Viêm cột sống dính khớp là tình trạng đau hoặc cứng khớp, đi kèm với đau lưng. Mặc dù không phải là bệnh hiếm gặp nhưng nhiều người vẫn thường nhầm lẫn với bệnh lý xương khớp khác. Điều này dẫn đến phát hiện và điều trị chậm trễ, làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống, tiềm ẩn rủi ro tàn phế ở người bệnh.
- 1. Viêm cột sống dính khớp là gì?
- 2. Nhận diện triệu chứng của viêm cột sống dính khớp
- 3. Nguyên nhân gây viêm khớp cột sống
- 4. Viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm không?
- 5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- 6. Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp cột sống
- 7. Bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa được không?
- 8. Vì sao nên áp dụng liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống để chữa viêm cột sống dính khớp?
- 9. Điều trị viêm cột sống dính khớp bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống ở đâu mới tốt?
- 10. Cách phòng ngừa khớp cột sống bị viêm
1. Viêm cột sống dính khớp là gì?
Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylitis – AS) là thuật ngữ đề cập đến vấn đề viêm nhiễm ở cột sống, khiến một số đốt xương sống dính với nhau làm sưng lên dẫn đến việc khó cử động làm gù, vẹo, tàn phế.
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính đặc trưng bởi tình trạng đau và tổn thương khớp cùng chậu, cột sống và các khớp chi dưới. Trong một số trường hợp, bệnh còn ảnh hưởng đến các khớp ngoại biên khác như khớp gối, khớp háng, bàn chân, dây chằng, đôi khi là các bộ phận như phổi, tim, gan.
Viêm cột sống dính khớp thường khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác.
2. Nhận diện triệu chứng của viêm cột sống dính khớp
Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của viêm cột sống dính khớp là đau nhức ở lưng. Khác với triệu chứng đau lưng do các bệnh lý khác, những cơn đau lưng này thường có đặc điểm:
- Cường độ đau dữ dội vào buổi tối và sáng sớm.
- Đau hoặc cứng khớp là những dấu hiệu có thể đi kèm với đau lưng.
- Khớp xương vùng chậu thường là vị trí đầu tiên xuất hiện cơn đau. Sau đó phạm vi ảnh hưởng dần mở rộng ra những khu vực cột sống khác.
Người mắc bệnh viêm cột sống dính khớp còn có xu hướng bị khòm lưng, cổ vươn về phía trước rõ rệt. Bên cạnh đó, một số bộ phận khác cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng do viêm cột sống, bao gồm:
- Đau nhức và tê cứng ở khớp giữa xương sườn và xương ức.
- Các khớp ở vai, đầu gối hoặc mắt cá chân có thể sưng tấy và đau nhức khó chịu.
- Bệnh còn có một số biểu hiện toàn thân và ngoài khớp như sốt, gầy sút, viêm màng bồ đào, hở van tim, loạn nhịp tim…
3. Nguyên nhân gây viêm khớp cột sống
Nguyên nhân viêm cột sống dính khớp hiện vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên một số yếu dưới đây có thể góp phần dẫn đến căn bệnh này:
- Tuổi tác: Viêm cột sống dính khớp thường được chẩn đoán ở những người dưới 40 tuổi và khoảng 80% bệnh nhân phát triển các triệu chứng đầu tiên khi họ dưới 30 tuổi. Rất ít khi người bệnh bắt đầu khởi phát bệnh ở tuổi sau 45 (5%).
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với nữ, đồng thời các triệu chứng, dấu hiệu bệnh cũng có xu hướng nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nền: Đối với những người có tiền sử bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và vẩy nến sẽ làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp cột sống.
Viêm cột sống dính khớp có di truyền không? Có nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu có người bị bệnh viêm cột sống dính khớp thì tỷ lệ người mắc sẽ tăng lên. Ngoài ra, bệnh còn liên quan chặt chẽ đến gen HLA-B27 – gen quy định kháng nguyên bạch cầu người. |
4. Viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp chỉ thoáng qua nên người bệnh thường chủ quan, không đi khám và chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cấp, có biểu hiện rõ ràng.
Nếu không được can thiệp điều trị sớm, triệu chứng viêm cột sống dính khớp sẽ tiến triển nghiêm trọng dẫn đến biến chứng dính khớp cột sống và các khớp ngoại biên (khớp gối, khớp háng…), gây gù vẹo, khó khăn khi đi lại, thậm chí là mất chức năng và tàn phế. Trường hợp dính khớp xương sườn gây hạn chế vận động lồng ngực, gây hội chứng phổi hạn chế, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Biến chứng của viêm cột sống dính khớp còn làm tăng mất khoáng xương, do đó người bệnh thường dễ bị loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương bệnh lý. Chẳng hạn như gãy xẹp hoặc gãy lún đốt sống là một trong những trường hợp gãy xương bệnh lý thường gặp khi bệnh nhân viêm cột sống dính khớp, góp phần nặng thêm tình trạng gù vẹo và biến dạng cột sống.
Ngoài các biến chứng ở xương khớp, một số hệ lụy nguy hiểm khác cũng có thể xảy ra như viêm màng bồ đào mắt (đau mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng), bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý van động mạch chủ,…
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị viêm cột sống dính khớp, có thể sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm như gây gù vẹo cột sống.
5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Để tránh gây ra những biến chứng không mong muốn, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và sức khỏe. Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp phải những trường hợp sau:
- Đau vùng lưng và mông liên tục kéo dài trên 3 tháng.
- Đau lưng khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động và trở nên trầm trọng hơn vào nửa đêm hoặc gần sáng, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Sưng đau một hoặc vài khớp như khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân kéo dài.
Đồng thời, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nếu có các biểu hiện sau:
- Mắt sưng đỏ và đau;
- Nhạy cảm nghiêm trọng với ánh sáng.
- Mờ mắt.
6. Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp cột sống
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh viêm cột sống dính khớp thông qua các phương pháp như sau:
- Chẩn đoán lâm sàng: Khi người bệnh đến khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ quan sát các biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Đồng thời, hỏi thêm thời gian đau, tình trạng đau, vị trí đau hay tiền sử gia đình để có định hướng xác định bệnh.
- Chẩn đoán hình ảnh: Phương pháp này mang lại giá trị cao hơn như X-quang, MRI giúp cho bác sĩ thấy rõ được các hình ảnh tổn thương xương, mô mềm đồng thời đánh giá được tổn thương xuất hiện theo từng năm để có liệu trình điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu kiểm tra gen HLA – B27 là gen liên quan đến bệnh hay làm các xét nghiệm đánh giá mức độ tổn thương xương khớp, mang lại giá trị cao trong việc điều trị viêm cột sống dính khớp.
Bệnh viêm cột sống dính khớp có thể chẩn đoán bằng hình ảnh hoặc khám lâm sàng.
7. Bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa được không?
Theo nghiên cứu, viêm cột sống dính khớp là một dạng của bệnh tự miễn và vẫn chưa được xác định chính xác nguyên nhân gây nên. Do đó, việc điều trị bệnh hiện tại chủ yếu tập trung vào giảm đau và giảm tê cứng ở khớp. Các phương pháp thường thấy gồm:
- Tập thể dục với mục đích cải thiện tư thế của người bệnh, đồng thời tăng cường sự dẻo dai cũng như sức khỏe của khớp, từ đó ngăn chặn sự dính liền của các khớp.
- Kiểm soát tình trạng đau nhức bằng thuốc, ví dụ như thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID).
- Đối với người bệnh có dấu hiệu tổn thương cột sống nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
>>> Xem thêm: Top những bài tập thể dục hiệu quả cho người vẹo cột sống
Tuy nhiên, hướng kiểm soát tình trạng viêm cột sống dính khớp bằng thuốc thực tế chỉ hiệu nghiệm trong thời gian ngắn. Việc kéo dài thời gian dùng thuốc không thể duy trì hiệu quả giảm đau mà ngược lại, nó có thể kéo theo tác dụng phụ là gây tổn hại cho nhiều cơ quan nội tạng khác, chẳng hạn như dạ dày, gan hay thậm chí là thận.
Mặt khác, phẫu thuật viêm cột sống dính khớp cũng mang nhiều rủi ro không kém. Người bệnh hoàn toàn có thể bị nhiễm trùng hoặc thương tổn thần kinh trong lúc tiến hành phương pháp này. Ngoài ra, chi phí phẫu thuật cũng là một vấn đề kinh tế gây khó khăn cho nhiều người.
Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng việc tập thể dục đơn thuần không mang lại hiệu quả đáng kể. Người bệnh nên kết hợp biện pháp này với một cách điều trị hiệu quả hơn là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).
Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống được các chuyên gia đánh giá cao về độ lành và hiệu quả chữa lành cơn đau do viêm cột sống dính khớp.
8. Vì sao nên áp dụng liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống để chữa viêm cột sống dính khớp?
Mặc dù không thể điều trị tận gốc nguyên nhân cốt lõi là tình trạng tấn công nhầm mục tiêu của hệ miễn dịch, Trị liệu Thần kinh Cột sống vẫn có thể kiểm soát tốt bệnh viêm cột sống dính khớp.
Bằng lực tay phù hợp, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống được đào tạo bài bản có thể khắc phục tình trạng sai lệch cấu trúc cột sống do các tế bào bạch cầu gây ra, từ đó kích thích cơ chế tự chữa lành thương tổn. Nhờ vậy, các cơn đau nhức và tình trạng tê cứng khớp cũng được giải quyết mà không cần đến sự trợ giúp từ thuốc hay phẫu thuật.
Theo thống kê, mỗi ngày trên khắp nước Mỹ có khoảng một triệu ca nắn chỉnh cột sống được thực hiện. Phương pháp này được gọi là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) - chuyên ngành chăm sóc sức khỏe lớn thứ ba tại Mỹ, sau ngành y khoa…
9. Điều trị viêm cột sống dính khớp bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống ở đâu mới tốt?
Một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của Trị liệu Thần kinh Cột sống là liệu pháp thực hiện bởi những chuyên gia được đào tạo bài bản. Hiện nay, rất ít trung tâm, cơ sở y tế về lĩnh vực này ở Việt Nam có thể đáp ứng yêu cầu trên. Trong số đó, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa hàng đầu được nhiều người bệnh tin tưởng nhất.
Phương pháp nắn chỉnh cột sống lưng, đưa đốt sống sai lệch vào đúng vị trí.
Bên cạnh đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao đến từ những nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Pháp… bệnh nhân còn lựa chọn phòng khám ACC làm nơi điều trị nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ xương khớp – cột sống, bao gồm cả viêm cột sống dính khớp, vì những ưu điểm sau:
- ACC là đơn vị tiên phong Trị liệu Thần kinh Cột sống ở Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm đầu tiên trong lĩnh vực này được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép. Đặc biệt, còn kết hợp Chiropractic với điều trị Vật lý trị liệu viêm cột sống dính khớp giúp đạt hiệu quả cao hơn, chữa lành cơn đau nhanh chóng.
- Tỷ lệ đáp ứng điều trị của bệnh nhân rất cao, lên đến 95%.
- Bác sĩ ACC sẽ dựa vào thể trạng hiện tại của người bệnh để xây dựng phác đồ điều trị cũng như chương trình tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng phù hợp và hiệu quả nhất.
Ngày nay, vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhờ tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, rất ít ai hiểu rõ vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là gì và khi nào…
- Cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến hỗ trợ nâng cao kết quả điều trị, đồng thời hỗ trợ người bệnh nhanh chóng phục hồi và lấy lại niềm vui cuộc sống.
- Bác sĩ còn hướng dẫn các bài tập cho người viêm cột sống dính khớp để bệnh nhân thực hiện tại nhà, góp phần đẩy nhanh tiến độ điều trị.
Cùng lắng nghe anh Phan Tùng Ngọc – bệnh nhân viêm cột sống dính khớp chia sẻ quá trình điều trị bệnh thành công tại phòng khám ACC trong video dưới đây:
10. Cách phòng ngừa khớp cột sống bị viêm
Bởi vì chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm cột sống dính khớp nên chưa có cơ sở để đưa ra biện pháp phòng ngừa tuyệt đối. Tuy vậy, có thể góp phần ngăn ngừa bệnh bằng những cách sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống, thực phẩm tốt cho xương khớp như cá thu, cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, sữa, đậu phụ, rau xanh, các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, kiwi, dâu tây,…
- Chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế thức khuya nhiều.
- Áp dụng tư thế ngủ cho người viêm cột sống dính khớp như nằm ngửa khi ngủ, thẳng trên mặt phẳng, không gối quá cao, tránh nằm võng.
- Phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục, viêm đường ruột cũng là cách ngăn ngừa khớp cột sống vị viêm.
- Tăng cường tập luyện thể dục đều đặn như bơi, chạy bộ, đạp xe,… tốt cho sức khỏe xương khớp, cột sống.
- Có thể thực hiện các bài tập cho người viêm cột sống dính khớp theo hướng dẫn của chuyên gia như bài tập kéo giãn, bài tập ngồi xổm dựa lưng vào tường,…
Duy trì thói quen tập thể dục thể thao đều đặn không chỉ tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn góp phần phòng tránh bệnh viêm cột sống.
Như vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến bệnh viêm cột sống dính khớp. Lúc này người bệnh nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín có khoa cơ xương khớp để thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: > Viêm sưng khớp liệu có “bình thường” như bạn tưởng? > Viêm khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và cách chữa trị > Viêm đa khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị > Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp khác nhau ra sao?