Đứt dây chằng đầu gối có hồi phục được không?

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Tin vui là chấn thương đứt dây chằng đầu gối vẫn có thể hồi phục. Tuy nhiên, khả năng phục hồi sau chấn thương đứt dây chằng đầu gối sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: mức độ chấn thương, trình độ chuyên môn của bác sĩ điều trị và các chương trình phục hồi chức năng sau điều trị.

1. Đứt dây chằng: Nguy cơ thoái hóa khớp gối

Đứt dây chằng đầu gối là tình trạng một hay nhiều dây chằng ở đầu gối bị đứt hoặc rách do một chấn thương liên quan đến phần đầu gối. Có 4 vị trí dây chằng đầu gối gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài. Trong đó, dây chằng chéo trước là vị trí dễ bị tổn thương nhất.

Dây chằng chéo trước ở đầu gối là vị trí dễ bị tổn thương nhất
Dây chằng chéo trước ở đầu gối là vị trí dễ bị tổn thương nhất

>Xem ngay: Cách nhận biết đứt dây chằng đầu gối

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, một khi dây chằng bị đứt, sự mất ổn định của khớp sẽ xảy ra. Nếu tình trạng này kéo dài, khớp không được điều trị lâu dần sẽ dẫn đến sự thoái hóa sụn, thoái hóa khớp gối… cơn đau kéo dài, chất lượng sống suy giảm, người bệnh thậm chí có nguy cơ tàn phế.

>Tham khảo thông tin hữu ích về chấn thương đứt dây chằng trên Báo Sức khỏe và Đời sống TẠI ĐÂY

Với những trường hợp dây chằng chưa đứt hoàn toàn, khớp gối còn vững, các phương pháp điều trị bảo tồn, không phẫu thuật vẫn có hiệu quả. Cụ thể, tập luyện với các bài tập vật lý trị liệu và chương trình phục hồi chức năng giúp bệnh nhân khôi phục phần dây chằng bị tổn thương.

2. Mất bao lâu để phục hồi hoàn toàn sau điều trị đứt dây chằng đầu gối?

Những trường hợp dây chằng bị đứt hoàn toàn, chấn thương hầu như không thể được cải thiện bằng phương pháp bảo tồn, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng.

>Xem ngay: Đột nhiên đau đầu gối? Nguyên nhân do đâu?

Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào bệnh nhân gặp chấn thương đứt dây chằng đều có thể tiến hành điều trị phẫu thuật ngay sau đó. Thời gian thích hợp để bệnh nhân phẫu thuật sau chấn thương khoảng từ 1 tuần đến 2 tháng, phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, quá trình tập luyện sau mổ cũng rất quan trọng. Bác sĩ Lê Trọng Phát (Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện FV), cho biết: “Sau mổ, bệnh nhân cần dành ra 6-8 tuần kiên trì tập luyện các bài tập vật lý trị liệu và chương trình phục hồi chức năng. Sau khoảng 6 tháng, bệnh nhân gần như trở lại phong độ bình thường, có thể thi đấu các môn thể thao”.

Sau mổ tái tạo dây chằng, bệnh nhân cần khoảng 6 tháng để hồi phục hoàn toàn
Sau mổ tái tạo dây chằng, bệnh nhân cần khoảng 6 tháng để hồi phục hoàn toàn

>Xem thêm: Các bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng đầu gối

3. Điều trị đứt dây chằng khớp gối: cần tập luyện để phục hồi chức năng

Điều trị chấn thương thể thao nói chung, chấn thương đứt dây chằng đầu gối nói riêng đòi hỏi sự phối hợp toàn diện từ các thiết bị phục vụ cho việc tập luyện, ngoài ra cũng cần sự hướng dẫn từ huấn luyện viên chuyên nghiệp. Đặc biệt, khả năng phục hồi sau phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào việc tập luyện các bài tập vật lý trị liệu và chương trình phục hồi chức năng.

Là phòng khám hàng đầu Việt Nam với 17 năm kinh nghiệm điều trị các chấn thương thể thao, phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống ACC sử dụng các thiết bị hiện đại, nhập khẩu nước ngoài trong quá trình giúp bệnh nhân phục hồi chấn thương, bao gồm:

  • Tia laser cường độ cao thế hệ IV giúp chữa lành cơn đau, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, giảm sưng viêm. Tia laser thế hệ IV hoạt động dựa trên cơ chế kích thích sâu đến các mô xương, tái tạo tế bào, đạt hiệu quả cao trong quá trình phục hồi chấn thương thể thao như đứt dây chằng.
  • Sóng xung kích Shockwave giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, chữa lành cơn đau mà không cần dùng thuốc. Đây là một dạng sóng âm mang năng lượng cao tác động vào các điểm đau, tái tạo các mô cơ xương bị tổn thương. Sóng xung kích Shockwave là thiết bị không thể thiếu trong quá trình phục hồi các chấn thương thể thao.
    Bệnh nhân được điều trị chấn thương bằng tia laser thế hệ IV tại ACC
    Bệnh nhân được điều trị chấn thương bằng tia laser thế hệ IV tại ACC

    Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các vận động viên chuyên nghiệp và người chơi thể thao ngày nay, Phòng khám ACC kết hợp cùng Bệnh viện FV và Dịch vụ huấn luyện viên cá nhân cao cấp UPFIT thành lập Đơn vị Y học Thể thao.

    Với đội ngũ các chuyên gia về điều trị chấn thương thể thao, Đơn vị Y học Thể thao luôn sẵn sàng mang đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa dạng cho mọi đối tượng, kể cả các cá nhân mới bắt đầu chơi thể thao quan tâm đến phòng ngừa các chấn thương, hay các vận động viên chuyên nghiệp cần kiểm tra thể lực trước và sau thi đấu, nâng cao thành tích.

    >Xem ngay video ACC đồng hành cùng các vận động viên chuyên nghiệp trước và sau thi đấu:

Thông thường, với các trường hợp chấn thương thể thao nặng, ACC thường giới thiệu họ đến Bệnh viện FV để chữa trị bằng phẫu thuật, sau đó quay trở lại ACC để được hướng dẫn về vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, giúp họ nhanh chóng trở lại tập luyện và thi đấu.

 

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục