Khi nào bạn cần đo loãng xương?

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Loãng xương là một bệnh phổ biến nhưng rất khó phát hiện cho đến khi tình trạng gãy xương xảy ra. Bên cạnh chế độ sống lành mạnh và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thực hiện các xét nghiệm để đo loãng xương thường xuyên cũng là cách hữu hiệu để phòng tránh bệnh lý này. Tại phòng khám ACC, bệnh nhân bị loãng xương sẽ được điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống nhằm lấy lại khả năng di chuyển cũng như tăng khả năng hồi phục tốt hơn.

1. Tổng quan về các xét nghiệm đo loãng xương

1.1. Đo loãng xương là gì?

Loãng xương là bệnh lý xảy ra khi xương trở nên yếu và mỏng. Lúc này, xương sẽ vô cùng dễ vỡ hơn bao giờ hết. Bệnh thường diễn biến âm thầm và không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Nếu không có xét nghiệm đo loãng xương, người bệnh khó có thể nhận ra mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương.

Khi nào cần đo loãng xương
Loãng xương khiến xương trở nên giòn và xốp hơn

Đo loãng xương là tập hợp các xét nghiệm có tác dụng kiểm tra mật độ khoáng xương (Bone Mineral Density – BMD). Dựa vào kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định rằng bạn hiện đang có bị loãng xương hay không, nguy cơ bị gãy xương trong tương lai hoặc tỷ lệ thành công của bạn trong việc điều trị loãng xương.

1.2. Các loại xét nghiệm cần thiết

Chụp X-quang thông thường chỉ có thể phát hiện vị trí bị gãy xương hoặc loãng xương khi bệnh đã khá nghiêm trọng. Thay vào đó, để biết được nguy cơ bị loãng xương của người bệnh, bác sĩ cần phải sử dụng những loại xét nghiệm chuyên biệt hơn. Cụ thể:

Xét nghiệm

Vị trí đo khối lượng xương

DXA (Đo hấp thụ năng lượng tia X kép)Cẳng tay, ngón tay và gót chân.
SXA (Đo hấp thụ tia X năng lượng đơn)Gót chân hoặc cổ tay.
DPA (Đo hấp thụ Photon kép)Cột sống, hông hoặc toàn bộ cơ thể.
SPA (Đo hấp thụ Photon đơn)Cổ tay
QCT (Chụp cắt lớp vi tính định lượng)Cẳng tay
QUS ( Siêu âm định lượng)Gót chân hoặc ngón tay

Trong các xét nghiệm trên, DXA là loại xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên mật độ xương ở mỗi vị trí trên cơ thể là khác nhau nên bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện nhiều hơn 1 xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất.

1.3. Ý nghĩa kết quả:

Kết quả đo độ loãng xương được biểu thị bằng các chỉ số T (T-score). Theo đó, chỉ số T càng nhỏ cho thấy nguy cơ bị loãng xương của bạn càng cao:

T-score

Ý nghĩa

-1 đến +1Xương bình thường
-1 đến -2.5Mật độ xương thấp nhưng chưa đến mức bị loãng xương
-2.5 trở xuốngBạn đã bị loãng xương

2. Khi nào cần đo loãng xương?

Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương. Tuy nhiên, vấn đề này xuất hiện phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Vì thế theo các chuyên gia, các xét nghiệm đo loãng xương nên được thực hiện khi:

  • Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên.
  • Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên và đã qua giai đoạn mãn kinh.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh nhưng gia đình có tiền sử bị loãng xương.
  • Xuất hiện những cơn đau lưng không rõ nguyên nhân.
  • Bị gãy xương khi mới hơn 50 tuổi.
  • Chu kỳ kinh nguyệt dừng bất thường, không đều dù phụ nữ đang không trong giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh.
  • Từng được cấy ghép nội tạng.
  • Tư thế của người bệnh ngày càng xấu đi, ví dụ lưng bị gù.
  • Có sự thay đổi về hormone.
  • Chiều cao bị giảm đi khoảng 4 cm.
Khi nào cần đo loãng xương
Loãng xương thường xảy ra phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi

> Tìm hiểu: Tại sao người già hay bị loãng xương?

3. Làm thế nào để điều trị loãng xương an toàn, hiệu quả?

Loãng xương gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Lúc này, các cơn đau sẽ thường xuyên xuất hiện và trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh vận động. Bên cạnh đó, loãng xương còn làm giảm chiều cao, biến dạng cột sống, và khiến xương dễ gãy. Về lâu dài, những bệnh nhân loãng xương sẽ có xu hướng bị suy giảm chức năng vận động.

Trước đây có rất nhiều bác sĩ cho rằng bệnh loãng xương dẫn đến thoái hóa xương khớp, hoặc đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Ngày nay, các bác sĩ lại đồng ý rằng bệnh loãng xương và thoái hóa là hai vấn đề khác nhau. Bệnh loãng xương có thể không khiến thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh loãng xương thường bị thoái hóa xương khớp do khó khăn trong việc di chuyển, nên hai chứng bệnh này thường diễn ra cùng nhau. Nhưng chúng tôi không nghĩ rằng loãng xương là nguyên nhân gây đau của thoái hóa. Loãng xương chỉ có ảnh hưởng nghiêm trọng duy nhất là khiến xương dễ gãy hơn mà thôi.

Những chia sẻ của bác sĩ Wade Brackenbury về chứng loãng xương ở người cao tuổi

Mặc dù không thể điều trị dứt điểm loãng xương, tuy nhiên bệnh nhân, đặc biệt là những người lớn tuổi vẫn có thể kiểm soát bệnh hiệu quả bằng nhiều cách. Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Giám đốc của phòng khám ACC, cách tốt nhất để kiểm soát và tránh những biến chứng do bệnh loãng xương gây ra là tích cực tập luyện thể thao và bổ sung những dưỡng chất có lợi cho xương (đạm, canxi, vitamin D). Lúc này các tế bào xương mới sẽ được sản sinh nhanh hơn, nhờ đó giúp tăng mật độ xương nhiều hơn. Tuy nhiên do cấu trúc xương của người bệnh lúc này khá yếu nên để đảm bảo an toàn, tránh khiến cho bệnh loãng xương trầm trọng hơn, bệnh nhân nên luyện tập cũng như bổ sung dưỡng chất dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống giúp đỡ người bệnh có khả năng đi lại, làm giảm nguy cơ chấn thương, bị ngã và gãy xương. Người bệnh loãng xương được trị liệu thần kinh cột sống sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn so với những người không sử dụng phương pháp này.

4. Những cách giảm thiểu nguy cơ bị loãng xương

Bên cạnh chủ động thực hiện các xét nghiệm đo mức độ loãng xương theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng những cách sau đây:

4.1. Thường xuyên tập thể thao

Ít vận động là nguyên nhân khiến mật độ xương giảm nhanh hơn. Vì thế mỗi ngày bạn nên dành một ít thời gian để thực hiện những bài tập đơn giản, phù hợp với bản thân.

Những bài tập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe… rất tốt trong việc rèn luyện sức bền, đồng thời tái tạo tế bào xương nhanh hơn, nhờ đó làm chậm quá trình loãng xương.

4.2. Duy trì cân nặng ở mức ổn định

Suy dinh dưỡng hay béo phì đều không tốt cho xương của bạn. Thay vì cố gắng giảm cân một cách đột ngột, bạn hãy giảm cân một cách từ từ. Nếu muốn giảm cân an toàn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để tránh việc bị loãng xương và suy nhược cơ thể do hấp thụ không đủ dưỡng chất.

4.3. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Đạm, canxi và vitamin D là những loại dưỡng chất cần thiết trong việc phòng chống loãng xương. Tùy theo thể trạng bản thân, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất trên thông qua các thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa,… hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tìm hiểu những thực phẩm bổ sung Canxi cho người lớn tuổi NGAY TẠI ĐÂY.

Bệnh loãng xương xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những phụ nữ lớn tuổi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm chậm quá trình loãng xương bằng cách điều chỉnh lối sống lành mạnh khoa học hơn. Đồng thời, việc chủ động thực hiện các xét nghiệm đo mức độ loãng xương cũng giúp bác sĩ biết được các yếu tố nguy cơ của bạn, từ đó có phương án ngăn ngừa và khắc phục kịp thời.

> Xem thêm: Phân biệt viêm xương khớp và loãng xương ở người cao tuổi

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục