Đau đầu gối nhưng không sưng có cần đi khám không?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoisang Gong

Bị đau đầu gối nhưng không sưng là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, nếu gặp phải triệu chứng khó chịu thì bệnh nhân nên đi khám ngay, để bác sĩ có thể chẩn đoán, đưa ra cách điều trị phù hợp, kịp thời giúp bạn sớm khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

1. Mô tả triệu chứng đau đầu gối, không sưng

Tình trạng đầu gối bị đau nhưng không sưng được nhận biết thông qua 5 dấu hiệu sau đây:

  • Đầu gối bị ngứa, tê bì hoặc dị cảm.
  • Các khớp có cảm giác nóng rát, khó chịu.
  • Cứng khớp, khó cử động khớp khiến khả năng vận động và di chuyển bị hạn chế.
  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, yếu sức.
  • Có hoặc không có dấu hiệu viêm.

Bên cạnh đó, mức độ đau đầu gối có thể thay đổi từ nhẹ đến trung bình, từ thoáng qua đến dai dẳng. Cơn đau còn xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại không dứt, khiến người bệnh suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, đi khám với bác sĩ là một hành động cần thiết lúc này để có biện pháp kiểm soát cơn đau tốt nhất.

Chứng đau đầu gối không sưng
Đầu gối bị ngứa, dị cảm đi kèm cơn đau dai dẳng không dứt là các biểu hiện thường gặp của chứng đau đầu gối không sưng.

2. Nguyên nhân gây ra đau đầu gối nhưng không sưng

Có nhiều nguyên nhân khiến đầu gối bị đau nhưng không sưng. Khi xác định chính xác yếu tố gây đau, điều này giúp quá trình điều trị về sau được thuận lợi và hiệu quả. 

2.1. Do thoái hóa khớp gối

Đau đầu gối nhưng không có biểu hiện sưng là một trong những dấu hiệu sớm nhất của thoái hóa khớp gối.

Theo đó, quá trình thoái hóa xảy ra khi lớp đệm tự nhiên của khớp gối bị mòn, khiến xương cọ xát vào nhau và làm cho hiệu quả giảm sốc của sụn kém đi. Điều này dẫn đến cơn đau khó chịu, có xu hướng tăng lên khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, người bệnh có thể bị cứng đầu gối, khó di chuyển đi lại và đôi khi, hình thành gai xương.

Khi thoái hóa khớp gối nặng hơn, khả năng vận động của khớp trở nên hạn chế, xuất hiện đau nhức và cảm giác lục khục, lạo xạo. Cùng với đó, tình trạng tràn dịch khớp gối xảy ra với mức độ khác nhau, cho đến giai đoạn cuối cùng mới xảy ra hiện tượng sưng khớp.

Các khớp kêu lục cục nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Hỏi: Tôi năm nay 20 tuổi, đang là sinh viên. Tôi hoàn toàn khỏe mạnh nhưng đôi khi xuất hiện tình trạng các khớp kêu lục cục nghe rất rõ. Vậy có phải tôi đang mắc bệnh xương khớp không? Giải đáp: Tình trạng các khớp kêu rắc rắc hay…

2.2. Do chấn thương đầu gối

Nhiều trường hợp chấn thương đầu gối không thể nhận biết được vì bề mặt da bên ngoài không có biến dạng, sưng hay bầm tím. Tuy nhiên, từ bên trong, dây chằng, gân, xương, sụn đã có thể bị ảnh hưởng. Đây cũng là lý do tại sao một số người bị đau ở gối nhưng không có dấu hiệu sưng. Một số chấn thương đầu gối xảy ra phổ biến bao gồm:

  • Chấn thương dây chằng chéo trước: Dây chằng chéo trước bị rách gây ra cơn đau khó chịu và giảm khả năng vận động của người bệnh. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở người chơi bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao yêu cầu phải chuyển hướng đột ngột. 
  • Bong gân: Đây là tình trạng dây chằng bị căng quá mức hoặc bị rách, dẫn đến đau đớn, giảm cường độ vận động hoặc mất khả năng vận động khớp. 
  • Rách sụn chêm: Sụn chêm hoạt động như một bộ phận giảm xóc giữa xương đùi và xương cẳng chân. Sụn chêm dễ bị rách nếu người bệnh xoay đầu gối đột ngột. 

Đa phần chấn thương ở đầu gối không quá mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã hoặc gặp phải tai nạn trước đó thì cơn đau có thể kéo dài, tuy không sưng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày. Lúc này, bạn nên đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Chấn thương khiến đầu gối bị đau không sưng
Chấn thương là một trong những nguyên nhân khiến đầu gối bị đau nhưng không có dấu hiệu sưng.

2.3. Do viêm gân bánh chè

Đây là chấn thương dễ xảy ra ở người thừa cân – béo phì hoặc những người tham gia bóng chuyền, bóng rổ. Khi gặp phải viêm gân bánh chè, bệnh nhân dễ bị đau nhưng không sưng ở đầu gối. Cơn đau còn có tính chất chu kỳ, có thể tự khỏi hoặc phát triển thành bệnh mãn tính. Đối với tình trạng này, cách điều trị phổ biến là áp dụng vật lý trị liệu để tăng cường hoạt động cho các cơ xung quanh.

>> Tham khảo: Các bài tập vật lý trị liệu khớp gối giúp giảm đau hiệu quả

2.4. Do bệnh gout giai đoạn đầu

Khớp bị đau và sưng là triệu chứng thường gặp của bệnh gout. Tuy nhiên, ở giai đoạn khởi phát, do nồng độ acid uric thay đổi nhẹ nên người bệnh chỉ cảm thấy đau đầu gối chứ không sưng. Về lâu dài, khi bệnh không được điều trị có thể lan đến cột sống dưới, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân. 

2.5. Do bệnh lao khớp gối

Lao khớp gối là một dạng tổn thương lao và viêm khu trú ở khớp gối, chủ yếu xảy ra khi bệnh nhân bị lao sơ nhiễm. Vào giai đoạn đầu, người bệnh có thể bị đau đầu gối liên tục, ngoài ra không có triệu chứng khác. Nhưng, khi bệnh đã phát triển ở mức độ nặng hơn thì bên cạnh cơn đau, còn có một số biểu hiện như cứng, sưng to, nóng ở khớp gối và hạn chế khả năng vận động. 

2.6. Do bàn chân bẹt (nguyên nhân ít ai ngờ tới)

Nguyên nhân bị đau đầu gối không sưng ít ai ngờ đến là do bàn chân bẹt. Theo đó, lòng bàn chân phẳng có thể gây căng thẳng cho các dây chằng bên của đầu gối, dẫn đến khớp gối dễ bị lệch, không chỉ xuất hiện đau nhức mà còn tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Bàn chân dẹt khiến dây chằng bên đầu gối bị chèn ép
Bàn chân bẹt khiến dây chằng bên của đầu gối bị chèn ép, lâu dài dẫn đến lệch khớp gối, gây ra tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng.

3. Đau đầu gối nhưng không sưng có nguy hiểm không?

Nếu là do chấn thương nhẹ hoặc ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên thì tình trạng này không hề nguy hiểm, có thể tự khỏi hoặc khắc phục được bằng biện pháp đơn giản tại nhà.

Tuy nhiên, nếu đầu gối bị đau nhưng không sưng do bệnh lý thì trường hợp này phải đi khám với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi, để lâu không điều trị kịp thời, có thể khiến cơn đau trở nên dai dẳng. Đau nhiều làm cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc vận động, cũng như tăng nguy cơ teo cơ, chân tê, yếu hoặc thậm chí tàn tật vĩnh viễn. 

4. Các phương pháp điều trị đau đầu gối không sưng

Nguyên tắc khi điều trị đau đầu gối nhưng không sưng là phải khắc phục cơn đau khó chịu, đồng thời, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương để khôi phục chức năng bình thường của khớp. 

Theo đó, hai phương pháp chữa bệnh được áp dụng chủ yếu bao gồm: 

4.1. Điều trị y tế

Đối với điều trị y tế, người bệnh có thể tham khảo một trong những phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc 

Thuốc giúp làm dịu cơn đau đầu gối từ nhẹ đến vừa một cách nhanh chóng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau Codeine hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) nhưng cần lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được lạm dụng vì các loại thuốc này để lại tác dụng phụ như đau dạ dày, suy thận hoặc suy gan.

Đối với dạng thuốc tiêm trực tiếp vào khớp, bệnh nhân cũng không được tùy tiện sử dụng. Lý do là việc dùng không đúng cách khiến tình trạng đau nghiêm trọng hơn, ngoài ra còn tăng nguy cơ hoại tử khớp, yếu các chi hoặc thậm chí liệt toàn thân. 

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau, để tránh xảy ra tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp không được khuyến khích trong điều trị đau đầu gối do tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng vết thương, xuất huyết nặng, hình thành cục máu đông hoặc tổn thương dây thần kinh xung quanh đầu gối.

Cũng như bác sĩ Wade Brackenbury tại phòng khám ACC (thành viên của tập đoàn FV) chia sẻ, nền y học ngày càng hiện đại, đồng nghĩa còn có rất nhiều phương pháp bảo tồn đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn hơn so với phẫu thuật. Thủ thuật mổ chỉ là quyết định cuối cùng khi bệnh đã phát triển nghiêm trọng, không còn đáp ứng bất kỳ biện pháp điều trị nào.

>> Tin xem nhiều: Rủi ro khi phẫu thuật thay khớp gối không phải ai cũng biết

Vật lý trị liệu

Một trong những phương pháp giúp chữa đau đầu gối nhanh chóng, vừa an toàn – vừa hiệu quả được y học hiện đại khuyến khích đó là vật lý trị liệu. Cách này bao gồm bài tập vận động thể lực như bài tập kéo giãn cơ, bài tập vận động có dụng cụ hoặc bài tập cơ tứ đầu đùi, hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp, hạn chế đau nhức đầu gối. Ngoài ra, vật lý trị liệu còn sử dụng thiết bị – công nghệ hiện đại như chiếu tia Laser cường độ cao, sóng sung kích Shockwave, giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi, cải thiện tình hình khớp gối. 

Bác sĩ đang chiếu tia laser cường độ cao
Chiếu tia laser cường độ cao giúp giảm viêm sưng các khớp, đẩy nhanh phục hồi.

Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân

Đế chỉnh hình bàn chân là một loại đế đặc biệt, được thiết kế đặt vào trong giày hoặc trên bề mặt của dép, nhằm giảm thiểu tình trạng đau đầu gối do bàn chân bẹt gây ra. Với phương pháp này, yêu cầu đế chỉnh hình bàn chân phải có kích thước chuẩn xác đối với chân người bệnh. Điều này giúp bàn chân được giữ ở vị trí đúng, ngăn chặn vòm chân sụp xuống, qua đó mang lại hiệu quả tối ưu.

Đế chỉnh hình giúp bàn chân giữ được vị trí đúng
Sử dụng đế chỉnh hình giúp bàn chân được giữ ở vị trí đúng, ngăn chặn vòm chân sụp xuống, từ đó cải thiện bàn chân bẹt và các chứng đau nhức có liên quan.

Tiên phong trong việc sở hữu và vận hành một phòng lab có dụng cụ chỉnh hình bàn chân tiên tiến nhất Đông Nam Á, phòng khám ACC đã thành công chữa lành cơn đau đầu gối, ngăn ngừa thoái hóa khớp và cải thiện cấu trúc bàn chân cho hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước.

Đến với ACC, bệnh nhân được đội ngũ bác sĩ kiểm tra chính xác về độ bẹt của bàn chân thông qua công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sĩ. Từ chỉ số thu được, bác sĩ đánh giá độ cân bằng của chân và mô phỏng hình 3 chiều bàn chân, để làm đế có kích thước, độ cứng phù hợp với mỗi bệnh nhân. Qua đó, giúp nâng đỡ và tái tạo vòm bàn chân tốt nhất, cũng như khắc phục chứng đau nhức liên quan đến bàn chân bẹt. 

Công nghệ Cad-Cam hiện đại
Nhờ ứng dụng công nghệ Cad-Cam hiện đại, đế chỉnh hình tại ACC đảm bảo kích thước, độ cứng phù hợp với mỗi bệnh nhân, qua đó mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, ACC cũng là phòng khám đầu tiên áp dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) trong điều trị bệnh xương khớp như đau khớp gối. Cụ thể, với thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, bác sĩ ACC tiến hành khôi phục cấu trúc sai lệch về đúng vị trí tự nhiên, giảm chèn ép rễ thần kinh. Từ đó, chữa lành cơn đau tận gốc mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. 

Bác sĩ tại ACC đang chữa trị cho bệnh nhân
Bác sĩ Hoisang thực hiện kỹ thuật nắn chỉnh xương khớp Chiropractic giúp điều chỉnh các khớp sai lệch.

Ngoài ra, bác sĩ còn kết hợp vật lý trị liệu bằng máy móc hiện đại như tia laser cường độ cao thế hệ IV, công nghệ sóng xung kích Shockwave, nhằm chữa lành mô – khớp bị tổn thương, kích thích tái tạo tế bào, giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị.

Sau điều trị, bệnh nhân cũng được bác sĩ ACC hướng dẫn chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất, khuyến khích bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM để phục hồi sụn, khớp bị thoái hóa. Bác sĩ còn thiết kế bài tập riêng để hỗ trợ giảm đau, phục hồi chức năng của đầu gối nhanh chóng.

4.2. Hỗ trợ điều trị tại nhà

Bên cạnh điều trị y tế, người bệnh cũng phải áp dụng cách chăm sóc tại nhà, để thúc đẩy tốc độ phục hồi nhanh hơn, cụ thể:

Chườm lạnh, chườm nóng: Nếu bị đau khớp gối không sưng do chấn thương thì người bệnh có thể sử dụng khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh đặt phía trên khớp. Hơi lạnh tỏa ra giúp thuyên giảm cơn đau và tránh khớp bị sưng. Tương tự như chườm lạnh, bệnh nhân hãy sử dụng túi chườm nóng hoặc chai thủy tinh có nước ấm đặt lên toàn bộ khớp gối. Điều này làm dịu cơn đau nhanh chóng, thư giãn ổ khớp và giảm căng cứng dây chằng.

Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là phương pháp đơn giản để giảm thiểu cơn đau đầu gối. Theo đó, trong thời gian nghỉ ngơi, các khớp xương và mô mềm cũng được thư giãn, khớp gối không còn chịu áp lực, từ đó tránh tình trạng đau nhức nặng hơn.

Tập luyện: Ngoài áp dụng bài tập được phòng khám ACC thiết kế riêng, bệnh nhân cũng phải phối hợp tập luyện các môn thể thao như tập yoga, ngồi thiền, đạp xe, bơi lội, để vừa kích thích lưu thông máu, vừa tăng độ bền, độ dẻo dai và linh hoạt cho khớp gối.

Chạy bộ nâng cao sức khỏe
Tập thể dục đúng cách là bí quyết duy trì tính dẻo dai và sức khỏe của xương khớp.

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng. Ngoài nắm rõ yếu tố gây bệnh thì người bệnh cũng phải theo dõi mức độ và tần suất đau. Nếu cơn đau kéo dài 1 – 2 ngày hoặc đau dữ dội, ảnh hưởng đến khả năng vận động thì bạn nên đi khám sớm để bác sĩ trực tiếp chẩn đoán, đưa ra cách điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa biến chứng xấu.

Bên cạnh đó, trong sinh hoạt thường ngày, bác sĩ ACC khuyến khích mỗi người nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm tốt cho xương, sụn, khớp như cá, nấm, đậu nành, quả mọng, các loại hạt. Đồng thời, chú ý kiểm soát cân nặng, đi giày dép vừa vặn với chân, cũng như vận động nhẹ và khởi động thật kỹ để phòng ngừa hiện tượng đau khớp gối.

>> Bài viết liên quan: Người bị đau khớp gối nên ăn gì?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục