừng chủ quan tự chườm hoặc đắp lá
- 5. Các cách xử trí ban đầu
- 6. Thời gian phục hồi khi bị chấn thương dây chằng cổ chân
- 7. Các phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị
1. Các dạng chấn thương dây chằng cổ chân
Khi có lực tác động mạnh, bàn chân sẽ xoay vào trong hoặc té ngã khiến toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào cổ chân, dẫn đến tình trạng dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị giãn quá mức, rách một phần hay toàn bộ, hoặc dây chằng bị đứt hẳn.
Chấn thương dây chằng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp trong các trường hợp té ngã khi chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông.
Xem thêm các chấn thương cổ chân thường gặp: > Trật khớp cổ chân > Viêm khớp cổ chân > Bong gân cổ chân
2. Dấu hiệu nhận biết giãn hoặc đứt dây chằng cổ chân
Đau và sưng kéo dài là triệu chứng đặc trưng khi chấn thương dây chằng cổ chân. Cụ thể:
- Đau nhói ở vị trí cổ chân, đau mắt cá chân hoặc đau cả gót chân. Một số người cảm thấy đau ít, chỉ có cảm giác thốn nên họ thường ít chú ý đến tổn thương. Những trường hợp khác có thể đau nhức khó chịu nên đã uống thuốc kháng viêm dài ngày nhưng vẫn không hết hẳn.
- Sưng phù nề, bầm tím do vùng cổ chân có rất nhiều tĩnh mạch bị ứ trệ máu trở về tim. Sưng có thể kéo dài nhiều tuần sau chấn thương.
- Cảm giác lỏng cổ chân, cổ chân yếu, không vững, khi di chuyển sẽ thấy không chân thật, đi khập khiễng, khó thực hiện các thao tác mạnh và nhanh.
3. Biến chứng đứt hoặc giãn dây chằng cổ chân
Sau khi chấn thương, nếu vẫn tiếp tục vận động mạnh mà không cố định cổ chân có thể dẫn đến gãy xương mắt cá, toác khớp, đòi hỏi phải phẫu thuật để chỉnh sửa lại.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị chấn thương dây chằng cổ chân, người bệnh không tuân theo chỉ định của bác sĩ có thể gây cứng khớp, đau dai dẳng quanh khớp và chấn thương dễ tái diễn.
4. Đừng chủ quan tự chườm hoặc đắp lá
Không ít người có thói quen đắp thuốc nam tự chế, bó thuốc rượu để trị bong gân cổ chân. Đáng lo ngại là những loại lá cây không rõ nguồn gốc, thuốc rượu chỉ là do truyền miệng, chưa có cơ sở khoa học kiểm chứng. Hậu quả là bệnh không hết mà còn phát sinh thêm nhiều biến chứng: viêm da bên ngoài, nhiễm trùng lan rộng vào trong khớp hoặc các mô lành xung quanh, thậm chí là gây nhiễm trùng hoại thư sinh hơi rất nguy hiểm, làm thối cả chân.
5. Các cách xử trí ban đầu
(1) Nghỉ ngơi ngay sau khi bị chấn thương, hạn chế cử động chân tối đa.
(2) Chườm lạnh, chườm đá tại vị trí sưng nề. Thời gian chườm khoảng 15 – 20 phút, chườm 3 – 4 lần/ngày. Không được chườm trực tiếp nước đá lên da trần vì nó có thể gây bỏng lạnh.
- Hướng dẫn cách chườm lạnh bằng khăn: Làm ướt khăn với nước lạnh, vắt nước thừa, đặt khăn trong một túi nilon kín miệng và cho vào tủ lạnh khoảng 15 phút, sau đó lấy ra chườm lên cổ chân.
- Hướng dẫn cách chườm lạnh bằng đá: Đặt các viên nước đá vào một cái túi nhựa kín miệng, quấn khăn sạch quanh túi nước đá, chườm lên vùng bị tổn thương. Ngoài ra, người bệnh có thể mua dụng cụ chườm lạnh tại các hiệu thuốc.
(3) Sử dụng băng dán cố định cơ RockTape chuyên dụng để cố định cổ chân, giảm đau… nhằm ngăn chặn các tổn thương nặng thêm. Băng dán Rocktape được sử dụng cho bệnh nhân cũng giúp cố định cổ chân hiệu quả, tăng cường tuần hoàn máu, hạn chế mỏi cơ và đẩy nhanh quá trình phục hồi chấn thương.
(4) Nằm kê cao chân ít nhất trong 48 giờ đầu (chân kê cao hơn tim) để quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng.
Lưu ý, trong trường hợp tổn thương ở mức độ nhẹ, bạn nên hạn chế dùng thuốc giảm đau có chứa ibuprofen, alphachoay… để tránh các tác dụng phụ không đáng có.
Trong trường hợp khớp cổ chân sưng nề nhiều, ảnh hưởng đến vận động, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương và có phương pháp điều trị kịp thời.
6. Thời gian phục hồi khi bị chấn thương dây chằng cổ chân
Tổn thương mức độ nhẹ: Tuy bị đau nhưng người bệnh vẫn đi lại được, giãn dây chằng chân nhẹ có thể hồi phục sau 4-6 tuần.
Tổn thương mức độ trung bình: Cổ chân sưng to, đi lại khó khăn, có dấu bầm tím ngoài da, thời gian phục hồi khoảng 4-8 tuần.
Tổn thương mức độ nặng: Lúc này, người bệnh đã bị đứt dây chằng cổ chân hoàn toàn, nên cơn đau kéo dài, sưng to, khớp cổ chân lỏng lẻo. Nếu điều trị tích cực, tình trạng bệnh có thể phục hồi sau 12 tuần.
7. Các phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị
Trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave đã được các bác sĩ ACC áp dụng thành công trong điều trị giãn hoặc đứt dây chằng cổ chân và các chấn thương thể thao khác. Đây là những thiết bị vật lý trị liệu hiện đại được nhập từ Hoa Kỳ, có tác dụng thâm nhập sâu vào khu vực mô tổn thương bên trong, kích thích quá trình tái tạo các mô sinh học giúp chữa lành các cơn đau. Nhiều bệnh nhân đã điều trị tại phòng khám ACC và nhận kết quả tích cực.
Nếu không may bị chấn thương và nhận thấy dấu hiệu cổ chân bị tổn thương, bạn có thể đến thăm khám tại phòng khám ACC gần nhất. Tùy theo mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đề ra liệu trình điều trị phù hợp.
Băng dán cơ RockTape hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng hiệu suất thi đấu, ngăn ngừa và phục hồi chấn thương ở cổ chân và đầu gối cho các vận động viên marathon.
Bài viết tham khảo: