Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái: Dấu hiệu và cách điều trị

bác sĩ Aubrey C.Gail
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Aubrey C. Gail
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Viêm bao hoạt dịch ngón cái là một trong những bệnh xương khớp phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên vận động, hay đi giày cao gót. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác dẫn đến chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn nhận biết sớm triệu chứng của bệnh để chữa trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng.

1. Bệnh viêm bao hoạt dịch ngón cái là gì?

Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái là tình trạng viêm và kích ứng các túi chứa chất lỏng quanh khớp, khiến ngón cái bị sưng đỏ, đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Không chỉ xuất hiện ở khớp ngón chân cái, bệnh còn có thể xảy ra ở một số khớp hoạt động thường xuyên như khớp vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, gót chân và gân gấp các ngón tay.

Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái
Khi bao hoạt dịch ngón chân cái bị tổn thương sẽ làm ngón chân sưng đỏ, tê cứng, khó cử động, đau nhức nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Viêm bao hoạt dịch khớp gối – Triệu chứng và cách điều trị

2. Nguyên nhân viêm bao hoạt dịch ngón cái

Có nhiều nguyên nhân gây viêm hoạt dịch ngón chân, không chỉ do ổ khớp bị chấn thương, chịu nhiều áp lực từ trọng lượng, hoạt động chân lặp lại thường xuyên… mà còn liên quan đến một số yếu tố bẩm sinh, bệnh lý làm ảnh hưởng đến bao hoạt dịch và khớp xương. Cụ thể:

Do mô liên kết bàn chân quá yếu

Các mô liên kết sợi (còn gọi là dây chằng) ở bàn chân quá yếu có thể làm giảm chiều cao của vòm chân và dẫn đến sụp vòm. Từ đó khi di chuyển sẽ dồn rất nhiều áp lực lên ngón cái, dần dần khiến bao hoạt dịch quanh khớp bị tổn thương.

Do bàn chân bẹt

Đây là tình trạng lòng bàn chân (vòm bàn chân) bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khiến người bệnh có dáng đi không đều và cản trở vận động. Nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái, khiến ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên cạnh, gây viêm bao hoạt dịch, gai gót chân, viêm cân gan chân

>> Tìm hiểu chi tiết về hội chứng bàn chân bẹt TẠI ĐÂY.

Do hoạt động nhiều và liên tục

Những người có công việc buộc phải hoạt động nhiều và thường xuyên lặp lại có thể gây ức chế lên các bao hoạt dịch quanh khớp ngón chân. Về lâu dài, tình trạng này khiến bao hoạt dịch tăng độ nhạy cảm và dễ bị sưng viêm.

Do chấn thương

Nếu có lực mạnh tác động lên như tai nạn, té ngã, bong gân, va chạm mạnh vào ngón chân cái sẽ làm bao hoạt dịch bị chấn thương. Từ đó khiến người bệnh đau nhức, khó giữ thăng bằng và bầm tím ngón chân.

Do bệnh lý toàn thân

Thấp khớp, tiểu đường, bệnh gout… có thể kích thích phản ứng viêm và gây tổn thương bao hoạt dịch ngón chân cái.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Khi mắc viêm bao hoạt dịch ngón cái, phần xương hoặc mô thường bị lệch khỏi vị trí bình thường nên bệnh nhân quan sát thấy hình dạng ngón chân thay đổi, có xu hướng nghiêng về ngón kề bên. Đồng thời, bệnh còn gây ra những triệu chứng như:

  • Sưng phồng và nóng đỏ ở vùng quanh khớp ngón chân cái.
  • Cứng khớp ngón cái, khó đi lại và cử động như bình thường.
  • Các khớp đau nhức, đau tăng khi vận động bàn chân, ngón chân, mang giày cao gót hoặc sờ, ấn vào bao khớp.
Dấu hiệu viêm bao hoạt dịch ngón cái
Cơn đau xung quanh khớp ngón chân sẽ tăng lên khi vận động hoặc sờ nắn vào bao khớp.

Có thể nói, triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khá điển hình nên rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý, đặc biệt là gout (thường gây viêm sưng nhiều ở ngón chân cái). Do đó, để có chẩn đoán chính xác, ngoài dựa trên bệnh sử và kết quả khám thực thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số kỹ thuật. Bao gồm:

  • Chụp X-quang: Để loại trừ các yếu tố gây đau như gãy xương, gai xương…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT): Nhằm kiểm tra lượng dịch tích tụ trong ổ viêm và đánh giá mức độ, thông qua hình ảnh cắt ngang của xương. Qua đó hỗ trợ phân biệt tình trạng viêm bao hoạt dịch ngón chân với viêm khớp, u xương.
  • Xét nghiệm máu và dịch khớp: Giúp xác định nguyên nhân viêm nhiễm là do các yếu tố dạng thấp, tiểu đường hay nhiễm trùng gây ra. Từ đó tránh nhầm lẫn với các bệnh lý như thoái hóa khớp, thấp khớp.

4. Viêm bao hoạt dịch ngón cái có nguy hiểm không?

Các cơn đau khớp của viêm bao hoạt dịch sẽ giảm đáng kể khi nghỉ ngơi hoặc dừng các hoạt động liên quan đến bàn chân, đặc biệt có thể chữa được khi phát hiện và chữa trị sớm.

Song nếu không điều trị đúng cách, bao hoạt dịch ngón cái bị viêm gây ra nhiều hạn chế trong vận động, khiến người bệnh đi đứng khó khăn, làm thay đổi tư thế, kém thẩm mỹ. Trường hợp nặng do xuất tiết dịch nhiều, bệnh còn gây ra các biến chứng như tràn dịch khớp, tê liệt khớp và bại liệt hoàn toàn.

5. Khi nào nên đi khám?

Bệnh nhân cần mau chóng đến bác sĩ thăm khám, khi nhận thấy các triệu chứng viêm bao hoạt dịch nghiêm trọng:

  • Đau cứng khớp không thể vận động.
  • Đau không thuyên giảm và kéo dài hơn 2 tuần.
  • Sưng quá mức, bầm tím, phát ban hoặc mẩn đỏ ở khớp bị ảnh hưởng.
  • Sốt cao.
Khám cơ xương khớp ở đâu tốt? Địa chỉ phòng khám uy tín

Địa chỉ phòng khám cơ xương khớp ở đâu tốt là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm kiếm hiện nay. Bởi đau xương khớp không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn khó chữa dứt điểm…

6. Cách điều trị viêm bao hoạt dịch ngón chân

Thông thường, điều trị viêm bao hoạt dịch bao gồm các biện pháp bảo tồn và can thiệp ngoại khoa. Tùy thuộc vào mức độ viêm bao hoạt dịch ngón cái, người bệnh được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

6.1. Phẫu thuật

Rất hiếm trường hợp tổn thương bao hoạt dịch ngón chân cái được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được cân nhắc khi điều trị nội khoa không hiệu quả, hoặc có tổn thương khớp nghiêm trọng. Tuy nhiên, phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro nhiễm trùng, xuất huyết, xuất hiện cục máu đông, nhất là dễ tái phát nếu không chú ý chăm sóc sau hậu phẫu.

Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ nên là lựa chọn cuối cùng vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.

6.2. Dùng thuốc

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm bao hoạt dịch phổ biến là thuốc kháng sinh; thuốc giảm đau paracetamol, tylenol; thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, mobic… Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến và dùng thuốc theo đơn được kê từ bác sĩ. Nhưng lưu ý rằng, việc dùng thuốc chỉ giúp giảm đau, sưng viêm tạm thời, không có hiệu quả điều trị triệt để với bệnh này.

6.3. Sử dụng đế chỉnh hình chuyên dụng

Đối với người bị viêm bao hoạt dịch ngón chân do chứng bàn chân bẹt, dùng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp tối ưu, giúp khôi phục độ cong sinh lý của hõm chân, giảm đau đớn và hỗ trợ đi lại linh hoạt hơn. Tuy nhiên, do độ bẹt bàn chân của mỗi người là khác nhau, đòi hỏi đế chỉnh hình phải được thiết kế vừa vặn chân mới mang lại hiệu quả điều trị cao. Tốt nhất, người bệnh nên đến các các cơ sở y tế chuyên điều trị bàn chân bẹt, có trang bị máy móc hiện đại để đo và làm đế chỉnh hình phù hợp.

6.4. Vật lý trị liệu để giảm đau

Với những bệnh lý gây đau bàn chân như viêm bao hoạt dịch, viêm cân gan chân, bàn chân bẹt… vật lý trị liệu theo nguyên tắc giảm đau, chống viêm được áp dụng phổ biến cùng với chỉ định điều trị của bác sĩ. Bằng cách phối hợp các phương pháp trị liệu vật lý như laser, sóng xung kích, nhiệt, hoặc hồng ngoại… với một số bài tập nhẹ nhàng, từ đó có thể tăng cường sức cơ và tăng khả năng chữa lành tổn thương cho khớp và mô mềm.

Điều trị đau bàn chân bằng sóng xung kích Shockwave
Thiết bị sóng xung kích Shockwave tác động sâu vào mô, tế bào giúp giảm đau, sưng viêm đáng kể.

Trải qua hơn 16 năm hoạt động tại Việt Nam, phòng khám ACC đã điều trị thành công hàng ngàn trường hợp đau bàn chân, bao gồm viêm bao hoạt dịch ngón chân. Bằng phương pháp Nắn chỉnh thần kinh cột sốngChiropractic thực hiện bởi 100% bác sĩ nước ngoài đầu ngành, kết hợp Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng với thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ châu Âu.

Trong đó, mỗi trường hợp được thiết kế các bài tập riêng biệt giúp tăng cường sức chịu đựng và độ linh hoạt của bàn chân. Đồng thời, để giảm sưng viêm và đẩy nhanh thời gian hồi phục, bác sĩ có thể chỉ định trị liệu bằng sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV có tác dụng vượt trội trong giảm đau, giảm sưng viêm. Đặc biệt, phòng khám ACC còn là đơn vị y tế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam trang bị phòng lab về dụng cụ chỉnh hình chân theo tiêu chuẩn y khoa, thuộc hàng bậc nhất Đông Nam Á.

Phương pháp điều trị đau đầu gối, đau chân tại ACC

Song song áp dụng các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân nên thực hiện một số biện pháp hỗ trợ tại nhà như nghỉ ngơi, chườm đá để giảm sưng đau… Đồng thời hạn chế lặp đi lặp lại một động tác lên bàn chân, cần thay đổi tư thế để tránh viêm bao hoạt dịch tái phát.

7. Một số cách phòng ngừa bệnh: Hiệu quả, nhưng ít ai biết

Để phòng bệnh viêm bao hoạt dịch ngón chân, người bệnh nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học hơn ngay từ sớm:

– Hạn chế mang vác vật nặng, hay thực hiện những động tác tạo áp lực và gây tổn thương bao hoạt dịch ngón cái.

– Tránh đứng lâu, ngồi nhiều, nên nghỉ giải lao giữa giờ.

– Tạo thói quen tập luyện thể dục hằng ngày, đặc biệt vào mùa lạnh để tăng cường sức mạnh cơ bắp, duy trì sự linh hoạt của cơ và gân.

– Trước khi vận động mạnh hoặc chơi thể thao nên khởi động kỹ bằng các bài tập giãn cơ. Hoạt động này giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm nóng bao hoạt dịch, khớp xương, dây chằng, các cơ liên quan đến khớp và bao khớp.

– Mang giày vừa vặn, hạn chế đi giày cao gót, mũi nhọn làm bó hẹp ngón chân.

– Kiểm soát các bệnh lý như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp… để không làm tăng nguy cơ tổn thương bao hoạt dịch.

– Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi giúp nuôi dưỡng sụn khớp chắc khỏe.

Nhìn chung, tình trạng viêm bao hoạt dịch ngón chân cái có thể chữa khỏi nếu người bệnh đến thăm khám bác sĩ từ sớm và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Do đó, bên cạnh thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh và chăm tập luyện thể dục thể thao, mỗi người nên tầm soát cơ xương khớp định kỳ, để phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn làm tăng nguy cơ tổn thương bao hoạt dịch ngón chân cái.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục