Việc ngồi nhiều giờ liên tiếp trong ngày và lười vận động là thói quen nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, khiến bạn dễ mắc phải nhiều căn bệnh mãn tính như tim mạch, thoái hóa, xương khớp…, thậm chí tăng nguy cơ tử vong. Một nghiên cứu được công bố trên Archives of Internal Medicine cho thấy, những người ngồi từ 8-11 giờ một ngày có khả năng tử vong cao hơn 15% so với những người ngồi ít hơn 4 giờ, cho dù có tập thể dục, chế độ ăn uống tốt.
Dưới đây là một số tác hại không ngờ đến của việc ngồi nhiều mà bạn cần lưu ý:
- 1. Làm tăng nguy cơ đau tim
- 2. Có khả năng mắc chứng nghẽn mạch
- 3. Căng thẳng và sa sút trí tuệ
- 4. Phá hỏng lưng, dẫn đến các bệnh lý cột sống
- 5. Nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
- 6. Ngồi nhiều có thể gây loãng xương
- 7. Nguy cơ mắc bệnh ung thư
- 8. Ngồi nhiều có thể gây bệnh tiết niệu
- 9. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa
- 10. Tăng cân, béo phì
- 11. Dễ bị giãn tĩnh mạch
1. Làm tăng nguy cơ đau tim
Có thể bạn chưa biết, ngồi nhiều chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ đau tim cũng như mắc các bệnh tim mạch như: cao huyết áp, tắc động mạch vành, suy tim…
Để minh chứng cho việc này, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu so sánh giữa hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm những người lái xe quá cảnh, ngồi hầu hết trong ngày và nhóm thứ hai là những người luôn đứng hoặc di chuyển. Kết quả cho thấy, dù chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt tương tự nhau nhưng nhóm người ngồi nhiều có khả năng mắc bệnh tim cao gấp đôi so với những người đứng.
2. Có khả năng mắc chứng nghẽn mạch
Tác hại của thói quen ngồi nhiều, bất động một chỗ quá lâu làm hình thành cục máu đông bên trong lòng tĩnh mạch, thường là ở chân. Hiện tượng này không chỉ gây đau, phù nề, cảm giác nóng ở vùng chân bị sưng đau mà còn dễ tiến triển thành thuyên tắc động mạch phổi, nếu cục máu đông bị vỡ ra và nằm trong phổi.
Đau bàn chân là một triệu chứng khá phổ biến với các dạng như đau ngón chân, đau gan bàn chân, đau gót chân, đau lòng bàn chân, mắt cá và đau mu bàn chân. Các bệnh này sẽ khiến người bệnh di chuyển khó nhọc, ảnh hưởng đến chất…
3. Căng thẳng và sa sút trí tuệ
Không ít người nghĩ rằng, ngồi làm việc lâu trước máy tính chỉ ảnh hưởng đến làn da. Trên thực tế, nếu ngồi làm việc trong thời gian dài, không có khoảng thời gian nghỉ để thư giãn còn gây hại đến sức khỏe và tinh thần. Cụ thể, khi não bộ phải tập trung cao độ liên tục không chỉ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, bực tức trong người; mà còn tác động mạnh đến trí nhớ và khả năng chú ý trong công việc và sinh hoạt hàng ngày.
4. Phá hỏng lưng, dẫn đến các bệnh lý cột sống
Ngồi nhiều, liên tục thực hiện các tư thế sai thường xuyên và trong thời gian dài không chỉ làm xuất hiện tình trạng gù lưng, sai lệch đốt sống, cong vẹo… mà còn tác động đến chức năng của cột sống – “trụ cột” nâng đỡ toàn bộ cơ thể.
Xem thêm: > Những tư thế ngồi sai gây đau cổ > Bệnh gù lưng có nguy hiểm không? > Vẹo cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị > Sự thật thú vị về cột sống con người có thể bạn chưa biết
Khi cột sống suy yếu, bị tỳ đè nhiều sẽ làm tăng áp lực lên các đốt xương, khớp, gây quá tải cho một số dây chằng, cơ cũng như chèn ép lên toàn bộ hệ thống thần kinh. Điều này gây ra hàng loạt chứng bệnh về cơ-xương-khớp khó điều trị dứt điểm như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, tê bì tại các chi, thoái hóa vùng chậu…
5. Nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
Kết quả từ các nghiên cứu sức khỏe cho thấy, khi ngồi quá lâu thì cơ thể sẽ ít tham gia vào quá trình đốt cháy calo. Từ đó, cách cơ thể phản ứng với insulin, hormone giúp đốt cháy đường và carbs tạo năng lượng hoạt động kém hiệu quả. Hệ quả là tăng khả năng mắc tiểu đường type 2 lên 7%.
6. Ngồi nhiều có thể gây loãng xương
Hiện nay, loãng xương không còn là căn bệnh tuổi già mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân là vì việc ngồi yên, không vận động có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi dinh dưỡng của cơ thể, đặc biệt là canxi. Lúc này, lượng canxi dự trữ trong xương sẽ được sử dụng thay thế, về lâu dài dẫn đến tình trạng mất xương, loãng xương, thậm chí là gãy xương.
Loãng xương là một bệnh phổ biến nhưng rất khó phát hiện cho đến khi tình trạng gãy xương xảy ra. Bên cạnh chế độ sống lành mạnh và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thực hiện các xét nghiệm để đo loãng xương thường xuyên cũng là cách…
7. Nguy cơ mắc bệnh ung thư
Tác hại của việc ngồi nhiều tiếp theo mà nhiều người không ngờ đến là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ở nữ giới. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những phụ nữ ngồi yên một chỗ 6 tiếng trở lên có tỷ lệ bị ung thư cao hơn 10% so với người ngồi ít. Đồng thời, còn có nhiều khả năng phát triển thành một số loại ung thư: đa u tủy, ung thư buồng trứng và ung thư vú xâm lấn.
8. Ngồi nhiều có thể gây bệnh tiết niệu
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiết niệu thường xảy ra ở nhân viên văn phòng, chiếm phần lớn là nữ giới. Theo đó, khi ngồi quá lâu, không thường xuyên vận động khiến việc lưu thông mạch máu kém, cơ thể ứ đọng nước tiểu dẫn tới nhiễm trùng bàng quang. Đặc biệt, cấu tạo đường niệu ở nữ ngắn hơn so với nam giới nên nguy cơ viêm đường tiết niệu cũng nhiều hơn.
9. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa
Những người ngồi nhiều, ngồi làm việc lâu trước máy tính rất dễ gặp phải các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, viêm ruột, loét dạ dày, sa trực tràng… Cụ thể, khi cơ thể thường trong trạng thái thụ động sẽ có xu hướng giảm nhu động và tiết dịch dạ dày, ruột. Lúc này, thức ăn vào hệ tiêu hóa không được lên men, hấp thụ hết và tích tụ lại làm dạ dày chướng hơi, đầy bụng – nguyên nhân gây vấn đề về tiêu hóa.
10. Tăng cân, béo phì
Nếu bạn ngồi một chỗ suốt nhiều giờ liên tục, không vận động nhiều thì quá trình trao đổi chất sẽ bị gián đoạn dẫn tới tích tụ mỡ thừa quanh vùng eo, bụng. Đồng thời, việc này cũng khiến bạn dễ tăng cân hơn, vì trong khi ngồi tốc độ đốt cháy calories chỉ giảm xuống 1 calorie mỗi phút.
11. Dễ bị giãn tĩnh mạch
Thông thường, máu chảy từ tim đi nuôi cơ thể qua các động mạch và trở lại tim qua hệ tĩnh mạch. Song, khi ngồi quá lâu khiến máu chảy về chi dưới nhiều mà không thể trở về tim, gây ứ trệ máu tại tĩnh mạch chân dẫn đến dấu hiệu sưng, xoắn hoặc phình – gọi là giãn tĩnh mạch. Căn bệnh này tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ khiến người bệnh bị đau, nhức mỏi, khó khăn trong vận động và sinh hoạt.
Tóm lại, tác hại của ngồi nhiều, ngồi làm việc lâu trước máy tính có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy, để khắc phục những tác động tiêu cực của thói quen xấu này bạn nên tăng cường vận động nhiều hơn trong ngày, bằng cách:
- Đứng lên vươn vai và đi lại quanh bàn làm việc sau khoảng 2 giờ làm việc.
- Đi thang bộ thay cho thang máy.
- Thay đổi tư thế, vận động chân tay ngay tại ghế ngồi trong lúc làm việc.
- Đứng khi nói chuyện điện thoại hoặc xem tivi.
- Sử dụng ghế tựa lưng phù hợp với dáng người.
- Dạo quanh văn phòng, tòa nhà trong giờ giải lao.
- Thay vì sử dụng bàn làm việc ngồi, hãy thử bàn đứng để việc di chuyển, vận động dễ dàng hơn.
Đặc biệt, mỗi người nên chú ý sức khỏe xương khớp và tầm soát cột sống định kỳ cho bản thân và cả gia đình. Bởi lẽ, các bệnh lý về cột sống rất dễ xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là trong thời điểm giãn cách xã hội, nhiều nhân viên, học sinh, sinh viên… phải ở nhà làm việc và học tập trực tuyến, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử, bàn ghế không phù hợp.
Hiện nay, phòng khám ACC là lựa chọn của nhiều người khi muốn thăm khám và chữa trị các bệnh về cơ-xương-khớp. Là đơn vị chuyên khoa Thần kinh cột sống đầu tiên được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động, cùng đội ngũ bác sĩ 100% người nước ngoài được đào tạo bài bản, giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, ACC tự hào đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế cho hàng ngàn bệnh nhân (trong đó có cả giới văn phòng và nhiều người bị đau xương khớp do tính chất công việc ngồi nhiều).
Hơn nữa, phòng khám ACC cam kết điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật nên người bệnh không lo biến chứng hay tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ thiết kế lộ trình điều trị riêng biệt, kết hợp các bài tập phù hợp với trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Nhờ đó, giúp đảm bảo hiệu quả dài lâu, ngăn ngừa cơn đau tái phát.