Đau khớp cổ tay là tình trạng khá phổ biến, đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải nhưng nhiều nhất là nhân viên văn phòng hoặc vận động viên. Triệu chứng không chỉ gây nhiều trở ngại khi vận động, mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy đau nhức khớp cổ tay là biểu hiện bệnh gì và cách điều trị như thế nào? Cùng bài viết sau tìm hiểu giải đáp ngay.
- 1. Đau khớp cổ tay và các triệu chứng liên quan
- 2. Nguyên nhân phổ biến gây đau khớp cổ tay
- 3. Bị đau sưng khớp cổ tay là triệu chứng bệnh gì?
- 4. Đau khớp cổ tay có nguy hiểm không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- 5. Chẩn đoán tình trạng đau sưng khớp cổ tay như thế nào?
- 6. Làm thế nào để chấm dứt cơn đau ở khớp cổ tay?
- 7. Cách phòng ngừa khớp cổ tay bị đau
1. Đau khớp cổ tay và các triệu chứng liên quan
Khớp cổ tay được cấu tạo từ nhiều xương và khớp nhỏ, cùng với hệ thống dây chằng, gân, cơ, dây thần kinh, mạch máu, mô sụn, màng bao hoạt dịch,… Những bộ phận này được chia làm phần xương khớp và phần mô mềm, có vai trò hỗ trợ lẫn nhau để khớp cổ tay hoạt động được nhịp nhàng và linh hoạt.
Đau sưng khớp cổ tay có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng sức khỏe và chấn thương. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng:
- Cổ tay tê bì hoặc ngứa ran như kim châm.
- Yếu ở cánh tay, bàn tay và ngón tay.
- Cổ tay sưng tấy.
- Khi chạm vào cổ tay, bạn cảm thấy nóng ấm.
- Sốt, buồn nôn, choáng váng.

2. Nguyên nhân phổ biến gây đau khớp cổ tay
Khớp cổ tay bị đau nhức có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
- Tác động đột ngột: Khi cổ tay bị tác động mạnh đột ngột (té ngã, va đập,…) có thể gây ra các tổn thương như trật khớp, bong gân, thậm chí nứt hoặc gãy xương. Khi đó, cổ tay sẽ bị sưng tấy kèm theo cảm giác đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội.
- Chấn thương khi chơi thể thao: Những người chơi thể thao, đặc biệt là các môn sử dụng cánh tay và bàn tay nhiều như cầu lông, tennis, bóng bàn,… rất dễ bị chấn thương. Nếu không được điều trị, chấn thương sẽ tiến triển thành viêm khớp khiến người bệnh bị đau khớp cổ tay.
- Tính chất công việc: Những công việc đòi hỏi phải sử dụng tay thường xuyên, trong một thời gian dài cùng với lực mạnh như đánh máy, khuân vác đồ đạc,… mà không có khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng có nguy cơ gây nên viêm khớp cổ tay, điển hình là cơn đau cổ tay phải.
3. Bị đau sưng khớp cổ tay là triệu chứng bệnh gì?
Cổ tay bị sưng đau có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý xương khớp sau:
3.1 Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp gây nên tình trạng viêm ở các khớp, làm cho sụn khớp bị mài mòn, giảm sự kết nối và dễ dẫn đến đau nhức khớp cổ tay trái hoặc phải. Tuy nhiên, bệnh này chỉ thường xảy ra với những người đã từng bị thương ở khớp cổ tay.
3.2 Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn, lúc này hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào các mô khỏe mạnh khiến cho khớp bị biến dạng, sưng viêm, nóng rát và có thể làm sưng đau khớp cổ tay.
3.3 Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép khi đi qua ống cổ tay hoặc viêm dây thần kinh giữa. Bệnh làm cho khớp cổ tay bị đau, tê bì, buốt ở các đầu ngón tay. Thời gian đầu các triệu chứng không xuất hiện thường xuyên nhưng sau một thời gian thì tần suất tăng lên và đau dữ dội hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Tê đầu ngón tay cảnh báo bệnh lý gì, có nguy hiểm không?
3.4 U nang hạch
Khối u nang hạch này chứa đầy chất lỏng, thường phát triển ở phần cổ tay làm chèn ép các dây thần kinh, gây viêm khớp cổ tay với những cơn đau nhức khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
3.5 Viêm bao hoạt dịch cổ tay
Ở khớp cổ tay có các bao hoạt dịch, đóng vai trò như lớp đệm giữa xương khớp với những bộ phận khác, giúp hoạt động cổ tay dễ dàng hơn. Khi bao hoạt dịch cổ tay bị tổn thương sẽ làm cổ tay bị sưng, đau nhức, cứng khớp hoặc tràn dịch khớp.
3.6 Bệnh Kienbock
Bệnh Kienbock xảy ra khi dòng máu nuôi dưỡng xương cổ tay bị gián đoạn do chấn thương, cấu trúc xương bất thường hay bệnh lý (hẹp mạch máu, lupus ban đỏ, bại não,..) Triệu chứng nhận biết sớm nhất của hội chứng này là cảm giác đau nhức ở cổ tay. Song song đó, người bệnh còn có thể gặp một số dấu hiệu khác như cứng cổ tay, đau ở trong xương, cầm nắm đồ vật khó khăn và xuất hiện âm thanh khi cử động cổ tay.
3.7 Biểu hiện của một số vấn đề khác
Ngoài những nguyên nhân đau cổ tay kể trên, bệnh còn có thể xuất phát từ một số vấn sức khỏe khác như viêm bao gân cổ tay, tổn thương phức hợp sụn sợi hình tam giác, viêm gân cổ tay, bệnh gút, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp,…
4. Đau khớp cổ tay có nguy hiểm không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Viêm khớp cổ tay với tình trạng nhẹ thì không quá nguy hiểm, có thể xử trí giảm đau tại nhà. Nhưng nếu bị đau khớp cổ tay kèm theo các biểu hiện bất thường dưới đây thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm cách điều trị thích hợp:
- Cảm giác đau nhức ở cổ tay ngày càng nghiêm trọng hơn, kéo dài trên 2 tuần.
- Cổ tay sưng cứng, tê yếu, khó khăn khi cử động.
- Cầm nắm đồ vật không vững.
- Cổ tay có hình dạng và màu sắc khác thường.
- Cổ tay phát ra tiếng động lạ.
- Chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu.
5. Chẩn đoán tình trạng đau sưng khớp cổ tay như thế nào?
Để xác định nguyên nhân khiến khớp cổ tay bị đau, đầu tiên bác sĩ thăm hỏi về tình trạng sức khỏe của bạn và kiểm tra khả năng chuyển động, mức độ đau ở cổ tay.
Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang/CT/MRI, xét nghiệm máu, đo xung điện thần kinh, nội soi khớp. Mặt khác, với những trường hợp nghiêm trọng thì bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết tổn thương, chọc hút dịch khớp để xác định nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác nhất.

6. Làm thế nào để chấm dứt cơn đau ở khớp cổ tay?
Dưới đây là những cách điều trị tình trạng cổ tay bị sưng, đau nhức được ứng dụng hiện nay:
6.1 Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà
Khi xuất hiện cơn đau cổ tay ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như:
- Nghỉ ngơi: Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh ở cổ tay. Sau vài ngày thì cơn đau sẽ suy giảm và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Dùng thuốc giảm đau: Dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid hoặc tiêm thuốc corticosteroid để giảm sưng, đau nhức nhanh chóng. Lưu ý, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau để tránh các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày,… Với thuốc corticosteroid, bạn chỉ nên tiêm khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh rủi ro ảnh hưởng sức khỏe tổng thể.
- Chườm lạnh: Người bệnh dùng khăn lạnh hoặc đá để chườm lên phần cổ tay bị thương trong khoảng 10 – 15 phút để xoa dịu cơn đau nhức và vết sưng tấy.
Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…
6.2 Sử dụng nẹp cổ tay
Nẹp cổ tay cũng là một cách để chữa khớp cổ tay bị đau nhức. Người bệnh sẽ đeo nẹp để cố định phần cổ tay, giảm sự chèn ép dây thần kinh và làm giảm triệu chứng đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tạm thời không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh.
6.3 Bài tập cổ tay
Trường hợp đau khớp cổ tay trái/phải do làm việc quá sức như đánh máy tính, di chuyển chuột, nâng đồ vật nặng lên xuống liên tục,… bạn có thể thực hiện các bài tập cổ tay dưới đây để cải thiện:
6.3.1 Căng cổ tay
- Bạn đưa thẳng cánh tay trái lên trước mặt, lòng bàn tay úp xuống sàn.
- Dùng tay phải ấn nhẹ bàn tay xuống, cho đến khi cảm nhận được cảm giác căng ở cánh tay và cổ tay.
- Giữ tư thế trong vài giây rồi đổi sang bàn tay còn lại. Thực hiện động tác 10 lần cho mỗi cánh tay.
6.3.2 Xoay cổ tay
- Bạn giơ hai tay ra trước mặt và giữ cho khuỷu tay hơi gập.
- Xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ từ 10 – 15 giây.
- Tiếp tục xoay cổ tay ngược chiều kim đồng hồ 10 – 15 giây.
- Thực hiện bài tập xoay cổ tay 2 – 3 lần mỗi bên.
Lưu ý: Trường hợp sưng khớp cổ tay do hội chứng ống cổ tay hoặc tình trạng bệnh lý khác cần trao đổi với bác sĩ trước khi tập luyện. Bác sĩ sẽ chỉ định bài tập, tần suất thực hiện phù hợp, tránh làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Bác sĩ Timothy Gallivan - với 20 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý cơ xương khớp bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) đến từ Phòng khám ACC chia sẻ, việc thực hiện các bài tập chữa đau khớp cổ tay phù hợp là một trong…
6.4 Trị liệu Thần kinh cột sống
Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) trị đau khớp cổ tay được các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới đánh giá cao. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn, độ an toàn cao và có thể áp dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Bằng thao tác nhẹ nhàng đúng kỹ thuật, bác sĩ Chiropractor nắn chỉnh xương khớp sai lệch về đúng vị trí tự nhiên. Qua đó giải phóng dây thần kinh bị chèn ép ở cổ tay, giảm đau nhức tự nhiên mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Tại Việt Nam, Phòng khám ACC là đơn vị tiên phong ứng dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống trong điều trị đau nhức khớp cổ tay và nhiều bệnh cơ xương khớp – cột sống phổ biến (thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy – thắt lưng,…). Các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% người nước ngoài được đào tạo chính quy cùng kinh nghiệm dày dặn. Bác sĩ am hiểu cấu trúc cốt sống và nhuần nhuyễn các kỹ thuật, điều chỉnh lực tay phù hợp mang đến hiệu quả cải thiện đau rõ rệt.
Để gia tăng hiệu quả điều trị sưng đau cổ tay, bác sĩ ACC còn kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Cụ thể, tùy vào mức độ bệnh bác sĩ ACC có thể chỉ định bệnh nhân điều trị với sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV,… nhằm tái tạo các mô bị tổn thương, đẩy nhanh tốc độ làm lành. Cùng với đó là các bài tập thể dục được chuyên viên vật lý trị liệu tại ACC thiết kế riêng cho từng bệnh nhân giúp phục hồi cơ cổ tay bị co cứng, tăng sự linh hoạt và dẻo dai.

Gần 20 năm qua, với liệu trình điều trị trên ACC đã giúp nhiều khách hàng thoát khỏi tình trạng đau nhức khớp cổ tay, trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Nếu bạn đang gặp các bất thường ở khớp cổ tay, LIÊN HỆ NGAY với ACC để thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị cá nhân hóa.
6.5 Phẫu thuật
Nếu trường hợp đau, sưng khớp cổ tay quá nặng, những cách điều trị khác không mang lại kết quả thì bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật. Các phương án phẫu thuật khớp cổ tay bao gồm cắt bỏ gai xương, bó bột, loại bỏ hạt tophi (tinh thể của hợp chất sodium urate monohydrate, kết tủa trong mô liên kết, lắng đọng tại các vị trí khớp xương và phần mềm quanh khớp hay còn gọi là các khối u, cục nổi) hoặc thay thế khớp nhân tạo (tùy vào nguyên do gây bệnh).
Lưu ý, việc phẫu thuật có thể tốn kém nhiều chi phí, đồng thời ẩn chứa rủi ro như nhiễm trùng, thời gian lành vết thương khá lâu, tái phát bệnh sau này. Do đó, bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện phương pháp điều trị này.
7. Cách phòng ngừa khớp cổ tay bị đau
Cách ngăn ngừa đau khớp cổ tay đến từ lối sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày:
- Ngồi làm việc đúng tư thế, giữ cổ tay thoải mái.
- Nếu phải dùng bàn phím thường xuyên thì nên chọn loại bàn phím công thái học và miếng đệm cổ tay bằng bọt hoặc gel.
- Tạo thói quen nghỉ từ 5 – 10 phút sau mỗi giờ đánh máy, vẽ hay máy vá.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu canxi (sữa, rau chân vịt, bông cải xanh, hải sản,…); vitamin D (cá béo, dầu cá, lòng đỏ trứng,…).
- Bỏ thói quen uống rượu bia, dùng thuốc lá.
- Cẩn trọng trong việc đi đứng, chạy nhảy để hạn chế gặp chấn thương.
- Tránh mang vác đồ đạc quá nặng, hạn chế lao động quá sức. Trường hợp cần di chuyển đồ có trọng lượng nặng, bạn nên dùng các dụng cụ hỗ trợ.
- Lựa chọn môn thể thao có cường độ vận động nhẹ như yoga, đi bộ, bơi lội,… và tập luyện với cường độ vừa phải.
- Sử dụng dụng cụ bảo vệ cổ tay khi chơi thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền,…
Có thể nói, đau khớp cổ tay tuy là một biểu hiện phổ biến của nhiều bệnh lý xương khớp, nhưng không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu đau bất thường, bạn không nên chủ quan, hãy thăm khám sớm để có hướng điều trị hiệu quả nhé.
Xem thêm: