Tình trạng tê buốt chân tay là tình trạng xảy ra đối với mọi người, ai cũng mắc phải một lần trong đời. Tuy nhiên những đối tượng thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động hay không tập thể dục thể thao sẽ có phần trăm mắc phải cao hơn. Đồng thời khi bị tê buốt chân tay thì có nguy cơ cao sẽ dẫn tới chứng đau lưng, cổ, vai và gáy.
Bài viết tham khảo:
- Đau thắt lưng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- Đau cổ: Nguyên nhân thường gặp và cách điều trị hiệu quả
- Đau mỏi cổ, vai gáy: Nguyên nhân và cách chữa trị
1. Nguyên nhân gây tê buốt chân tay
Tê buốt chân tay có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là do dây thần kinh bị chèn ép bởi đĩa đệm bị lồi hay bởi các khớp xương bị chệch vị trí. Ngoài ra còn có thể do căng cơ ở cổ vai gáy dẫn tới tình trạng tê buốt.
Căng cơ cổ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển (xoay, nghiêng) cổ và đầu. Cơn đau có thể trầm trọng hơn khi người bệnh không vận động cổ và đầu trong thời gian dài. Ở một số trường hợp, căng cơ ở cổ còn có thể…
Vì lý do dây thần kinh bị chèn ép nên cách điều trị tốt nhất là điều chỉnh từ nguyên nhân cốt lõi, nên phương pháp điều trị bằng Trị liệu thần kinh cột sống chiropractic là thích hợp trong trường hợp này. Ở ACC, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh lại những khớp xương đang chèn phải dây thần kinh và sau đó kết hợp vật lý trị liệu như dùng laser thế hệ IV để tái tạo lại tế bào và giảm đau, kết hợp với ion điện xung để kích thích các nhóm cơ hoạt động lại bình thường.
Chúng ta khi gặp tình trạng tê buốt thì thường chủ quan, không đến bác sĩ để thăm khám. Tình trạng này nếu không can thiệp thì về lâu dài sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Dây thần kinh là một hệ thống trong cơ thể, nếu một chỗ bị chèn ép thì không chỉ gây đau tại đó mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Ngoài ra khi tê buốt trong thời gian dài, các tế bào thần kinh sẽ chết dần khiến tay chân trở nên yếu đi và tê buốt không ngừng.
Xem thêm các bệnh lý gây tê bì chân tay TẠI ĐÂY
Để phòng ngừa và phòng tránh tái phát tình trạng tê buốt chân tay, bác sĩ Wade Brackenbury đã khuyên mọi người không nên thụ động mà hãy thường xuyên vận động, chọn một môn thể thao thích hợp với mình. Nhất là đối với những nhân viên văn phòng thì phải sắp xếp lại bàn làm việc cho hợp lý như nâng màn hình ở vị trí phù hợp với mắt, sử dụng bàn phím rời, v.v… Ngoài ra còn phải thường xuyên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin B và vitamin C.
2. Xem ngay về nguyên nhân và cách trị tê buốt chân tay
Nếu bạn có gặp tình trạng tê buốt tay chân thì đừng chủ quan mà hãy mau chóng liên hệ với ACC để được thăm khám và điều trị không dùng thuốc hay phẫu thuật nhé!
Có thể bạn quan tâm: > Tê đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì? > Tình trạng tê chân phát sinh do đâu? > Thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay và dấu hiệu nhận biết > Các bài tập giúp giảm tê bì chân tay đơn giản mà hiệu quả