Một số người lựa chọn mổ dây chằng chéo trước khi có chấn thương xảy ra vì nghĩ rằng đây là cách chữa lành thương tổn ở dải mô mềm này nhanh chóng. Tuy nhiên, đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không? Chi phí bao nhiêu và có cần phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau.
Đứt dây chằng chéo trước là tổn thương khá phổ biến ở các vận động viên hoặc những người chơi thể thao. Cơn đau do rách dây chằng chéo trước xuất hiện rồi lại hết, thỉnh thoảng có cảm giác khớp không vững khi vận động. Do triệu chứng này…
1. Phương pháp phẫu thuật khi đứt dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước có vai trò gắn kết các đoạn xương ở đầu gối lại với nhau, thông qua đó cố định khớp gối. Đây là bộ phận rất dễ bị tổn thương do vận động sai cách, xoay hoặc vặn đầu gối khi đang chuyển động. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức khó tả và việc đi lại cũng trở nên khó khăn hơn.
Để sớm chữa lành chấn thương ở dây chằng chéo trước, nhiều người đã lựa chọn hướng điều trị bằng phẫu thuật.
> Xem ngay: Nhận biết sớm đứt dây chằng đầu gối, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm
Mổ dây chằng chéo trước thường được chỉ định thực hiện vào thời điểm sau 3 tuần kể từ khi bị chấn thương. Khi mổ tái tạo dây chằng chéo trước, bác sĩ sẽ sử dụng một mảnh ghép gân khác (mảnh ghép gân hamstring, gân tứ đầu đùi, gân bánh chè…) để thay thế cho dây chằng chéo trước khớp gối đã bị đứt. Thời gian phẫu thuật dây chằng chéo trước sẽ phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật được lựa chọn và tình trạng đứt rách dây chằng ở mỗi người.
Hiện nay, không ít bệnh nhân tin rằng phẫu thuật có thể giúp họ khôi phục chức năng của dây chằng chéo trước như cũ. Tuy nhiên trên thực tế, quan điểm này chưa chính xác vì vấn đề phục hồi chức năng còn dựa vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như thể trạng đặc thù của người bệnh và quá trình điều trị phục hồi sau phẫu thuật.
Bên cạnh đó, mặc dù được đánh giá cao về hiệu quả điều trị nhưng phẫu thuật dây chằng chéo trước không phải là lựa chọn lý tưởng cho mọi trường hợp.
2. Những rủi ro tiềm ẩn của phẫu thuật dây chằng chéo trước
Theo nghiên cứu, mổ tái tạo dây chằng chéo trước mang một số yếu tố rủi ro tiềm ẩn ít người biết. Chúng thường bao gồm:
- Xuất huyết nặng hoặc hình thành huyết khối trong mao mạch
- Cơn đau đầu gối tiếp tục tái phát
- Bệnh truyền nhiễm hoặc thải ghép (đối với trường hợp nối ghép dây chằng với phần mô của người khác)
- Nhiễm trùng
- Khớp gối cứng và suy yếu
- Phạm vi hoạt động bị giới hạn đáng kể
Mặt khác, nếu trẻ em bị rách dây chằng chéo trước còn có nguy cơ bị chấn thương phần sụn tăng trưởng, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển xương. Do đó, sự thương tổn xảy ra ở bộ phận này có thể gây suy giảm khả năng phát triển toàn diện của xương. Thêm vào đó, những rủi ro phẫu thuật trên còn có nhiều khả năng ảnh hưởng đến chấn thương sụn tăng trưởng theo hướng tiêu cực hơn. Vì vậy, hầu hết bác sĩ đều không chỉ định trẻ phải làm phẫu thuật.
3. Nên mổ dây chằng chéo trước hay điều trị bảo tồn?
Không chỉ tiềm ẩn các rủi ro, sau mổ dây chằng chéo trước, người bệnh phải dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thăm khám sức khỏe định kỳ. Một liệu trình vật lý trị liệu sau mổ dây chằng chéo trước cũng sẽ được chỉ định cho từng người bệnh để hỗ trợ khôi phục khả năng vận động của khớp gối. Tuy nhiên, cần lưu ý phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước chỉ đạt hiệu quả khi người bệnh luyện tập đúng cách, theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không vận động khớp gối mạnh hay chơi thể thao khi tổn thương chưa lành. Người bệnh chỉ nên quay lại chơi thể thao sau mổ dây chằng chéo trước sau 9 tháng kể từ khi phẫu thuật.
Vì vậy, trước những biến chứng cùng thời gian hồi phục lâu, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phẫu thuật. Nhiều chuyên gia cũng cho biết rằng, mổ dây chằng chéo trước không phải lúc nào cũng là phương án tốt nhất, nền Y học hiện đại còn có rất nhiều cách điều trị tổn thương dây chằng chéo trước mà không cần phẫu thuật.
Trong những trường hợp dây chằng chéo trước đứt không hoàn toàn, khớp gối còn vững, đứt dây chằng chéo trước ở trẻ em hoặc bệnh nhân lớn tuổi, phương pháp điều trị bảo tồn được kết hợp phục hồi chức năng tích cực được đánh giá cao hơn. Nhưng khi thực hiện cách điều trị này, người bệnh cũng cần phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là đơn vị chuyên khoa đi đầu trong lĩnh vực điều trị không dùng thuốc hoặc phẫu thuật cho các bệnh lý cơ xương khớp – cột sống, chấn thương thể thao bao gồm cả chấn thương dây chằng chéo trước.
Chúng tôi tự hào đã điều trị thành công cho hàng chục nghìn bệnh nhân gặp vấn đề về dây chằng với liệu trình điều trị thương tổn ở dây chằng chéo trước gồm có tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV và sóng xung kích Shockwave, kết hợp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng khớp gối.
Đặc điểm chung của sóng xung kích Shockwave và tia laser cường độ cao thế hệ IV là khả năng tác động sâu vào vùng mô bị tổn thương, từ đó tiêu giảm sưng viêm và thúc đẩy cơ chế tự chữa lành thương tổn của cơ thể, đồng thời kích thích quá trình tái tạo tế bào mới thay thế các tế bào cũ đã “chết”.
Mặt khác, đối với trường hợp phát sinh biến chứng, ví dụ như trật khớp gối, các bác sĩ ACC cũng có thể giúp điều trị tận gốc bằng liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Phương pháp này đề cập đến việc sử dụng tay với một lực vừa phải để nắn chỉnh lại các cấu trúc xương khớp bị sai lệch quay trở về đúng vị trí. Nhờ vậy, các cơn đau nhức khó chịu sẽ dần dần biến mất hoàn toàn mà không cần đến sự can thiệp của phẫu thuật hay thuốc giảm đau.
Tạm biệt đau đầu gối chỉ trong thời gian ngắn
Như vậy, có thể thấy thay vì lựa chọn phương án điều trị mang tính rủi ro như mổ dây chằng chéo trước, người bệnh nên cân nhắc về một liệu trình điều trị hiệu quả nhưng đảm bảo không đau và an toàn hơn như tại phòng khám ACC. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được thăm khám bởi đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài và trải nghiệm liệu trình chữa đau an toàn, hiện đại!
Xem thêm: