Trẻ đi nhón chân có bình thường không? Cần lưu ý gì?

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Trẻ đi nhón chân là một hiện tượng bình thường với những trẻ đang trong giai đoạn tập đi. Song, nếu sau 2 tuổi, trẻ vẫn tiếp tục đi với tư thế này thì bố mẹ cần đặc biệt chú ý. Vì nhiều khả năng đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm.

1. Trẻ đi nhón chân có bình thường không? Khi nào cần khám?

Trẻ đi nhón chân (còn gọi là trẻ đi nhón gót) là hiện tượng trẻ di chuyển bằng các đầu ngón chân hoặc phần trước của gan bàn chân (gót chân không chạm đất). Tình trạng này thường bắt gặp ở trẻ dưới 2 tuổi nhưng nếu trẻ từ 2 tuổi trở lên vẫn giữ thói quen đi nhón chân hoặc xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây, bố mẹ nên chú ý và đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra:

  • Căng cứng gân gót chân (dải gân cứng nối cơ bắp chân và xương gót) hoặc căng cơ bắp chân.
  • Hầu như mọi hoạt động của trẻ đều di chuyển bằng đầu ngón chân.
  • Đi đứng vụng về, thường xuyên vấp ngã hoặc đi lạch bạch.
  • Đứng không vững khi đi chân trần.
trẻ đi nhón chân có bình thường không
Sau 2 tuổi trở đi, hiện tượng trẻ đi nhón chân báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm

2. Nguyên nhân trẻ nhón gót

Chứng đi nhón chân ở trẻ thường là thói quen thường xuất hiện khi trẻ tập đi. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy đây có thể là dấu hiệu trẻ đang mắc một số bệnh lý như:

2.1. Gân gót chân ngắn

Gân gót chân là phần gân cơ lớn nằm sau gót chân, có tác dụng nối các cơ ở bắp chân với xương gót. Nếu dải gân này quá ngắn sẽ làm gót chân của trẻ khó chạm mặt đất khi đi đứng, dẫn đến trẻ luôn đi theo kiểu nhón chân.

2.2. Bại não

Bại não có nhiều loại, phổ biến nhất là bại não thể co cứng. Bệnh này làm cho não không thể ra lệnh cho các vùng cơ ở chân thư giãn, khiến cơ luôn cứng và khó khăn trong việc cử động.

Đa phần, trẻ em sinh non có nguy cơ cao bị bại não hơn trẻ sinh đủ tháng. Ngoài ra, trường hợp người mẹ hay thai nhi bị nhiễm trùng trong thời gian thai kỳ cũng làm tổn hại mô não và dẫn đến bại não.

2.3. Loạn dưỡng cơ

Đây là một rối loạn di truyền làm suy yếu dần các cơ bắp của cơ thể. Tình trạng này xảy ra là do cơ thể có gen bất thường ngăn cản quá trình sản xuất Dystrophin – một protein cần thiết giúp các cơ khỏe mạnh. Trẻ bị loạn dưỡng cơ sẽ mất dần đi khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, ngồi thẳng, hít thở,…

Bố mẹ có thể nhận biết bệnh này bằng cách quan sát. Nếu ban đầu trẻ vẫn đi bình thường, sau 1 thời gian bắt đầu có dấu hiệu trẻ đi nhón chân thì rất có thể con đã bị mắc hội chứng loạn dưỡng cơ.

CTA cột sống

2.4. Tự kỷ

Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển hay gặp ở trẻ em. Bệnh lý này không chỉ khiến trẻ phát triển chậm về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành mà còn ảnh hưởng đến rối loạn hành vi về cử động tay chân, dễ nhận thấy nhất là hiện tượng trẻ đi nhón chân.

2.5. Bàn chân bẹt

Nguyên nhân cuối cùng cũng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ đi nhón chân là do mắc tật bàn chân bẹt. Bàn chân bẹt là bàn chân bị thiếu lõm bàn chân nên thường có xu hướng sụp vào trong gây đau đớn cho trẻ, vì vậy trẻ sẽ đi nhón gót để tránh cảm giác khó chịu.

nguyên nhân trẻ đi nhón gót có thể là do chứng bàn chân bẹt
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc xương khớp ở bàn chân mà còn gây tác động tiêu cực lên những bộ phận khác, ví dụ như đầu gối, thắt lưng, hông…
Tìm hiểu về bệnh bàn chân bẹt ở trẻ:
> Những câu hỏi thường gặp về chứng bàn chân bẹt
> Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?
> Cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

3. Phụ huynh nên làm gì khi trẻ đi nhón chân

Nếu tình trạng đi nhón chân là một thói quen và trẻ vẫn đang phát triển bình thường thì bố mẹ không cần quá lo ngại. Trường hợp này, bố mẹ nên kết hợp cùng bác sĩ theo dõi dáng đi của trẻ. Từ đó đưa ra giải pháp hướng dẫn trẻ từ bỏ thói quen đi nhón chân.

Ngược lại, nếu dấu hiệu trẻ đi nhón chân là do vấn đề bất thường sức khỏe gây ra, bé cần được điều trị càng sớm càng tốt. Những phương pháp điều trị thường được áp dụng như:

Vận động trị liệu: Bao gồm các động tác giãn cơ nhằm phục hồi chức năng và sức mạnh cho nhóm cơ ở chân và bàn chân bị yếu.

Băng hoặc nẹp chân: Sử dụng nẹp chân thường dành cho những bé gặp khó khăn khi chạm bàn chân xuống đất. Cách này giúp trẻ giữ đúng tư thế, cải thiện dáng đi và quen dần với việc chịu trọng lượng cơ thể bằng toàn bộ bàn chân.

Phẫu thuật: Đây là phương pháp chỉ áp dụng trong trường hợp trẻ bị dị tật bàn chân nặng và cấu trúc bị sai lệch nghiêm trọng. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích áp dụng bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể để lại biến chứng.

Nếu trẻ đi nhón chân là do bàn chân bẹt, bố mẹ nên tìm cách chữa trị sớm cho trẻ trong “độ tuổi vàng” từ 2.5 đến 7 tuổi vì đây là giai đoạn cấu trúc chân của trẻ đang phát triển và có thể thay đổi. Nếu để trẻ đi nhón gót trong một thời gian dài, cơ bắp chân sẽ bị cứng và rút lại dẫn tới tình trạng khi đi mũi chân chĩa ra ngoài hoặc chụm vào trong. Nếu không được chữa trị kịp thời, khi lớn lên trẻ sẽ dễ gặp tình trạng đau bàn chân, cổ chân, đau đầu gối, nguy hiểm hơn là vẹo cột sống.

Tham khảo bài viết liên quan:
> Mổ bàn chân bẹt có cần thiết không?
> Bàn chân bẹt và biến chứng vẹo cột sống
> Trẻ bị bàn chân bẹt bố mẹ nên làm gì?

Hiện nay, sử dụng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp điều trị chứng đi nhón gót do bàn chân bẹt ở trẻ an toàn, hiệu quả. Đế chỉnh hình được đặt vào bên trong giày hoặc dép và được thiết kế riêng biệt theo kích cỡ bàn chân mỗi bé. Đế chỉnh hình giúp tái tạo vòm bàn chân, nâng đỡ bàn chân và ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.

Tại phòng khám ACC, các bác sĩ sẽ tiến hành làm một số kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân gây nên chứng đi nhón gót ở trẻ. Nếu là do bàn chân bẹt, trẻ được hướng dẫn điều trị bằng đế chỉnh hình y khoa.

  • Đầu tiên, trẻ sẽ được đo bàn chân bởi công nghệ CAD-CAM của Thụy Sĩ để có được thông số bàn chân chính xác.
  • Sau đó, bác sĩ phân tích lại dáng đi của trẻ.
  • Tùy vào tình trạng, trẻ có thể cần điều trị kết hợp với chương trình vận động trị liệu để học lại tư thế đi đúng cũng như giúp cải thiện sự linh hoạt và độ khỏe của cơ bắp.
chữa chứng bàn chân bẹt khiến trẻ đi nhón chân
Bé có thể sử dụng đế chỉnh hình bàn chân bằng cách đặt đế vào bên trong giày hoặc gắn trực tiếp lên bề mặt của dép

Trẻ đi nhón chân tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của con sau này. Chính vì thế, nếu phụ huynh phát hiện trẻ nhỏ có những biểu hiện được nhắc tới ở trên, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn điều trị nhé!

Mời bạn cùng lắng nghe chia sẻ của bác sĩ Wade Brackenbury (Phòng khám ACC) về tình trạng trẻ đi nhón chân qua video:

Tìm hiểu thêm:
> Tật bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?
> Trẻ bị đau nhức chân về đêm - Dấu hiệu có đáng lo?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục