Đau mắt cá khi đi bộ: Vì đâu nên nỗi?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Phần lớn trường hợp, tình trạng đau mắt cá khi đi bộ xảy ra khi bạn gặp chấn thương ở bộ phận này. Mặc dù vậy, đôi khi các cơn đau nhức tại mắt cá chân còn có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe đang phát sinh.

đau mắt cá chân khi đi bộ
Đau mắt cá chân khi đi bộ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm

Mắt cá là một khớp phức tạp bao gồm các đoạn xương, sụn, gân cũng như dây chằng chạy dài từ chân đến bàn chân. Bộ phận này chịu trách nhiệm hỗ trợ nâng đỡ cơ thể khi đứng thẳng hoặc di chuyển.

Vì thường xuyên phải hoạt động dưới áp lực lớn nên mắt cá chân là một trong những khớp dễ tổn thương nhất. Lúc này, các cơn đau sẽ liên tục xảy ra ở bộ phận này, đặc biệt khi bạn đi lại.

Vậy, đâu là nguyên nhân gây đau mắt cá khi đi bộ? Phải làm gì để giải quyết vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Vì sao mắt cá chân phát đau khi đi bộ?

Nguyên nhân khiến mắt cá chân đau nhức khi di chuyển thường đến từ chấn thương vật lý hoặc một số vấn đề cơ xương khớp, trong đó:

1.1. Chấn thương vật lý

Phần lớn trường hợp, đau mắt cá khi đi bộ thường liên quan đến chấn thương. Những tình trạng này có thể bao gồm:

Va chạm, té ngã

Vết bầm chủ yếu phát sinh khi mắt cá chịu tác động lớn từ ngoại lực, ví dụ như va chạm khi chơi thể thao hoặc té ngã. Các cơn đau trong trường hợp này sẽ mau chóng biến mất sau 2 – 3 tuần.

Căng dây chằng quá mức hoặc bong gân

Dây chằng là những dải mô cơ đóng vai trò cố định các đoạn xương và khớp. Việc hoạt động chân quá nhiều có khả năng kéo căng dây chằng ở mắt cá. Nếu tình trạng này kéo dài, vết rách có nguy cơ xuất hiện, từ đó dẫn đến bong gân và đau nhức khó tả.

Theo bác sĩ, vết rách ở dây chằng có thể tự bình phục. Tuy nhiên, cơ thể sẽ cần một thời gian dài, thường là vài tuần đến vài tháng, để làm được điều này.

Giãn dây chằng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

“Trong một lần tai nạn giao thông, tôi bị giãn dây chằng ở lưng ở mức độ nhẹ. Sau đó khoảng 1 tháng, lưng dần hết đau. Tuy nhiên dạo gần đây, lưng trở nên đau lại mỗi khi tôi vận động quá sức. Cho hỏi cách chữa giãn dây…

1.2. Các vấn đề về cơ xương khớp gây đau mắt cá khi đi bộ

Đôi khi mắt cá chân phát đau khi bạn đi lại có nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Một số tình trạng thường gặp có thể kể đến như:

Viêm xương khớp

Thoái hóa khớp (còn gọi là viêm xương khớp) đề cập đến tình trạng lớp sụn khớp bị bào mòn bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nguyên nhân gây đau mắt cá khi đi bộ có khả năng đến từ vấn đề này, nếu người bệnh đáp ứng một trong các yếu tố sau:

  • Cao tuổi
  • Thừa cân
  • Có tiền sử chấn thương tại mắt cá
viêm xương khớp gây đau mắt cá chân khi đi bộ
Viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân gây đau mắt cá chân khi đi bộ

Bệnh thần kinh ngoại biên

Dây thần kinh ngoại biên chịu tổn thương rất dễ kéo theo các cơn đau phát sinh ở mắt cá chân, đặc biệt khi bệnh nhân đi lại. Tình trạng tổn thương này có nguy cơ xuất phát từ:

  • Sự hiện diện của khối u, bao gồm cả trường hợp lành tính hoặc ác tính
  • Chấn thương vật lý
  • Nhiễm trùng
  • Cấu trúc xương khớp lệch khỏi vị trí ban đầu, trực tiếp đè lên dây thần kinh

1.3. Bàn chân bẹt

Lòng bàn chân của mỗi người sau khi chào đời đều phẳng lỳ, không có lõm. Tuy nhiên, theo thời gian, các nhóm cơ tại đây sẽ dần dần phát triển và hình thành vòm bàn chân. Người không có vòm bàn chân hoặc độ cao của vòm quá nông sẽ được chẩn đoán mắc bệnh bàn chân bẹt.

đau mắt cá chân do tật bàn chân bẹt
Người mắc bệnh bàn chân bẹt thường cảm thấy đau ở mắt cá hoặc đau đầu gối khi đi lại

Theo các chuyên gia, độ lõm lòng bàn chân chịu trách nhiệm phân tán bớt phản lực từ mặt đất lên cơ thể. Do đó, một người mắc hội chứng bàn chân bẹt thường có cảm giác đau nhức ở một số cơ quan khi đi lại, ví dụ như đau đầu gối, đau mắt cá chân

2. Một số cách điều trị đau mắt cá thường thấy: liệu có thật sự hiệu quả?

Đi lại với cảm giác nhói đau ở mắt cá hoàn toàn không phải là tình trạng dễ chịu. Do đó, không ít người tìm cách loại bỏ những cơn đau này bằng một số biện pháp thông dụng sau:

2.1. Phương pháp RICE

RICE là một dạng sơ cứu chấn thương hiệu quả, bao gồm bốn bước đơn giản là:

  • Nghỉ ngơi (rest)
  • Chườm lạnh (ice)
  • Băng bó (compress)
  • Nâng cao (elevate)
cách điều trị đau mắt cá chân hiệu quả
Điều trị đau mắt cá chân bằng phương pháp RICE

Theo nhiều chuyên gia, người bị đau mắt cá khi đi bộ nên biết làm thế nào để sơ cứu đúng cách, vì điều này có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị sau đó.

2.2. Dùng thuốc giảm đau

Đôi khi nhiều người lựa chọn dùng thuốc giảm đau như biện pháp xoa dịu tình trạng đau nhức khó chịu ở mắt cá chân khi di chuyển.

Mặc dù triệu chứng đau mắt cá dường như thuyên giảm đáng kể sau khi dùng thuốc, bạn vẫn cần lưu ý rằng thuốc giảm đau chỉ có hiệu quả tạm thời trong thời gian ngắn. Điều này khiến một số người bệnh quyết định tăng liều lượng hoặc kéo dài thời gian sử dụng để duy trì hiệu quả của thuốc.

Tuy nhiên, cách làm trên hoàn toàn sai lầm. Bạn không thể kéo dài tác dụng của thuốc giảm đau bằng cách này. Ngược lại, dùng sai liều lượng và uống thuốc trong thời gian dài có nguy cơ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan như dạ dày, gan hay thậm chí là thận.

Có thể bạn quan tâm: Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc xương khớp

2.3. Phẫu thuật

Một số người bị đau mắt cá khi đi lại do hội chứng bàn chân bẹt hoặc thoái hóa khớp có thể muốn điều trị bằng phẫu thuật. Tuy vậy, phẫu thuật mắt cá thực tế chỉ diễn ra khi:

  • Tình trạng đau nhức trở nặng.
  • Người bệnh không đáp ứng tốt với những biện pháp điều trị trước đó.

Nguyên nhân là do rủi ro tiềm ẩn của ca mổ quá lớn. Mặc dù tỷ lệ thành công cao nhưng đồng thời người bệnh vẫn có nhiều khả năng đối mặt với hàng loạt biến cố phát sinh sau hoặc trong khi phẫu thuật, ví dụ như: tổn thương dây thần kinh, gây tê liệt chân hay nhiễm trùng…

Do đó, nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị cho người bệnh, các chuyên gia về cơ xương khớp đã tìm ra những phương pháp có thể loại bỏ cơn đau ở mắt cá chân hoàn toàn mà không cần đến thuốc hoặc phẫu thuật.

3. Chữa đau mắt cá chân không dùng thuốc hay phẫu thuật: một hướng đi mới

Hiện nay, người bị đau mắt cá khi đi bộ có thể lựa chọn cách chữa đau hoàn toàn mà không cần đến sự can thiệp của thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những phương pháp này sẽ phải thỏa mãn hai điều kiện sau để có thể phát huy tối đa công dụng của mình. Chúng bao gồm:

  • Được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm.
  • Trong quá trình tiến hành cần có sự góp mặt của các thiết bị máy móc chuyên dụng.

Với 15 năm kinh nghiệm hoạt động cùng đội ngũ bác sĩ 100% người nước ngoài được đào tạo bài bản, chuyên sâu và cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống tự hào là đơn vị chuyên khoa đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được cả hai yêu cầu trên.

Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, bác sĩ ACC còn xây dựng phác đồ điều trị và phục hồi chức năng phù hợp riêng cho từng bệnh nhân dựa trên nguyên nhân khiến họ bị đau mắt cá, chẳng hạn như:

Đau mắt cá chân do thoái hóa khớp hoặc tổn thương dây thần kinh

Thoái hóa khớp và tổn thương dây thần kinh ngoại biên đều liên quan đến sự sai lệch trong cấu trúc xương khớp. Vì vậy, đối với trường hợp này, Trị liệu Thần kinh Cột sống là giải pháp phù hợp nhất.

Để thực hiện liệu pháp trên, bác sĩ ACC sẽ dùng lực tay thích hợp đưa các cấu trúc bị sai lệch trở lại vị trí ban đầu, từ đó giải phóng áp lực chèn ép dây thần kinh. Đồng thời, thao tác nắn chỉnh còn kích thích cơ chế tự chữa lành thương tổn của cơ thể. Nhờ đó, tình trạng đau nhức mắt cá chân có thể thuyên giảm dần theo thời gian và mau chóng biến mất hoàn toàn.

Mắt cá bị đau khi đi lại do bong gân

Đối với những vết rách ở dây chằng, bác sĩ ACC sẽ đề xuất liệu trình điều trị với sự kết hợp giữa hai phương pháp sau:

  • Sóng xung kích Shockwave: dùng sóng âm có năng lượng cao tác động sâu đến phần mô dây chằng và kích thích quá trình tái tạo tế bào bị tổn thương tại đây.
  • Trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV: thúc đẩy quá trình sản sinh ATP với mục đích giảm đau, chống viêm và cải thiện kết quả của quá trình tự chữa lành.

Ngoài ra, người bệnh còn được hướng dẫn tập một vài bài tập vật lý trị liệu để sớm khôi phục chức năng dây chằng, từ đó tìm lại niềm vui cuộc sống.

Đau nhức mắt cá do hội chứng bàn chân bẹt

Hiện nay, phương pháp điều trị bàn chân bẹt hiệu quả và an toàn nhất cho hầu hết trường hợp là sử dụng đế chỉnh hình bàn chân. Bên cạnh tác dụng giảm bớt áp lực đè nặng lên mắt cá gây đau, loại dụng cụ này còn có khả năng kích thích độ lõm bàn chân phát triển, từ đó góp phần cải thiện chức năng bàn chân.

Đế chỉnh hình mang lại hiệu quả tốt nhất khi và chỉ khi chúng vừa khít với bàn chân của người mang. Nhằm đáp ứng điều kiện này, các chuyên gia ở phòng khám ACC đã áp dụng công nghệ CAD-CAM đến từ Hoa Kỳ để đo mật độ lòng bàn chân một cách chính xác nhất, từ đó làm ra chiếc đế “đo ni đóng giày” phù hợp riêng cho từng người bệnh.

Mặt khác, ACC còn làm ra đế chỉnh hình bàn chân bằng vật liệu chất lượng cao, giúp người mang cảm thấy thoải mái, thuận tiện khi đi lại trong thời gian dài.

điều trị đau mắt cá chân do bàn chân bẹt
Máy đo mật độ lòng bàn chân CAD-CAM đo thông số làm đế chỉnh hình tại ACC

Đau mắt cá khi đi bộ không chỉ liên quan đến chấn thương vật lý mà còn có thể cảnh báo về một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu rơi vào trường hợp này, bạn không nên chủ quan để cơn đau tự hết. Thay vào đó, hãy cố gắng sơ cứu đúng cách, đồng thời mau chóng tìm đến các đơn vị chuyên khoa uy tín, ví dụ như phòng khám ACC, để được chữa trị hiệu quả, an toàn và kịp thời.

Tìm hiểu thêm:
> Những nguyên nhân gây đau mắt cá chân phổ biến
> Bị bong gân mắt cá chân phải làm sao để nhanh khỏi?
> Giải đáp tất tần tật thắc mắc về viêm khớp mắt cá chân
> Nguyên nhân khi chạy bộ bị đau cổ chân

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục