Rèn luyện thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, nếu tập luyện sai cách và quá sức, có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến vùng cột sống. Thoát vị đĩa đệm là một trong những chấn thương phổ biến mà người chơi thể thao thường gặp. Nếu chủ quan không điều trị, bệnh có thể phát triển thành mãn tính, khiến người bênh thường xuyên chịu đựng các cơn đau; nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng vận động và đi lại.
1. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm khi chơi thể thao
Nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm càng cao đối với những người luyện tập thể thao sai phương pháp, đặc biệt là những đối tượng sau:
- Thường xuyên bỏ qua các bước khởi động và làm nóng hoặc khởi động sơ sài khiến cơ thể không có sự chuẩn bị kịp thời trước các động tác mạnh, từ đó dẫn đến các chấn thương xương khớp.
- Tập các động tác sai tư thế, xoay người đột ngột và mạnh, té ngã khiến đĩa đệm bị xoáy vặn, căng quá mức, làm nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài.
2. Các môn thể thao dễ gây chấn thương đĩa đệm
2.1. Tennis (quần vợt)
Tennis là môn thể thao được rất nhiều người lựa chọn để thư giãn tinh thần và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện tennis quá sức và sai cách có thể gây ra các chấn thương ở đĩa đệm cột sống.
- Các động tác như đánh banh thuận tay hoặc ngược tay đều yêu cầu người chơi phải xoáy vặn thân người để tạo ra lực lớn tác động vào banh, dẫn đến căng cơ và tạo ra các vết rách ở đĩa đệm.
- Tư thế phát banh khi chơi tennis làm cột sống thắt lưng của người chơi bị cong ưỡn quá mức, khiến các đĩa đệm bị chèn ép, dẫn đến thoát vị.
2.2. Bóng đá
Được mệnh danh là môn thể thao vua, bóng đá trở thành môn thể thao rất phổ biến tại Việt nam. Tuy nhiên, có không ít cầu thủ phải giã từ sự nghiệp vì các chấn thương cột sống đặc biệt là vùng đĩa đệm. Việc tập luyện quá sức, thường xuyên phải di chuyển nhanh, xoay người và thực hiện cú sút với lực mạnh sẽ khiến vùng cơ háng và cột sống lưng thường xuyên bị áp lực, dễ dẫn đến tổn thương.
Chấn thương thể thao trong bóng đá là điều không thể tránh khỏi mặc dù người chơi đã có nhiều phương pháp ngăn ngừa và bảo vệ. Trong môn thể thao vua, những chiến binh “sân cỏ” cần có thể lực và sức mạnh tốt, tốc độ di chuyển nhanh…
2.3. Bóng rổ
Bóng rổ được xếp vào danh sách các môn thể thao dễ gây ra các chấn thương nhất. Theo thống kê Người chơi bóng rổ thường gặp các chấn thương ở vùng lưng – hông, tay – cổ tay, gối và cổ chân do va chạm mạnh khi chơi, tập luyện qua sức hoặc thực hiện các động tác bật nhảy, xoay người đột ngột và liên tiếp. Vậy người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào? Tham khảo ngay TẠI ĐÂY
3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc tại phòng khám ACC
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến những biến chứng thoát vị đĩa đệm nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời (xem thêm các biến chứng tại đây). Nhiều bệnh nhân khi bắt đầu xuất hiện cơn đau lại tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng.
Tuy nhiên, tác dụng thật sự của thuốc giảm đau chỉ có thể xoa dịu cơn đau trong thời gian ngắn, hoàn toàn toàn không hiệu quả trong việc chữa đau tận gốc. Vì vậy, nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài, bệnh nhân sẽ bị lờn thuốc và gặp phải các tác dụng phụ đến gan, thận và dạ dày.
Tại Phòng khám ACC, các bác sĩ sẽ bắt đầu tìm nguyên nhân gây đau trước, dựa vào kết quả khám lâm sàng đó mới đề ra phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm tận gốc nguyên nhân gây đau, chữa lành cho người bệnh theo hướng tự nhiên mà an toàn, hiệu quả, không dùng đến thuốc hay phẫu thuật.
Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tiên tiến đang được phòng khám ACC áp dụng. Bằng thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa tại ACC sẽ giúp các đốt sống trở về lại vị trí ban đầu, giảm hẳn áp lực đè lên đĩa đệm, đưa dưỡng chất vào nuôi lành và dần dần phục hồi đĩa đệm. Phương pháp này không chỉ giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn đau mà còn hỗ trợ các đốt sống phục hồi theo cơ chế tự nhiên của cơ thể con người.
Ngoài ra, ACC còn sử dụng các thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy tăng động trị liệu ATM2 và máy chiếu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000 giúp tăng khả năng chữa trị cho bệnh nhân lên mức tối ưu.
Đối với các chấn thương thể thao, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân kết hợp sử dụng băng dán Rocktape giúp giảm sưng, cố định cơ và giảm mỏi, hỗ trợ các vận động viên thể thao nhanh chóng hồi phục sức khỏe, sớm trở lại luyện tập và thi đấu.
Trong thời gian vừa qua, Phòng Khám ACC đã chữa lành chấn thương thành công cho anh Stephan Nguyễn – một cầu thủ chủ lực trong đội bóng rổ Sài Gòn Heat. Trong một lần thi đấu, anh Stephan Nguyễn đã gặp chấn thương lưng nghiêm trọng, dẫn đến thoát vị đĩa đệm và không thể đi đứng bình thường.
Sau thời gian điều trị tại Phòng Khám ACC cùng bác sĩ Aki, Stenphan Nguyễn đã có thể phục hồi chức năng vận động, đi đứng bình thường, tiếp tục sự nghiệp chơi bóng rổ chuyên nghiệp, gặt hái nhiều thành công. Cùng nghe những chia sẻ của huấn luyện viên Zuko, người đã đưa đưa Stephan đến Phòng Khám ACC để được điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng nhé!
Có thể bạn quan tâm: