Cột sống cổ là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, chứa 7 đốt sống cùng nhiều cơ, gân, dây chằng và xương làm nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ tủy sống bên trong ống tủy sống và giúp cổ có thể xoay chuyển theo nhiều hướng. Khi các bộ phận này bị tổn thương sẽ gây ra triệu chứng đau cứng cổ rất khó chịu, thường gặp nhất là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Nếu bạn hoặc người thân cũng gặp tình trạng này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu đau cứng cổ là bệnh gì?
Cổ đau cứng là triệu chứng vùng cổ bị đau nhức với nhiều mức độ, khi đó cơ của vùng cổ thường bị co cứng khiến người bệnh không thể xoay đầu, rất khó cử động.
Bệnh thường xuất hiện bất ngờ vào buổi sáng hoặc sau khi vận động mạnh. Đôi khi triệu chứng thường xuất hiện thoáng qua hoặc ở mức độ nhẹ nên dễ bị bỏ qua. Thế nhưng khi đau cứng cổ lâu ngày mà không có hướng điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Một số triệu chứng của bệnh đau cứng cổ:
- Đau nhức ở vùng cổ, cơn đau ngày càng tăng.
- Triệu chứng đau thường kèm với căng cơ nên hạn chế vận động, xoay cổ bị đau.
- Khởi phát từ cơn đau cứng cổ, sau đó người bệnh bị đau đầu, hoặc cơn đau có thể lan xuống vai, cánh tay và bàn tay.
2. Nguyên nhân khiến cổ căng cứng không xoay được
Lý do khiến đau cổ không xoay được có thể kể đến như sau:
2.1. Do căng cơ hoặc tổn thương mô mềm
Các cơ thường bị kéo căng trong các hoạt động hàng ngày kèm theo ít vận động như:
- Giữ cổ ở một vị trí trong thời gian dài như nghe điện thoại bằng cách kẹp vào cổ và vai, ngồi xem máy tính hoặc điện thoại, lái xe…
- Vận động và di chuyển đầu sang hai bên nhiều lần.
- Ngủ sai tư thế, nằm kê gối quá cao hoặc quá thấp.
- Chấn thương thể thao, tai nạn lao động.
- Tâm lý căng thẳng, áp lực.
- Mang vác vật nặng ở một bên vai.
Xem ngay: > Căng cơ ở cổ và 5 nguyên nhân thường gặp nhất > Những cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao
2.2. Do bệnh lý
Bên cạnh nguyên nhân do các thói quen sinh hoạt thì các bệnh lý về xương khớp cũng khiến cho cổ đau cứng. Một vài bệnh xương khớp thường gặp như:
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị rò rỉ ra bên ngoài qua khe hở của bao xơ bị rách, chui vào ống sống, khiến các dây thần kinh xung quanh bị chèn ép và gây đau cứng cổ.
Thoái hóa cột sống cổ: Theo thời gian, khi tuổi tác càng lớn thì các đốt sống cổ, đĩa đệm, sụn khớp sẽ dần bị mài mòn, tiến trình thoái hóa tiến triển gây nên các cơn đau nhức khó chịu và dễ dẫn đến cổ bị căng cứng.
Hẹp ống sống cổ: Bệnh do các nốt viêm ở khớp làm cho diện khớp giữa các đốt sống cổ phình to ra, gây chèn ép dây thần kinh và tủy sống. Từ đó, bệnh gây nên các cơn đau mỏi vai gáy, cổ đau cứng, cảm giác tê bì cánh tay.
Viêm màng não: Viêm màng não cũng có thể làm đau cổ không xoay được. Bệnh gây nên tình trạng viêm nhiễm ở cột sống và não tủy bởi các vi rút, vi khuẩn và nấm. Ngoài đau cứng cổ, người bệnh còn có thể bị sốt, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, nhức đầu…
3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh đau cứng cổ
Để chẩn đoán chính xác tình trạng này, trước tiên các bác sĩ sẽ hỏi thăm người bệnh về tiểu sử các bệnh đã mắc phải, sau đó tiến hành khám và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:
Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI: Thông qua các hình ảnh sau khi chụp, bác sĩ sẽ dễ dàng nhận biết được nguyên nhân khiến cổ bị đau cứng.
Xét nghiệm máu: Xác định người bệnh có bị viêm hoặc nhiễm trùng hay không, vì đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau cứng cổ.
4. Cách điều trị đau cứng cổ, vùng gáy
Hiện nay, các phương pháp điều trị đau cứng cổ vai gáy gồm có:
4.1. Chườm nóng/lạnh xen kẽ
Trong vài ngày đầu tiên, người bệnh có thể dùng đá lạnh hoặc túi chườm đá chuyên dụng đặt vào vùng bị đau trong khoảng 15 – 20 phút để giảm sưng viêm, đau nhức và thư giãn các cơ.
Sau đó, người bệnh có thể xen kẽ chườm nhiệt nóng với một miếng đệm nóng ở mức vừa phải, hoặc bằng cách tắm nước ấm để xoa dịu cơn đau cứng cổ.
4.2. Dùng thuốc giảm đau
Nếu chườm nóng/lạnh không có hiệu quả, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như Ibuprofen, Acetaminophen, thuốc chống trầm cảm, tiêm Steroid, thuốc giãn cơ để giảm đau nhức, sưng viêm khó chịu. Thế nhưng, việc sử dụng thuốc cần phải cẩn thận, có sự hướng dẫn của bác sĩ để không gặp phải những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
4.3. Thay đổi lối sống
Người bị cổ đau cứng cũng nên thay đổi các thói quen sinh hoạt của mình như tập thể dục kéo giãn cơ nhẹ nhàng, hạn chế ngồi yên một vị trí trong thời gian dài, nằm ngủ đúng tư thế, dùng gối kê vừa phải, đồng thời biết thư giãn, kiểm soát căng thẳng để giảm các cơn đau nhức, căng cứng khó chịu.
Nhiều người sau khi thức dậy vào buổi sáng thường có cảm giác đau lan từ vùng cổ xuống vai gáy. Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng GĐ Phòng khám ACC, nếu cơn đau không xuất phát từ bệnh lý, rất có thể bạn đã ngủ sai tư thế.…
4.4. Trị liệu đau mỏi cơ
Phương pháp điều trị đau mỏi cơ kết hợp tay và các thiết bị vật lý trị liệu, tác động vào mô cơ để làm giãn cơ, giảm đau nhức, tăng lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng và mang lại giấc ngủ ngon cho người bị đau cứng cổ.
Người bệnh có thể tìm đến dịch vụ trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại phòng khám ACC. Tại đây luôn có những bác sĩ và chuyên viên giỏi để xây dựng liệu trình tối ưu cho từng trường hợp. Người bệnh giảm ngay đau nhức và căng cơ cổ chỉ sau 20 phút.
4.5. Trị liệu thần kinh cột sống
Phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là cách chữa cứng cổ hiện đại, không dùng đến thuốc hay phẫu thuật mà vẫn mang lại hiệu quả giảm đau, phục hồi sức khỏe lâu dài, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Dựa vào phương pháp này, các bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và nắn chỉnh các đốt sống cổ về đúng vị trí (nếu có sự sai lệch dẫn đến cơn đau), từ đó giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh và giải tỏa co cứng cơ, giúp người bệnh dần khôi phục trạng thái cân bằng, chấm dứt hẳn cơn đau cứng cổ.
Vào năm 2006, phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép ứng dụng phương pháp Chiropractic tại Việt Nam. Trải qua hơn 15 năm hoạt động, ACC đã vươn lên và trở thành một trong những đơn vị hàng đầu về thần kinh cột sống ở nước ta. Tại ACC, đội ngũ bác sĩ nước ngoài đều được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm chuyên môn, giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi bệnh đau cứng cổ do viêm khớp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm hoặc do chấn thương.
Để đẩy nhanh tiến độ hồi phục cho bệnh nhân, liệu trình điều trị còn kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng với nhiều thiết bị hiện đại.
Thông thường, tình trạng đau cứng cổ nhẹ nếu nghỉ ngơi hợp lý sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nếu cổ bị cứng đi kèm với sốt, đau đầu; cơn đau dai dẳng, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
5. Phòng ngừa tình trạng đau cứng cổ
Để ngăn ngừa bệnh đau cứng cổ gáy, bạn nên áp dụng một số cách dưới đây:
- Không cúi đầu xuống để nhìn điện thoại/máy tính bảng, thay vào đó bạn nên để các thiết bị ngang so với tầm nhìn của mắt.
- Đeo tai nghe khi nói chuyện điện thoại.
- Hạn chế mang vác đồ nặng hoặc đeo túi một bên.
- Dành ít phút để nghỉ ngơi, đứng dậy đi lại khi lái xe hoặc làm việc với máy tính.
- Tránh căng thẳng quá mức bằng cách nghe nhạc, thiền, đọc sách,…
- Tập thể dục đều đặn như yoga, bơi lội, chạy bộ, đi xe đạp,…
Tham khảo thêm các bài tập cổ vai gáy do chuyên viên phòng khám ACC hướng dẫn qua video sau đây:
Trên đây là những chia sẻ về đau cứng cổ. Bệnh này sẽ không quá nguy hiểm nếu bạn có cách điều trị phù hợp. Lưu ý rằng nếu bạn cảm thấy cơ thể mình đang có những dấu hiệu đau nhức hoặc khó chịu bất thường thì nên gặp bác sĩ ngay nhé, tránh chủ quan mà tổn hại đến sức khỏe.