Bàn chân bẹt có gây đay hay không?. Bàn chân bẹt thường không gây đau, đến một thời điểm nào đó khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng thì người bệnh sẽ đau mắt cá chân, đau đầu gối, đau khớp háng hay thắt lưng. Tuy vậy, vì nhiều lý do, không ít người thường chủ quan, bỏ qua những cơn đau này cho đến khi nó dẫn đến khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, thậm chí ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Xem thêm: Trẻ bị bàn chân bẹt có nguy hiểm không
1. Nguyên nhân gây ra những cơn đau từ hội chứng bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt là bàn chân phẳng lì, không có vòm chân. Đây là một dị tật khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em, có thể gây tổn hại tới thần kinh cột sống và sự phát triển của trẻ. Vòm chân có tác dụng chịu lực, cân bằng và giúp ta di chuyển dễ dàng đồng thời giảm lực tác động từ mặt đất lên chân khi di chuyển. Với người chân bẹt, do không có vòm chân nên toàn bộ lòng bàn chân hoàn toàn tiếp xúc với đất khi đứng trên mặt sàn.
Bàn chân bẹt ở giai đoạn đầu không gây đau. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của cơ thể, khung xương của chân không đủ lực chịu được sự mất cân bằng này, người bệnh sẽ bắt đầu cảm nhận được các cơn đau. Cơn đau có thể xảy đến với mắt cá chân, vùng cổ chân, đầu gối, khớp háng hoặc thậm chí là đau vùng thắt lưng. Các cơn đau do bàn chân bẹt ban đầu âm ỉ, sau đó tăng dần theo thời gian, gây ra các bất tiện trong sinh hoạt.
2. Đau do bàn chân bẹt ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Cơn đau là một cảnh báo của cơ thể, cho ta biết có bất ổn ở cơ thể cần được kiểm tra và điều trị. Một số cơn đau do bàn chân bẹt gây nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Do vòm bàn chân bẹt có xu hướng áp sát xuống đất khi ta di chuyển hoặc đứng nên có thể bị đau và dễ bị té ngã trong các hoạt động chạy nhảy. Các cơn đau đầu gối hay cổ chân lâu dần sẽ dẫn đến thoái hóa khớp.
- Các cơn đau lưng và cổ cũng có thể là chỉ báo cho thấy người bệnh bàn chân bẹt có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ hoặc đốt sống lưng.
- Bàn chân bẹt có thể gây đau ngón chân cái do ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên, lâu ngày thành bệnh viêm bao hoạt dịch ngón chân cái, gai gót chân, viêm cân gan chân.
3. Những cách điều trị bàn chân bẹt, loại bỏ cơn đau
Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống (ACC) cho biết: “Bàn chân bẹt ở trẻ em hình thành khi cấu trúc dây chằng ở chân không co lại theo sự phát triển của độ tuổi. Nói cách khác, chúng không bám chặt vào nhau, làm cho kết cấu cơ chân yếu và không thể tạo thành vòm hõm ở lòng bàn chân. Việc mang các loại giày mềm, không có sự hỗ trợ thích hợp cho chân cũng là một trong những nguyên nhân của bàn chân bẹt. Ngoài ra, chấn thương, bệnh béo phì hoặc mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh lý về bàn chân này.” Bất kỳ ai cảm thấy đau do bàn chân bẹt gây ra, cần tham khảo ngay các biện pháp điều trị sau đây:

3.1 Sử dụng thuốc giảm đau
Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau, đến một thời điểm nào đó khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng thì người bệnh sẽ đau mắt cá chân, đau đầu gối, đau khớp háng hay thắt lưng Do đó, nhiều người lựa chọn dùng thuốc giảm đau nhằm đẩy lùi tình trạng đau nhức này. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời chứ không thể chữa khỏi chứng bệnh bàn chân bẹt. Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh một số tác dụng phụ như suy giảm chức năng gan, thận,…

3.2 Điều trị chứng bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình y khoa
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, hội chứng bàn chân bẹt có thể điều trị được, sử dụng đế chỉnh hình y khoa sẽ giúp bàn chân tạo vòm và cân bằng, đi lại dễ dàng và không còn đau nhức. Đây là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ nhỏ, các bé có thể khỏi chứng bàn chân bẹt bằng phương pháp này. Với người trưởng thành thì phương pháp này không giúp tạo vòm bàn chân song nó hỗ trợ cho chân được cân bằng, đi lại dễ dàng hằng ngày. Điều quan trọng là bạn cần chọn đúng đế chỉnh hình y khoa điều trị được đúng chính xác tình trạng bàn chân bẹt của mình.
Vậy đế chỉnh hình y khoa được tạo ra như thế nào? Theo bác sĩ Wade Brackenbury, khi đến khám và điều trị tại phòng khám ACC, trước tiên, bệnh nhân được chỉ định chụp hình lòng bàn chân: bàn chân được đặt lên thiết bị chuyên dụng gọi là “Podoscan” để lấy được hình ảnh bóng lòng bàn chân.

Từ các hình ảnh được chụp bởi thiết bị chuyên dụng, các bác sĩ sẽ xem xét trực tiếp tình trạng bàn chân bằng cách kiểm tra mức độ bẹt và mức độ ảnh hưởng lên cấu trúc bàn chân hoặc cột sống. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được đi bộ trên máy chạy bộ Treadmill để bác sĩ đánh giá dáng đi, từ đó xem xét những chức năng khác trên cơ thể có bị ảnh hưởng bởi tình trạng bàn chân bẹt hay không.
Để sản xuất đế chỉnh hình bàn chân, phòng khám ACC sử dụng công nghệ Cad-Cam của Thụy Sĩ. Đây là một thiết bị chuyên dụng đo chính xác thông số lòng bàn chân của bệnh nhân, dựa vào đó để tạo ra đôi đế chỉnh hình bàn chân phù hợp với từng bệnh nhân. Phòng khám ACC là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ Cad-Cam làm đế chỉnh hình y khoa.

Theo bác sĩ Wade Brackenbury, nếu trẻ được can thiệp bằng phương pháp chỉnh hình sớm từ độ tuổi 2 đến 8 tuổi, đa phần chân cácbé có thể hết bẹt sau 3-5 năm. Những trẻ được can thiệp ở độ tuổi từ 5 đến 8 thì thường sẽ cần mang đế chỉnh hình liên tục đến 15 tuổi. Trường hợp trẻ được can thiệp trễ và bị tình trạng bàn chân bẹt khá nhiều thì có thể không chữa được khỏi hoàn toàn, và sẽ cần mang đế liên tục suốt đời để hỗ trợ đi lại một cách thoải mái, bình thường.
3.3 Phẫu thuật bàn chân bẹt
Hầu hết chứng bàn chân bẹt có thể điều trị được bằng phương pháp mang đế chỉnh hình y khoa kết hợp với các bài tập thể dục phù hợp. Các bác sĩ không khuyến khích sử dụng phẫu thuật để điều trị bàn chân bẹt cho trẻ dưới 8 tuổi vì còn tồn tại nhiều rủi ro, mất thời gian dài để hồi phục. Tuy nhiên, trong trường hợp bàn chân quá mềm hoặc quá bẹt hoặc tình trạng bàn chân bẹt đã quá lâu, đế chỉnh hình không thể can thiệp được, phẫu thuật có thể là cách điều trị được bác sĩ gợi ý với một số trường hợp hiếm khi trẻ sau 8 tuổi, bước vào giai đoạn phát triển chiều cao nhanh và hình thành gân gót Achille ngắn hơn bình thường.
Bài viết liên quan: Mổ bàn chân bẹt có cần thiết không?
Theo các chuyên gia, nhiều trẻ bị bàn chân bẹt nhẹ thì không cần điều trị. Cha mẹ cần chú ý quan sát xem trẻ nhỏ có gặp khó khăn trong vận động hay không, trẻ có than đau nhức hay không? Nếu trẻ có bất kỳ khó chịu nào do bàn chân bẹt gây ra, hãy LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN với phòng khám ACC ngay để được điều trị kịp thời.