Tất tần tật thông tin về trật khớp ngón tay

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Trật khớp ngón tay xảy ra khi các đốt xương của ngón tay bị lệch khỏi vị trí sinh học, ảnh hưởng đến phần khớp tại đây. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu bởi những triệu chứng như đau nhức, sưng khớp hay thậm chí là không thể co duỗi ngón tay bình thường.

trật khớp ngón tay
Trật khớp ngón tay làm hạn chế khả năng co duỗi của các ngón tay

Tình trạng trật khớp, bong gân hay gãy ngón tay thường có chung một số triệu chứng nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy vậy, phương pháp điều trị hiệu quả cho mỗi vấn đề trên không giống nhau. Do đó, nếu bạn không xác định đúng loại chấn thương đang xảy ra, việc điều trị có thể không đem lại hiệu quả như mong đợi. Thậm chí, người bệnh cũng có khả năng rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào trật khớp ngón tay và giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề xoay quanh tình trạng này. Thông qua đó, bạn có thể tìm kiếm cho mình biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất nếu ngón tay không may bị trật khớp.

1. Trật khớp ngón tay là gì?

Mỗi ngón tay của chúng ta đều có 3 khớp, riêng ngón cái chỉ có 2. Những bộ phận này chịu trách nhiệm hỗ trợ ngón tay co duỗi dễ dàng.

Khi ngón tay phải chịu áp lực từ bên ngoài quá lớn, chẳng hạn như chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn, các xương ngón tay đều có nguy cơ xê dịch khỏi vị trí ban đầu, từ đó gây nên tình trạng trật khớp. Theo nghiên cứu, khớp ở giữa ngón tay là vị trí dễ bị tác động nhất.

2. Vì sao bạn bị trật khớp ngón tay?

nguyên nhân gây trật khớp ngón tay
Sức ép từ cửa và bản lề tác động lên ngón tay khiến các đốt xương lệch khỏi khớp

Bất kỳ ngoại lực với cường độ cao nào ảnh hưởng trực tiếp đến ngón tay đều có khả năng gây phát sinh trật khớp, ví dụ như:

  • Ngón tay bị kẹt cửa: Sức ép từ cửa và bản lề đồng thời tác động lên ngón tay rất dễ khiến các đốt xương lệch khỏi khớp.
  • Té ngã: Va đập trực tiếp với mặt đất cũng góp phần đáng kể dẫn đến trật khớp ngón tay.
  • Chấn thương thể thao: Những môn thể thao mang tính đối kháng và chơi bằng tay như bóng chuyền, bóng rổ… rất dễ khiến khớp giữa của ngón tay bị trật. Nguyên nhân là do các ngón tay phải chịu áp lực lớn truyền từ bóng qua khi thực hiện thao tác chặn hoặc bắt bóng. Ngoài ra, thủ môn trong bóng đá cũng thường bị trật khớp ngón tay với lý do tương tự.

Mặt khác, đôi khi di truyền cũng góp phần khiến ngón tay bị trật khớp. Sức khỏe dây chằng ở một số người có thể yếu bẩm sinh, khiến các dải mô này gặp nhiều khó khăn trong việc cố định các đốt xương tại khớp. Do đó, dù là chấn thương nhẹ, những người này vẫn có rủi ro cao bị trật khớp.

3. Làm thế nào để nhận biết trật khớp ngón tay?

Cảm giác đau nhức khó chịu ngay tại vị trí khớp bị trật ở ngón tay là triệu chứng phổ biến nhất. Bên cạnh đó, lúc này người bệnh còn có thể bộc lộ một vài dấu hiệu khác, ví dụ như:

  • Khu vực trật khớp sưng lên
  • Ngón tay có xu hướng cong, khó duỗi thẳng được
  • Cảm giác tê ngứa chạy dọc trên ngón tay bị trật khớp
  • Vết bầm tím xuất hiện
  • Màu da nhạt dần vì lưu lượng máu tại đây quá ít
  • Ngón tay bị chấn thương gần như không cử động được
Tê đầu ngón tay là bệnh gì? TOP 10+ nguyên nhân thường gặp

Một người bị tê đầu ngón tay có thể gặp khó khăn trong việc cầm, nắm đồ vật do không thể điều khiển các ngón tay hoạt động như mong muốn. Tình trạng này thường diễn ra chung với những dấu hiệu đặc trưng như ngứa ran hoặc châm chích…

4. Nên làm gì khi bị trật khớp ngón tay?

Tự nắn ngón tay khi bị trật khớp là điều tối kỵ. Hãy nhớ rằng bạn không phải chuyên gia được đào tạo bài bản, chuyên sâu về cơ xương khớp. Do đó, hành động bạn đang làm có khả năng cao không đưa các đoạn xương về đúng vị trí mà ngược lại, nó còn khiến cho tình trạng chấn thương tồi tệ hơn.

bị trật khớp ngón tay nên làm gì
Không nên tự nắn ngón tay khi bị trật khớp

Đồng thời, một loạt bộ phận xung quanh cũng có nguy cơ chịu liên lụy, chẳng hạn như:

  • Dây chằng
  • Dây thần kinh
  • Gân
  • Mạch máu

Mặt khác, không ít người nhầm lẫn tình trạng trật khớp, bong gân và gãy xương ngón tay, do chúng có biểu hiện tương tự nhau. Vì vậy, khi phát hiện những triệu chứng đề cập trên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để xác định vấn đề đang xảy ra. Việc chẩn đoán đúng loại chấn thương mà bạn gặp phải ngay từ đầu sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị đáng kể.

Cùng tìm hiểu về vấn đề bong gân ngón tay do chơi thể thao

Bong gân ngón tay là một trong nhiều dạng chấn thương thể thao thường gặp nhất. Tình trạng này gây không ít khó khăn cho người bệnh trong công việc, sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, bạn nên áp dụng các biện pháp như điều trị bằng sóng xung kích…

Các phương pháp điều trị trật khớp ngón tay thường thấy gồm:

Đeo nẹp

Thông thường, biện pháp đeo nẹp chỉ dành cho những trường hợp trật khớp nhẹ, không quá nghiêm trọng.

Nẹp là thiết bị y tế chuyên dụng, đóng vai trò bảo vệ và cố định ngón tay bị thương trong thời gian cơ thể tự chữa lành thương tổn. Đồng thời, việc đeo nẹp còn giúp người bệnh hạn chế trường hợp chấn thương tái phát trong giai đoạn này.

Thời gian đeo nẹp thường không quá lâu, vì nó sẽ khiến khớp cứng vĩnh viễn, từ đó suy giảm khả năng hoạt động ngón tay. Do đó, bác sĩ chỉ yêu cầu người bệnh sử dụng nẹp trong vòng vài tuần.

> Xem thêm: Nguyên nhân gây ra chứng cứng khớp ngón tay ở người lớn tuổi

Phẫu thuật

Nếu tình trạng trật khớp tiến triển nặng, ảnh hưởng đến dây chằng, gây biến dạng cấu trúc xương cũng như chèn ép các dây thần kinh xung quanh, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm phẫu thuật.

Thực tế, phẫu thuật rất ít khi cần thiết. Thủ thuật này chủ yếu chỉ diễn ra khi những phương pháp điều trị khác không đem lại kết quả như mong muốn. Nguyên nhân là do những rủi ro tiềm ẩn mà người bệnh có thể gặp phải khi làm phẫu thuật trật khớp ngón tay, chẳng hạn như:

  • Xuất huyết nặng
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê liệt ngón tay hoàn toàn

Đồng thời, chi phí cho một ca mổ cũng là bài toán khó cho người bệnh vốn có kinh tế không dư dả.

Do đó, ngày nay, với nền y học hiện đại và phát triển, bác sĩ thường đề xuất người có ngón tay bị trật khớp nên thử trải nghiệm phương pháp điều trị mới, có khả năng giúp giảm đau mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật. Liệu pháp này gọi là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).

Chữa trật khớp ngón tay bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống có hiệu quả như mong đợi?

Cấu trúc xương ngón tay lệch khỏi vị trí vốn có là nguyên nhân gốc rễ hình thành nên tình trạng trật khớp. Nhằm khắc phục vấn đề này, các chuyên gia trong lĩnh vực thần kinh cột sống sẽ sử dụng tay, với lực đạo vừa phải, để nắn chỉnh lại cấu trúc xương khớp như cũ, thông qua đó kích hoạt cơ chế tự chữa lành vết thương của cơ thể. Như vậy, các cơn đau nhức khó chịu có thể nhanh chóng tan biến mà không cần đến sự can thiệp của phẫu thuật hay thuốc giảm đau.

Một điều quan trọng mà người bệnh nên lưu ý là nếu Trị liệu Thần kinh Cột sống do bác sĩ không chuyên thực hiện, hiệu quả chữa trị có thể không như mong đợi. Do đó, bạn nên tiếp nhận điều trị tại những trung tâm, cơ sở y tế uy tín, ví dụ như phòng khám ACC.

Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là đơn vị đầu tiên về lĩnh vực này được Bộ Y tế Việt Nam công nhận. Sau hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC tự hào đã chữa trị dứt điểm tình trạng đau nhức dai dẳng của hàng nghìn người mắc bệnh về cơ xương khớp nói chung và trật khớp ngón tay nói riêng.

Bên cạnh tỷ lệ điều trị thành công cực cao, phòng khám ACC còn “ghi điểm” với người bệnh bằng những ưu thế vượt trội như sau:

  • Đội ngũ bác sĩ 100% đến từ các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc,… được đào tạo bài bản, chuyên sâu về Trị liệu Thần kinh Cột sống.
  • Thể trạng, cơ địa cũng như mức độ phát triển bệnh ở mỗi người hoàn toàn khác nhau. Do đó, phác đồ điều trị tại ACC luôn được xây dựng dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá tổng quát ban đầu của người bệnh, nhằm đảm bảo việc chữa trị sẽ tiến hành thuận lợi và an toàn cho bệnh nhân.
  • Cơ sở vật chất tân tiến, hiện đại. Những trang thiết bị, máy móc hỗ trợ phục hồi chức năng ở phòng khám ACC đều được sản xuất và nhập khẩu từ châu Âu và Hoa Kỳ, chẳng hạn như sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV… có khả năng giúp người bệnh rút ngắn thời gian bình phục và sớm lấy lại niềm vui cuộc sống.
điều trị trật khớp ngón tay tại ACC
Điều trị trật khớp ngón tay bằng tia laser tại phòng khám ACC

Tuy trật khớp ngón tay thường không quá nghiêm trọng nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân đang gặp phải vấn đề này, bạn hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa, uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhé.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục