Trong những năm gần đây, số bệnh nhân bị đau khớp gối đến khám tại phòng khám ACC tăng cao. Triệu chứng đau hoặc sưng phản ánh cấu trúc sụn khớp và dây chằng quanh gối bị tổn thương, xuất phát từ nhiều nguyên nhân thoái hóa, viêm khớp hoặc do chấn thương. Bên cạnh việc điều trị, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển bệnh. Vậy người đau khớp gối ăn gì để hạn chế cơn đau và giúp tái tạo sụn khớp?
1. 7 thực phẩm tốt cho người đau khớp gối
Bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng viêm và đau nhức khớp.
1.1. Cá
Các loại cá biển (như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích) rất giàu Omega 3 – một loại axit béo có lợi cho sức khỏe, có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm cứng khớp vào buổi sáng. Các chuyên gia khuyên mỗi người nên ăn 2 phần cá khoảng 3 ounce (ít nhất 85g) mỗi tuần.
1.2. Dầu ô liu
Một nghiên cứu cho thấy trong dầu ô liu có hợp chất oleocanthal có tính chất tương tự như thuốc kháng viêm không steroid. Vì vậy, bạn có thể sử dụng dầu ô liu hàng ngày để thay thế cho các chất béo khác.
1.3. Bông cải xanh
Trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, người đau khớp gối ăn gì? Tốt nhất nên chế biến các món từ bông cải xanh. Loại rau này rất giàu canxi, vitamin K, vitamin C tốt cho xương khớp. Đặc biệt, trong bông cải xanh có chứasulforaphane – một hợp chất có khả năng làm chậm quá trình viêm khớp.
Bài viết tham khảo:
- Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối
- Tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
- Đau khớp gối ở người già do đâu và cách chăm sóc hiệu quả?
1.4. Trái cây họ cam quýt
Những loại quả như cam, bưởi, quýt, chanh, chanh dây đều chứa một lượng lớn vitamin C làm tăng mật độ xương, xây dựng liên kết chặt chẽ giữa collagen và mô liên kết, chống viêm khớp hiệu quả.
1.5. Đậu nành
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành (như tương, đậu phụ, sữa đậu nành) có tác dụng kháng viêm, cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe. Đậu nành cũng có hàm lượng chất béo thấp, giàu chất xơ giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả.
1.6. Hành tây
Quercetin là một loại flavonoid có đặc tính kháng viêm mạnh. Hợp chất này xuất hiện rất nhiều trong củ hành tây. Người đau khớp gối nên lựa chọn hành tây trong các món hầm, trộn salad hoặc ăn kèm với bánh mì.
1.7. Tỏi
Trong tỏi có hợp chất disulphine diallyl có tác dụng hạn chế các enzyme gây tổn thương tế bào sụn khớp.
2. Lưu ý quan trọng trong chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp
Cân nặng càng tăng càng gây áp lực lên khớp gối, khớp háng, khiến phần sụn nơi đây bị bào mòn và tổn thương. Vì vậy với những người thừa cân, béo phì cần giảm cân ngay bằng cách cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
– Thay vì ăn 3 bữa chính, nên chia nhỏ thành 4 – 5 bữa trong ngày.
– Tăng cường ăn rau và ưu tiên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
– Hạn chế món ăn ngọt và đồ uống có đường vì chúng có thể dẫn đến chứng béo phì nhanh nhất, làm tăng áp lực lên sụn khớp, sụn khớp bị hủy hoại dần, quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh, càng khiến cơn đau gối kéo dài.
– Hạn chế chọn bánh mì trắng, mì ống và các loại thực phẩm được làm từ bột tinh chế. Bởi chúng có thể khiến mức đường trong máu tăng cao, cơ thể sản xuất các chất gọi là cytokine – có tính chất viêm, không tốt cho xương khớp.
– Cắt giảm thịt nướng và các món được nấu ở nhiệt độ cao. Vì chúng chứa hợp chất glycate hóa bền vững (AGE) gây hại, làm tăng nguy cơ đau và viêm khớp.
– Nói “không” với thực phẩm chiên xào vì chứa một lượng lớn axit béo Omega-6 được chứng minh là có khả năng gây viêm khớp và viêm mãn tính.
– Kiêng dùng rượu, bia vì có thể gây ra bệnh viêm khớp mạn tính và nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe.
Khi có bất kỳ triệu chứng đau nào ở khớp gối, người bệnh cần đi khám ngay để phát hiện và điều trị những tổn thương kịp thời, tránh biến chứng tiến triển âm thầm.
Tại phòng khám ACC, bác sĩ Wade Brackenbury và các chuyên gia xương khớp ưu tiên áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu để chữa các bệnh xương khớp, đặc biệt là chứng đau cứng khớp gối. Nhiều bệnh nhân đã hoàn toàn chấm dứt hẳn cơn đau sau thời gian ngắn điều trị cùng sóng xung kích Shockwave và trị liệu laser cấp IV.
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân đau đầu gối cần bổ sung thêm dưỡng chất Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM từ thực phẩm chức năng để tăng cường khả năng hồi phục cấu trúc khớp.
Chứng đau đầu gối – nguyên nhân và cách chữa trị tại phòng khám ACC
Tìm hiểu thêm: