Người bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Will Gunson

Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa của xương khớp, không thể tránh khỏi khi tuổi tác càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bạn trẻ có nguy cơ bị thoái hóa cột sống sớm do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc và thói quen ít vận động. Quá trình chữa trị thoái hóa cột sống không thể gấp gáp, một sớm một chiều mà cần có sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị chuyên khoa với yếu tố vận động mỗi ngày.

Phòng khám thần kinh cột sống ACC đã nhận rất nhiều thắc mắc về chế độ luyện tập hằng ngày cho người bệnh cột sống. Trong đó, câu hỏi thoái hóa cột sống có nên đi bộ không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm.

Thực tế, nhiều người bệnh vẫn có quan niệm khi mắc bệnh cột sống thì nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, đây thực sự là quan niệm sai lầm, có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bị bệnh cột sống nên dành thời gian nghỉ ngơi hằng ngày nhưng cần có thêm chế độ vận động, luyện tập thể dục phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để các cơ tránh bị co cứng.

1. Người bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Đi bộ là môn thể dục đơn giản, tốt cho sức khỏe mọi người. Đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống, đi bộ không chỉ tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, giúp các khớp vận động nhẹ nhàng mà còn nâng cao tinh thần, giúp giải tỏa áp lực sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Đi bộ tốt cho nguời bệnh thoái hóa cột sống
Đi bộ tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống

Tuy nhiên, để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Tư thế đi bộ: Đầu thẳng hướng về phía trước, giữ lưng thẳng, thả lỏng vai và cánh tay, đánh tay nhẹ nhàng, tự nhiên.
  • Khi mới bắt đầu, bạn nên đi chậm, sau đó đi nhanh hơn với bước đi nhẹ nhàng, dứt khoát.
  • Trong khi đi, kết hợp hít thở nhẹ nhàng bằng mũi và thở ra bằng miệng, điều hòa nhịp thở để cơ thể không bị mất sức.
  • Mỗi ngày, nên dành 30 – 45 phút để đi bộ, nếu có thời gian, bạn nên tập thêm.
  • Búi tóc gọn gàng để đầu và cổ có thể cử động theo nhịp bước.
  • Bạn nên lựa chọn giày thể thao vừa chân, tránh đi dép lê hoặc mang giày quá rộng.
  • Nếu thấy đau chân sau một thời gian tập luyện đi bộ, bạn có nguy cơ bị bàn chân bẹt. Bạn cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám bàn chân để có thể tiếp tục luyện tập mà không còn đau.
Bài viết liên quan:
> Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên tập thể dục thế nào?
> Thoái hóa cột sống có tập yoga được không?
> Phòng ngừa thoái hóa cột sống từ những thói quen đơn giản

2. Cách chữa trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc tại ACC

Thuốc giảm đau là phương pháp mà nhiều người bệnh tìm đến mỗi khi gặp các cơn đau cột sống lưng. Tuy nhiên, thói quen có hại này không chỉ làm người bệnh bị lờn thuốc mà còn gây ra các vấn đề ở thận và dạ dày nghiêm trọng. Quan trọng nhất, thuốc giảm đau không giúp chữa bệnh mà chỉ thuyên giảm cơn đau tạm thời.

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn trong bài viết: Thuốc trị thoái hóa cột sống – lợi bất cập hại

Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa ACC, chẩn đoán chính xác và tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng để giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh. Dùng thuốc chỉ xoa dịu cơn đau tạm thời, hoàn toàn không thể chữa đau tận gốc.

bác sĩ chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống
Người bệnh thoái hóa cột sống nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Vì vậy, trước khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân tại Phòng Khám ACC sẽ được tiến hành kiểm tra để xác định vị trí đốt sống bị thoái hóa và đĩa đệm bị tổn thương. Sau đó, bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa sắp xếp đốt sống trở về vị trí ban đầu, giảm áp lực lên đĩa đệm, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi các cơn đau.

Cụ Tuyết Hương (80 tuổi) đã điều trị thành công thoái hóa cột sống tại ACC

Phương pháp trị liệu ACC bao gồm sự kếp hợp của trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệuphục hồi chức năng, châm cứu và chỉnh hình bàn chân. Song song với liệu trình trị bệnh hiệu quả này, các bác sĩ ở ACC còn sử dụng các thiết bị hỗ trợ trị liệu hiện đại như trị liệu laser cường độ cao, máy DTS kéo giản giảm áp cột sống, thiết bị trị liệu vận động ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac, sóng xung kích Shockwave… Đây đều là những thiết bị tiên tiến, đã được chứng minh hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau cột sống.

Tùy tình trạng và nguyên nhân gây đau mà bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị phù hợp, để đạt được mục tiêu điều trị tận gốc làm cho cơn đau không quay trở lại nữa.

Xem thêm:
> Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
> Các thực phẩm ngừa thoái hóa cột sống
> Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên khám ở đâu?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục