Bê đồ nặng bị đau lưng là hiện tượng khá phổ biến và có thể bắt gặp ở hầu hết mỗi người. Các cơn đau này có thể hết sau vài phút, vài tiếng, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến vài tuần hoặc thậm chí là cả tháng gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy bị đau lưng sau khi bê đồ nặng phải làm sao? Cùng ACC tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Vì sao bê đồ nặng có thể gây ra đau lưng?
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng khi bưng bê đồ nặng có thể là do:
1.1 Làm giãn dây chằng vùng thắt lưng
Nguyên nhân đầu tiên khiến bạn bị đau lưng sau khi làm việc nặng là do bị giãn dây chằng vùng thắt lưng. Cụ thể như khi bạn phải gắng sức để khiêng vác vật quá nặng hoặc bê sai tư thế sẽ khiến các dây chằng bị kéo căng quá mức, co rút và gây đau. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác căng cứng vùng lưng, sưng, nóng, đỏ kèm theo đó là những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội và khó cúi gập hoặc xoay vặn người.
Khi bạn bê đồ nặng có thể khiến dây chằng vùng thắt lưng bị kéo giãn quá mức và gây ra đau lưng.
1.2 Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về cột sống
Thường xuyên bị đau lưng sau khi bê đồ nặng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý về cột sống như thoái hóa đốt sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm thắt lưng,… Bởi vì khi mang vác nặng quá nhiều sẽ khiến vùng cột sống thắt lưng chịu nhiều áp lực, lâu ngày bị tổn thương gây đau lưng và làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý kể trên.
2. Những triệu chứng cho thấy lưng bị tổn thương sau khi bê đồ nặng
Dưới đây là những dấu hiệu lưng bị tổn thương khi bưng bê đồ nặng:
- Đau nhói, sưng tấy, bầm tím hoặc nóng ấm ở vùng thắt lưng.
- Cơn đau có thể tập trung tại một điểm hoặc lan rộng khắp vùng lưng dưới.
- Đau lưng có thể lan xuống hông, mông và chân kèm theo cảm giác tê bì, châm chích hoặc yếu cơ ở chân.
- Mức độ đau có thể nhẹ hoặc nặng và thường tăng khi vận động, di chuyển, cúi người hoặc xoay cơ thể.
- Khó khăn trong việc duy trì tư thế đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài.
Đau nhức lưng, sưng tấy hoặc khó khăn trong việc vận động, cúi người,… là những dấu hiệu thường thấy nhất khi bạn vừa bê đồ nặng.
3. Bị đau lưng sau khi bê đồ nặng có nguy hiểm không?
Mặc dù đa phần các cơn đau lưng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng nhiều việc vận động, di chuyển, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, mỗi khi cơn đau lưng tái phát khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau đớn, khó chịu.
4. Bê đồ nặng bị đau lưng nên làm gì?
Trong trường hợp bị đau lưng khi bưng bê đồ nặng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để xử lý:
4.1 Nghỉ ngơi
Đối với người bệnh chỉ đau lưng nhẹ, bạn có thể nằm nghỉ ngơi và hạn chế bưng bê hoặc vận động mạnh để giúp cột sống được thư giãn và phục hồi. Từ đó giảm dần các cơn đau thắt lưng tại chỗ.
4.2 Chườm lạnh kết hợp chườm nóng
Để xoa dịu cơn đau lưng sau khi bê đồ nặng, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh kết hợp với chườm nóng. Theo đó, chườm lạnh sẽ giúp kích thích co mạch máu, làm tê cơn đau, giảm sưng viêm. Để thực hiện bạn có thể đặt vài viên đá vào chiếc khăn để chườm lên vị trí đau lưng trong 15 – 20 phút.
Trong khi đó, chườm nóng có tác dụng giúp giãn mạch và kích thích lưu thông máu, các cơ được thư giãn, từ đó giảm nhanh cơn đau. Bạn có thể sử dụng túi chườm ấm và đặt lên vị trí đau lưng trong 15 – 20 phút. Lưu ý không được để nhiệt độ quá cao vì có thể gây bỏng da.
Bạn có thể chườm nóng/ lạnh tại vị trí đau sẽ giúp thư giãn, giảm sưng viêm và đau nhức vùng lưng.
4.3 Sử dụng gối mềm đặt dưới lưng
Đối với những trường hợp cơn đau lưng nhẹ do bê đồ nặng, khi nằm nghỉ ngơi bạn có thể sử dụng một chiếc gối mềm đặt dưới lưng và một chiếc gối mỏng lót dưới cổ. Cách này sẽ làm giảm áp lực và giúp cột sống lưng được thư giãn, cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả.
4.4 Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
Những loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen, có thể giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau lưng hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý những loại thuốc này không được sử dụng bừa bãi và kéo dài có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến gan, thận và dạ dày. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
4.5 Massage lưng
Bên cạnh những phương pháp trên, khi bê đồ nặng bị đau lưng bạn có thể áp dụng cách massage lưng để thư giãn và giảm đau. Massage có thể giúp giãn cơ, mở rộng các khe khớp đồng thời giải phóng áp lực chèn ép lên rễ và dây thần kinh, từ đó giúp giảm đau nhức lưng hiệu quả. Đồng thời, massage lưng còn xua tan mệt mỏi và giúp tăng dần khả năng vận động của cột sống đang bị hạn chế.
Massage cũng là cách giúp cải thiện những cơn đau lưng hiệu quả.
> Xem ngay: 7 cách chữa đau lưng nhanh, đơn giản và hiệu quả
Sau khi áp dụng các phương pháp trên và cơn đau đã thuyên giảm, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị dứt điểm, tránh nguy cơ cơn đau tiến triển trầm trọng.
Trải qua hơn 18 năm hoạt động, phòng khám ACC tự hào vì đã chữa trị các cơn đau lưng thành công cho hàng ngàn bệnh nhân đau lưng cấp và mãn tính bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống. Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật, để đưa những cấu trúc sai lệch về đúng vị trí tự nhiên ban đầu. Qua đó, giải phóng sự chèn ép ở các dây thần kinh thắt lưng giúp giảm cơn đau nhức lưng tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
Bác sĩ Timothy Gallivan tại ACC đang thăm khám và điều trị đau nhức lưng cho bệnh nhân.
Hơn hết khi đến thăm khám và điều trị tại ACC, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm vì:
- Được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm. Tùy tình trạng mỗi người, bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa kết hợp Chiropractic với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, giúp xua tan cơn đau lưng trong thời gian ngắn và hạn chế tái phát.
- Đặc biệt, liệu trình điều trị tại ACC còn có sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu phục hồi chức năng ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV, thiết bị giảm áp Vertetrac,… Qua đó giúp đẩy nhanh quá trình điều trị đau lưng, duy trì thể lực và khôi phục khả năng vận động vốn có.
Liệu trình điều trị tại ACC còn kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng với những thiết bị hiện đại giúp giảm đau lưng nhanh chóng và khôi phục khả năng vận động.
- Không chỉ vậy, trong suốt quá trình điều trị đau lưng tại ACC, bạn sẽ luôn có bác sĩ – chuyên viên đồng hành, hướng dẫn cặn kẽ khi tập luyện. Đồng thời, tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt nhờ đó tình trạng đau lưng khi bê đồ nặng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
>> Liên hệ đặt hẹn ngay ACC để được tư vấn chi tiết về liệu trình điều trị đau nhức lưng hiệu quả, an toàn!
5. Cách phòng ngừa nguy cơ đau lưng khi bê đồ nặng
Để ngăn ngừa tình trạng bê đồ nặng bị đau lưng, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
- Giữ cho cơ thể thăng bằng bằng cách đứng vững, chân rộng bằng vai để tạo điểm tựa tốt trước khi nâng đồ.
- Khi cúi người xuống để nâng đồ, bạn hãy uốn cong đầu gối, giữ thẳng lưng và dùng sức từ chân để đẩy cơ thể lên. Hạn chế dùng lưng để nâng đồ.
- Duy trì tư thế thẳng lưng, tránh xoay người khi bê đồ và không thực hiện các động tác quá sức.
- Giữ đồ vật sát với cơ thể để giảm thiểu lực kéo lên lưng và hạn chế mất thăng bằng.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như đai lưng, xe đẩy,… giúp bảo vệ cột sống khi bê đồ vật nặng thường xuyên.
- Nên chia nhỏ thành các phần để bê và di chuyển nhiều lần, tránh bê quá nặng trong một lần.
- Luôn ước tính khối lượng và kích thước của vật trước khi bê để có thể chuẩn bị tư thế đúng nhất.
- Đảm bảo vận động, làm việc và sinh hoạt vừa phải, khoa học để hạn chế nguy cơ dẫn đến đau lưng, hoặc nặng hơn là chấn thương vùng lưng.
- Giữ thói quen tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cho cơ lưng và chân.
Triệu chứng bị đau lưng sau khi bê đồ nặng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ cơn đau nhẹ đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau lan xuống chân, co thắt cơ, hoặc tê bì. Do đó, khi bị đau lưng ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, người bệnh không nên chủ quan, hãy sớm đến thăm khám tại cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Đau lưng lan xuống mông và chân là dấu hiệu cảnh báo điều gì? Những vị trí đau lưng nguy hiểm và nên làm gì để khắc phục? Đau lưng cơ năng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị