Bạn có biết rằng, trên thế giới có khoảng 2-3% dân số mắc chứng cong vẹo cột sống, trong đó 80% nguyên nhân bắt nguồn từ vô căn? Trong thực tế, vẹo cột sống là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi học đường, kể cả tại Việt Nam.
1. Vẹo cột sống là căn bệnh phổ biến ở tuổi học đường
Theo tạp chí sức khỏe Health Central, vẹo cột sống là loại biến dạng cột sống phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Hằng năm, tại Hoa Kỳ ghi nhận thêm 3 triệu trường hợp mắc căn bệnh này với hầu hết là chứng vẹo cột sống vô căn ở tuổi vị thành niên. Ngoài ra, có khoảng 29.000 ca phẫu thuật vẹo cột sống được thực hiện cho trẻ tuổi thành niên hằng năm tại quốc gia này.
Theo thông tin báo Sức Khỏe Đời Sống (thuộc Bộ Y tế), tại Việt Nam số trẻ em bị cong, vẹo cột sống chiếm từ 0,5 đến 1% dân số.
Dưới đây là 6 loại vẹo cột sống thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi học đường, được tổng hợp từ Hospital for Special Surgery (một bệnh viện chỉnh hình hàng đầu tại Hoa Kỳ):
- Vẹo cột sống bẩm sinh. Cong vẹo cột sống bẩm sinh là tình trạng xương không đối xứng khi mới sinh và các đốt sống cột sống có thể được hình thành một phần (liệt nửa đốt sống) hoặc hình nêm.
- Vẹo cột sống vô căn ở trẻ sơ sinh (0-3 tuổi)
- Vẹo cột sống vô căn ở trẻ vị thành niên (3-8 tuổi) là phổ biến nhất
- Vẹo cột sống vô căn ở trẻ thành niên (8-18 tuổi)
- Vẹo cột sống thần kinh cơ gây ra bởi một tình trạng toàn thân tiềm ẩn như bại não, loạn dưỡng cơ, nứt đốt sống, khối u tủy sống hoặc tê liệt.
- Vẹo cột sống hội chứng: bắt nguồn từHội chứng Marfan, Hội chứng Ehlers-Danlos, bệnh u xơ thần kinh, Hội chứng Prader-Willi, Hội chứng arthrogryposis và Hội chứng Riley-Day. >Xem thêm: Mẹo hay để mẹ phát hiện vẹo cột sống ở trẻ
2. Các phương pháp chẩn đoán vẹo cột sống ở trẻ
Việc phát hiện sớm và cải thiện các trường hợp cong vẹo cột sống ở trẻ kịp thời sẽ giúp ngăn chặn các nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan nội tạng như phổi và lồng ngực. Những vấn đề này có thể dẫn đến việc thiểu sản lồng ngực, phế nang, suy hô hấp đe dọa tính mạng của trẻ. Các biện pháp chẩn đoán vẹo cột sống ở trẻ có thể kể đến:
2.1. Chụp X-quang
Chụp X-quang là phương pháp dùng hình ảnh để xác định và theo dõi tiến triển của đường cong. Kiểm tra bằng tia X bao gồm phim chụp thẳng trước sau và chụp nghiêng cột sống.
2.2. Chụp cộng hưởng từ MRI
Khác với chụp X-quang, chụp MRI có thể giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề bất thường ảnh hưởng đến tủy sống.
2.3. Tầm soát cột sống
Theo ý kiến bác sĩ Wade Brackenbury (Tổng giám đốc phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống ACC tại Việt Nam), phụ huynh cần cân nhắc đưa trẻ tầm soát cong vẹo cột sống định kỳ 6 tháng một lần, để bác sĩ có thể theo dõi quá trình phát triển của xương. Ngay khi nhận ra bất thường, các bác sĩ có thể ngay lập tức đưa ra biện pháp giải quyết tận gốc vấn đề.
Bên cạnh tầm soát cong vẹo cột sống, cha mẹ cũng cần quan tâm đến tầm soát bàn chân cho trẻ. Hội chứng bàn chân bẹt là một trong những nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống ở trẻ trong độ tuổi học đường.
>Xem thêm: Bàn chân bẹt và biến chứng vẹo cột sống
3. Cải thiện chứng vẹo cột sống cho trẻ trong độ tuổi học đường
Bên cạnh những tác động tiêu cực đến sức khỏe, bệnh này còn ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến trẻ tự ti và ngại ngùng vì khác biệt so với các bạn. Phát hiện và cải thiện sớm còn giúp tránh phải thực hiện phẫu thuật.
3.1. Các bài tập chữa vẹo cột sống phổ biến
Nếu được phát hiện sớm, đối với những trẻ bị cong vẹo cột sống dưới 20 độ, việc cải thiện không quá khó khăn. Lúc này, phụ huynh cần bổ sung cho trẻ các loại vitamin, khoáng chất, canxi,… kết hợp kiên trì tập luyện các bài tập chuyên biệt đẩy nhanh quá trình cải thiện cong vẹo cột sống.
>Tham khảo bài viết: Các bài tập thể dục cho người bị vẹo cột sống
3.2. Sử dụng nẹp chỉnh hình
Đối với trường hợp trẻ có độ cong lớn hơn 20 độ và dưới 40 độ, đeo nẹp chỉnh hình ngày đêm sẽ giúp cải thiện. Ngoài ra, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ kết hợp với bơi lội, tập xà đơn để tăng hiệu quả trong quá trình cải thiện.
3.3 Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic
Những trường hợp vẹo cột sống có độ cong từ 20 độ trở lên, phụ huynh có thể cân nhắc cho trẻ thực hiện phẫu thuật hoặc các liệu pháp nắn chỉnh cột sống. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhi nhỏ tuổi, phẫu thuật vẹo cột sống tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như sốc thuốc, hôn mê, nguy cơ liệt do tổn thương hệ thần kinh…
Tại phòng khám ACC, phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng được xem là cách cải thiện vẹo cột sống tối ưu hiện nay. Với thao tác tay nhẹ nhàng, các đốt sống sai lệch sẽ được đưa về vị trí ban đầu, phục hồi đường cong sinh lí cột sống một cách tự nhiên.
Trường hợp em N.V.T (9 tuổi) đã cải thiện tại ACC. Em T. được các bác sĩ chỉ định một liệu trình cải thiện tích cực trong 12 buổi, sử dụng phương pháp chính là nắn chỉnh cột sống Chiropractic và Phục hồi chức năng trong vòng 12 tuần. T. tham gia 12 buổi cải thiện tại phòng khám và tiếp tục tập thêm các bài tập tại nhà từ 3-4 lần mỗi tuần, với thời lượng 20-30 phút mỗi lần.
Sau liệu trình 12 buổi, độ cong vẹo cột sống của T. đã giảm từ 16.1 độ xuống còn 7.4 độ. Sau khi hoàn thành liệu trình cải thiện tích cực, T. được khuyến nghị tiếp tục luyện tập tại nhà và duy trì tư thế đúng khi sinh hoạt và học tập.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2006, phòng khám ACC tự hào tiên phong sử dụng phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic cải thiện tận gốc các vấn đề cơ xương khớp mà không dùng thuốc hay phẫu thuật, đặc biệt an toàn cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ. LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!
Bài viết liên quan:
> Nguyên nhân gây vẹo cột sống ở trẻ em và cách phòng ngừa