Các cơn đau lưng về đêm xuất hiện không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn giảm chất lượng của giấc ngủ. Trong khi đó, ngủ là thời điểm để cơ thể hồi phục, tinh thần thư giãn sau một ngày mệt mỏi. Nếu mất ngủ thường xuyên có thể khiến sức khỏe người bệnh suy kiệt, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thần kinh, tim mạch, huyết áp,… Vậy đâu là nguyên nhân gây ra các đau ở lưng về đêm và làm thế nào để khắc phục?
1. Các nguyên nhân gây đau lưng về đêm
Các cơn đau lưng ban đầu có thể xuất hiện dữ dội một lúc hoặc kéo dài cả đêm, tập trung ở vùng thắt lưng, sau đó lan dần sang lưng trái, phải. Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị đau lưng vào ban đêm, chủ yếu chia thành 2 nhóm là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
1.1 Nguyên nhân sinh lý
Dưới đây là một số nguyên nhân sinh lý gây đau thắt lưng về đêm:
1.1.1 Nằm ngủ sai tư thế
Khi bạn nằm ngủ sai tư thế khiến mạch máu bị chèn ép làm cho quá trình trao đổi oxy và lưu thông máu bị giảm. Từ đó không đủ lượng oxy cung cấp cho tế bào sẽ gây giải phóng lượng lớn acid lactic, dẫn đến bệnh đau lưng về đêm.
Nằm sai tư thế khi ngủ có thể là một trong những yếu tố gây đau lưng.
1.1.2 Dùng đệm ngủ không phù hợp
Nếu ngủ trên đệm không phù hợp, chất lượng kém hoặc có bề mặt lồi lõm sẽ khiến cho vùng cột sống chịu áp lực đè nén. Về lâu dài điều này sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức lưng khi ngủ.
1.1.3 Mang giày cao gót nhiều
Việc di chuyển trên giày cao gót trong thời gian dài sẽ làm cho trọng tâm cơ thể hơi chúi về phía trước, nên lưng phải cong để giữ cân bằng cơ thể và bị lệch khỏi cấu trúc cột sống. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi chân và kèm theo đó là đau lưng về đêm.
Đôi khi tác hại của giày cao gót có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý cơ xương khớp ở phụ nữ, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ. Giày cao gót là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của…
1.1.4 Sai tư thế trong sinh hoạt và làm việc
Trong trường hợp bạn lặp đi lặp lại các tư thế như khom lưng, ngồi một chỗ quá lâu, vắt chéo chân,… tăng nguy cơ thay đổi đường cong cột sống, về lâu dài sẽ gây lệch đốt sống và cong vẹo cột sống. Hệ quả là tăng nguy cơ đau lưng vào ban đêm.
Làm việc với tư thế không đúng như khom lưng quá nhiều hay vắt chéo chân,… cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng về đêm.
1.1.5 Chấn thương
Từng bị chấn thương khi vui chơi, lao động, tập thể thao, tai nạn,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bị đau lưng vào ban đêm. Mức độ đau lưng tùy theo mức độ chấn thương gây ra, nếu nặng có thể đau lan xuống hông và nửa thân dưới.
1.2 Nguyên nhân do bệnh lý
Sau đây là những nguyên nhân gây đau lưng về đêm liên quan đến bệnh lý:
1.2.1 Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý thường gặp ở tuổi 40. Bệnh gây đau ở cột sống lưng, cột sống ngực, cột sống cổ, đau một hoặc cả hai bên mông và các cơn đau kéo dài trên 3 tháng. Đồng thời cơn đau thường âm ỉ với cường độ tặng lên theo thời gian. Ngoài đau lưng vào ban ban đêm, người bệnh viêm cột sống dính khớp còn có thể gặp tình trạng sưng khớp, viêm gót chân, vảy nến,…
1.2.2 Viêm thân sống đĩa đệm
Bệnh lý viêm thân sống đĩa đệm xảy ra khi cột sống bị nhiễm trùng. Lúc này người bệnh sẽ thấy đau lưng về đêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn. Trường hợp nhiễm trùng kéo dài còn gây ra tình trạng thiếu máu, chóng mặt.
1.2.3 Thoái hóa cột sống
Nhiệm vụ của cột sống là nâng đỡ toàn bộ cơ thể, nếu phải chịu nhiều áp lực từ các hoạt động hàng ngày sẽ gây tổn thương hoặc thoái hóa, vì vậy dẫn đến đau lưng. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh thoái hóa cột sống như đau lưng hoặc đau lưng khó thở về đêm, cơn đau trở nên rõ ràng hơn khi nằm xuống và trở nên dữ dội hơn khi bạn ngồi hoặc đứng.
Cột sống bị tổn thương hoặc thoái hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến đau nhức thắt lưng.
1.2.4 Bệnh xương khớp mạn tính
Một số bệnh lý xương khớp mạn tính như thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, gai cột sống,… cũng là yếu tố gây ra các cơn đau lưng về đêm. Nếu như các bệnh lý này trở nặng thì những cơn đau lưng sẽ càng âm ỉ và dữ dội hơn, khiến người bệnh mất ngủ, thậm chí là thức trắng đêm.
1.2.5 Bệnh nội tạng
Một số bệnh nội tạng như bệnh dạ dày, bệnh thận,… cũng góp phần gây ra những cơn đau thắt lưng về đêm. Đối với bệnh sỏi thận có thể khiến đau lưng nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào kích thước, vị trí của hạt sỏi. Còn các cơn đau của bệnh dạ dày thường có xu hướng đau lưng lan xuống vùng bụng, hông và đau nhiều hơn khi ngủ.
1.2.6 Ung thư di căn
Đối với những bệnh nhân từng bị ung thư ở cơ quan khác như ung thư dạ dày, ung thư vú,… cũng có thể xuất hiện các cơn đau cột sống lưng, đặc biệt là vào ban đêm. Trường hợp này bắt buộc phải đến bệnh viện sớm để tầm soát tình trạng di căn.
Ngoài ra, các bệnh lý như cong vẹo cột sống, hẹp đốt sống, các dạng của viêm cột sống cũng có triệu chứng cơ bản là đau lưng.
2. Bị đau thắt lưng về đêm, người bệnh nên làm gì?
Đau lưng về đêm có thể do sinh hoạt, nằm ngủ không đúng tư thế,… người bệnh có thể áp dụng một số cách hỗ trợ giảm đau như:
- Đổi tư thế ngủ ngửa: Nên chọn tư thế nằm ngửa khi ngủ vì tư thế này sẽ làm cho các bộ phận cổ, đầu và cột sống ở trạng thái thả lỏng nhất, góp phần giảm cơn đau. Tránh tư thế ngủ nằm sấp có thể làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và gây áp lực lên cột sống.
- Chèn thêm gối ở vị trí thích hợp: Nếu ngủ ngửa bạn hãy chèn một chiếc gối ở dưới thắt lưng để hỗ trợ đường cong tự nhiên của lưng. Đối với tư thế ngủ nghiêng bạn hãy kéo chân về phía ngực và kê gối giữa 2 chân, sẽ giúp cho xương chậu và cột sống thẳng hàng khi ngủ, làm giảm các cơn đau lưng và hông. Nếu bạn chỉ cảm thấy đau một bên và tự thấy mình thường lật về vùng bị đau mỗi đêm, bạn đặt một chiếc gối sau lưng để giữ cho cơ thể khỏi lăn.
Đối với tư thế nằm nghiêng khi ngủ để giảm đau lưng bạn nên chèn gối vào giữa hai chân.
- Dùng đệm sưởi hoặc tắm nước nóng trước khi ngủ: Nhiệt độ ấm sẽ kích thích tăng tuần hoàn máu, làm dịu cơn đau, giúp nới lỏng và giảm co cứng cơ, từ đó giảm các cơn đau. Duy trì thói quen dùng đệm sưởi hoặc tắm nước nóng trước khi ngủ giúp cơ thể dễ chịu hơn, giảm tình trạng đau thắt lưng về đêm.
- Thay tấm nệm khác: Bạn nên chọn nệm không quá mềm hoặc quá cứng, nệm có tính đàn hồi cao để đảm bảo khả năng hỗ trợ lưng, giúp cơ thể thoải mái hơn khi ngủ. Ngoài ra, bạn nên chọn nệm có độ thoáng khí tốt giúp cơ thể không bị nóng. Một số loại nệm phù hợp cho người bị đau lưng đó là nệm cao su, nệm lò xo, nệm mút.
- Massage lưng: Tác động từ việc massage sẽ giúp cơ bắp được kéo giãn, giải phóng áp lực đang chèn ép lên rễ dây thần kinh, làm cho cơ thể được thư thái hơn và dịu cơn đau. Kết hợp thực hiện một số bài tập plank (bài tập giúp săn chắc cơ bụng và tác động lên vùng lưng) cũng giúp thư giãn các cơ bắp bị co thắt và cải thiện giấc ngủ của bạn.
Massage có thể làm giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh, xoa dịu cơn đau lưng.
Ngoài ra, để có giấc ngủ ngon hơn vào buổi tối, bạn nên thực hiện các hoạt động thư giãn nhẹ nhàng như nghe nhạc, uống trà ấm, đọc sách. Tránh sử dụng đồ uống có cồn, cà phê và ăn no trước khi ngủ có thể gây khó ngủ.
Việc nghỉ ngơi với tư thế phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm đau nhức, ê mỏi vùng lưng, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng. Hiểu được điều này, bài viết sau mách bạn 6 tư thế ngủ cho người đau lưng giảm triệu…
3. Đau thắt lưng về đêm khi nào đi thăm khám?
Nếu cơn đau giảm dần sau khi chăm sóc tại nhà thì chưa cần đi thăm khám, người bệnh có thể theo dõi thêm. Lưu ý, trong thời gian này không nên tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu lạm dụng có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Trường hợp đau lưng về đêm không giảm, kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau lưng lan xuống một hoặc cả hai chân; yếu, tê hoặc ngứa ran ở chân; đau nhói ở bụng về đêm;… Có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, nhất là ở những người có tiền sử mắc bệnh ung thư không nên chủ quan. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Với cơn đau thắt lưng về đêm xuất phát từ bệnh lý xương khớp, hiện nay Phòng khám ACC ứng dụng liệu trình điều trị kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống, Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng và Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu mang lại hiệu quả cao:
- Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp chữa trị hiện đại, sử dụng tay để tác động một lực chính xác vào cột sống nhằm chỉnh sửa các cấu trúc sai lệch. Điều này giúp cột sống phục hồi tự nhiên và nhẹ nhàng xua tan các cơn đau lưng.
Trị liệu Thần kinh cột sống được nhiều chuyên gia đánh giá là mang lại hiệu quả tối ưu với độ lành tính cao.
- Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu là phương pháp tác động sâu vào mô cơ thông qua trị liệu bằng lực tay cùng với các dụng cụ vật lý trị liệu và chườm túi nóng. Qua đó giúp giảm các cơn đau nhức, tăng tuần hoàn máu, cải thiện giấc ngủ hiệu quả,…
- Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại từ Hoa Kỳ như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac, máy phục hồi chức năng ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao sẽ đẩy nhanh khả năng hồi phục của bệnh nhân lên mức tối ưu.
Nhờ có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại mà liệu trình điều trị đau lưng đạt hiệu quả cao hơn.
- Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng theo từng tình trạng của bệnh nhân sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi chức năng vận động, lấy lại niềm vui cuộc sống.
Tùy theo tình trạng bệnh, mỗi bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống 100% từ nước ngoài đề ra liệu trình điều trị riêng, cùng các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế cụ thể. Nhờ vậy mà rất nhiều người sau khi điều trị tại ACC thường nhanh chóng phục hồi chức năng vận động, hết đau thắt lưng trong thời gian dài.
Xem ngay các bài tập chữa đau thắt lưng hiệu quả tại nhà!
Với những ưu điểm vượt trội trên, phòng khám ACC đã liên tục chữa trị thành công tình trạng đau lưng về đêm, cơn đau thắt lưng mạn tính,… cho hàng chục ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước. Trong đó là trường hợp của anh Đức Vũ và nhà thiết kế Ngọc Anh Phạm.
– Anh Đức Vũ:
Đến phòng khám ACC, anh Đức Vũ được bác sĩ Timothy Gallivan – với hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý cột sống và cơ xương khớp, trực tiếp điều trị. Trường hợp của anh, được bác sĩ chẩn đoán là chèn ép đĩa đệm khiến dây thần kinh cột sống bị chèn ép gây ra đau thắt lưng và tê lan xuống chân. Ngoài ra, anh còn mắc phải rối loạn chức năng xương khớp, khiến các khớp bị kẹt gây viêm sưng và gây khó khăn trong vận động.
Chỉ sau 12 buổi điều trị theo phác đồ của bác sĩ là Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu như sóng siêu âm, điện xung trị liệu giúp anh Vũ hoàn toàn khỏi bệnh, các triệu chứng đau nhức thắt lưng cũng biến mất.
– Nhà thiết kế Ngọc Anh Phạm:
Bởi vì tính chất công việc, chị Ngọc Anh đã phải chống chọi với những cơn đau lưng, cổ vai gáy – do thường xuyên phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài hoàn thành sản phẩm. Chính vì không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như theo đuổi đam mê, chị Ngọc Anh đã tìm đến phòng khám ACC điều trị.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Aubrey đã đưa ra lộ trình điều trị gồm 12 buổi trị liệu bằng phương pháp hoàn toàn không dùng thuốc hay phẫu thuật, bao gồm: Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Phục hồi chức năng nhờ vào sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại (trị liệu vận động tự chủ ATM2, Laser trị liệu thế hệ IV) và Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu.
Kết quả sau quá trình theo đuổi phác đồ điều trị của bác sĩ Aubrey, tình trạng đau nhức lưng, cổ vai gáy của chị Ngọc Anh đã biến mất, không còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của chị.
“Hiện tại, sau khi kết thúc 12 buổi điều trị, tình trạng đau của mình đã chấm dứt hoàn toàn, vùng cổ hiện đã có thể cử động linh hoạt, không còn căng cứng. Cảm ơn phòng khám ACC và bác sĩ Aubrey” – NTK Ngọc Anh chia sẻ.
Chỉ sau 12 buổi điều trị cùng bác sĩ Aubrey, tình trạng đau nhức lưng, mỏi cổ vai gáy của chị Ngọc Anh đã không còn.
> Xem thêm quá trình điều trị đau nhức lưng của nhà thiết kế Ngọc Anh Phạm TẠI ĐÂY!
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau lưng về đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe, liên hệ đặt hẹn ACC để được thăm khám và chữa lành cơn đau một cách an toàn!
Đau lưng về đêm không chỉ ảnh hưởng đến những sinh hoạt hằng ngày, mà có thể xuất phát từ yếu tố bệnh lý nên bạn tuyệt đối đừng chủ quan. Bởi vì nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến xương khớp, lúc này việc chữa trị sẽ tốn kém cũng như mất nhiều thời gian hơn.
Các chứng đau lưng thường gặp khác: > Đau lưng khó thở > Đau lưng lan xuống hông > Đau thắt lưng khi quan hệ > Đau cột sống lưng khi ngủ dậy