Mặc dù hội chứng cổ vai cánh tay không quá phổ biến ở Việt Nam nhưng các chuyên gia luôn đánh giá cao mức độ nguy hiểm của tình trạng này, đặc biệt nếu bệnh không được điều trị kịp thời.
Hội chứng cổ vai cánh tay hay bệnh rễ thần kinh cổ (bệnh lý rễ tủy cổ) là thuật ngữ dùng để mô tả một loạt biểu hiện lâm sàng liên quan đến tổn thương đốt sống cổ và các dây thần kinh xung quanh. Trong đó, rễ thần kinh thứ sáu và thứ bảy thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Vì tình trạng sức khỏe trên không quá phổ biến nên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của hội chứng cổ vai cánh tay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ ảnh hưởng của bệnh lý rễ tủy cổ đến cuộc sống của một người, đồng thời mách bạn giải pháp điều trị tối ưu dành cho vấn đề này.
1. Người mắc hội chứng cổ vai cánh tay có biểu hiện gì?
Dấu hiệu của bệnh rễ thần kinh cổ ở mỗi người có thể không giống nhau, vì chúng thường thể hiện tùy theo nguyên nhân gây nên và giai đoạn bệnh tiến triển.
Hội chứng cổ vai cánh tay có khả năng phát sinh bởi nhiều yếu tố. Trong số đó, phổ biến nhất là hai vấn đề sức khỏe sau:
Thoái hóa cột sống cổ
Theo thống kê, khoảng 70-80% người mắc hội chứng cổ vai cánh tay do đốt sống cổ bị thoái hóa. Trong trường hợp này, người bệnh có thể bộc lộ triệu chứng:
- Đau nhức tại vùng cổ gáy. Các cơn đau thường âm ỉ và xuất hiện từ từ chứ không bùng phát đột ngột gây khó chịu.
- Tình trạng đau nhức chủ yếu phát sinh vào buổi sáng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Cường độ đau có xu hướng gia tăng sau khi người bệnh vận động mạnh hoặc chịu lực tác động đáng kể lên cổ, vai.
- Khả năng vận động cũng như phạm vi chuyển động của cổ bị hạn chế.
- Vẹo cổ (tuy nghiêm trọng nhưng rất hiếm gặp).
Bài viết tham khảo: > Đau nửa đầu vai gáy: Nguyên nhân và cách điều trị > Triệu chứng đau sau gáy và cách điều trị không dùng thuốc > Trẹo cổ là gì? Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
Mặt khác, tình trạng thoái hóa rất dễ kéo theo sự phát triển của gai xương. Nếu đủ dài, gai cột sống cổ có nguy cơ chèn ép vào các rễ thần kinh gần đó, dẫn đến một loạt tình trạng sau:
- Phạm vi đau nhức mở rộng: cơn đau phát sinh ở vùng vai gáy rồi nhanh chóng lan đến vùng chẩm, hai vai, cánh tay và thậm chí là bàn tay. Triệu chứng đau nhức càng rõ ràng khi bệnh nhân thực hiện các động tác cúi, ngẩng hoặc xoay đầu.
- Cảm giác tê bì, ngứa ran khó chịu chạy dọc từ cánh tay đến ngón tay, đi kèm với triệu chứng yếu cơ, khó cử động tay.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Khoảng 20-25% trường hợp hội chứng cổ vai cánh tay có nguyên nhân bắt nguồn từ thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm lâu ngày không chỉ có khả năng gây sức ép lên các dây thần kinh xung quanh mà còn cả tủy sống. Vì vậy, bên cạnh những triệu chứng chèn ép dây thần kinh đã được đề cập bên trên, trong trường hợp này, người bệnh còn có thể có một số dấu hiệu như:
- Suy giảm khả năng vận động phối hợp ở tay.
- Tê bì tay, dễ nhức mỏi.
- Teo cơ.
Ngoài ra, tùy vào vị trí tổn thương ở tủy sống mà người bệnh có nguy cơ bị liệt chi hoặc rối loạn phản xạ đại, tiểu tiện nếu tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng.
Một số triệu chứng khác
Đôi khi biểu hiện của một người mắc hội chứng cổ vai cánh tay còn có gồm:
- Đau đầu vùng chẩm
- Chóng mặt, ù tai
- Hoa mắt, trong vài trường hợp có thể đột ngột suy giảm thị lực
- Mất thăng bằng
- Dễ mệt mỏi
- Sụt cân
- Đổ mồ hôi vào ban đêm
- Rét run
Những triệu chứng trên rất dễ bị nhầm với dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe thông thường khác. Sự nhầm lẫn này khiến bệnh nhân mang tâm lý chủ quan, từ đó dẫn đến việc điều trị chậm trễ hoặc chọn sai cách khắc phục.
2. Hội chứng cổ vai cánh tay ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?
Những triệu chứng đau nhức, tê ngứa tay hoặc hạn chế vận động ở cổ, tay của bệnh lý rễ tủy cổ không chỉ đem lại cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng không ít đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Từ đó, chất lượng cuộc sống của họ sẽ suy giảm đáng kể.
Mặt khác, hội chứng cổ vai cánh tay lâu ngày không được điều trị tận gốc có nguy cơ cao để lại hàng loạt biến chứng nguy hiểm, trực tiếp đe dọa tính mạng của bệnh nhân, bao gồm:
- Hẹp ống sống cổ
- Liệt vĩnh viễn
- Thiếu máu não, dễ kéo theo đột quỵ gây tử vong
- Hội chứng chèn ép tủy, để lại di chứng tàn tật hoặc thậm chí gây tử vong
Do đó, các chuyên gia luôn khuyến nghị mọi người nên tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ bản thân mắc hội chứng cổ vai cánh tay. Việc này không chỉ tạo điều kiện cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi mà còn góp phần hạn chế biến chứng phát sinh.
3. Có thể điều trị hội chứng cổ vai cánh tay bằng cách nào?
Hiện nay, tình trạng sức khỏe này có thể được kiểm soát và chữa trị bằng nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn như:
Dùng thuốc giảm đau
Khi tiến hành chữa trị bệnh rễ thần kinh cổ, hầu hết bác sĩ sẽ bắt đầu với phương pháp bảo tồn. Trong đó, những loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen, aspirin… thường xuyên được sử dụng với mục đích thuyên giảm tình trạng đau nhức khó chịu, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh phản ứng viêm.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng giải pháp trên chỉ có thể tạm thời đẩy lui cơn đau, đồng thời không có tác dụng khắc phục hoàn toàn vấn đề thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Vì vậy, kể cả khi tình trạng đau nhức tái phát liên tục, người bệnh cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào thuốc để kiểm soát. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân có nhiều nguy cơ đối mặt với vấn đề viêm loét dạ dày và suy giảm chức năng gan, thận nếu:
- Dùng một lượng lớn thuốc giảm đau
- Duy trì việc uống thuốc trong thời gian dài
Phẫu thuật
Để trị tận gốc những tổn thương ở đốt sống cổ và các dây thần kinh xung quanh, nhiều người bệnh lựa chọn phẫu thuật. Tuy nhiên, số lượng người thật sự cần làm thủ thuật này không nhiều.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng phẫu thuật sẽ là giải pháp điều trị cuối cùng, khi các phương pháp trước đó không hiệu quả hoặc bệnh diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là do:
- Rủi ro biến chứng quá nhiều, bao gồm nhiễm trùng, kích ứng da, tê yếu cơ vùng cột sống, tổn thương thần kinh…
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, một trong hai nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, vẫn có khả năng tái phát, kể cả khi phẫu thuật thành công.
Vậy, đâu là giải pháp điều trị tốt nhất hội chứng cổ vai cánh tay?
Chữa hội chứng cổ vai cánh tay không dùng thuốc hay phẫu thuật: hướng điều trị hiệu quả và an toàn
Nhìn chung, các nguyên nhân gây ra hội chứng cổ vai cánh tay đều liên quan đến tình trạng sai lệch ở cấu trúc cột sống cổ, từ đó tạo sức ép lên tủy sống và những rễ thần kinh xung quanh. Vì vậy, nhằm khắc phục triệt để vấn đề này, việc điều chỉnh lại sự sai lệch trên là cần thiết.
Ngày nay, Trị liệu Thần kinh Cột sống được không ít chuyên gia đánh giá cao về mức độ hiệu quả cũng như tính an toàn trong điều trị những vấn đề cơ xương khớp – cột sống, bao gồm cả thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Khi tiến hành liệu pháp này, bác sĩ sẽ dùng tay với lực đạo phù hợp để nắn chỉnh lại các cấu trúc xương, khớp về đúng vị trí, từ đó giải phóng áp lực ở tủy sống và dây thần kinh. Đồng thời, khi đó cơ thể cũng sẽ kích hoạt cơ chế chữa lành những thương tổn tại đây. Nhờ vậy, các triệu chứng khó chịu sẽ dần dần được loại bỏ hoàn toàn.
Mặc dù rất nhiều trung tâm, cơ sở y tế đã áp dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống trong thời gian qua nhưng chỉ một số ít đơn vị có khả năng phát huy tối đa công dụng của liệu pháp này. Trong số đó, phòng khám ACC được đánh giá là đơn vị chuyên khoa uy tín nhất.
Vì sao nên chọn điều trị tại phòng khám ACC?
Hiệu quả của liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống phụ thuộc vào kỹ thuật, chuyên môn của người thực hiện. Theo các chuyên gia, chỉ những bác sĩ được đào tạo bài bản, chuyên sâu về Thần kinh Cột sống mới biết cách xác định đúng vị trí cấu trúc cần được nắn chỉnh, đồng thời kiểm soát tốt lực tay sao cho phù hợp và an toàn.
Do đó, với đội ngũ bác sĩ Thần kinh Cột sống 100% đến từ những quốc gia phát triển mạnh về lĩnh vực này như Hoa Kỳ, Pháp, New Zealand…, phòng khám ACC tự hào đã giúp hàng chục nghìn người Việt điều trị tận gốc hội chứng cổ vai cánh tay mà không cần đến sự can thiệp từ thuốc hay phẫu thuật.
Ngoài ra, nhằm tối ưu hóa kết quả điều trị, bác sĩ ACC còn đề xuất bệnh nhân tham gia chương trình phục hồi chức năng cột sống với những trang thiết bị hiện đại như:
- Máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS
- Sóng xung kích Shockwave
- Tia laser cường độ cao thế hệ mới nhất
- Thiết bị giảm áp Cervico 2000
- Hệ thống Pneumex PneuBack
Nhờ sự hỗ trợ từ các máy móc tân tiến trên, người bệnh có thể sớm tìm lại niềm vui cuộc sống và quay về với công việc, sinh hoạt thường ngày.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn cận cảnh về mức độ nghiêm trọng của hội chứng cổ vai cánh tay, đồng thời biết cách làm thế nào để chữa căn bệnh này an toàn và hiệu quả.