Những trẻ bị bàn chân bẹt sẽ không thể đi đa dạng các loại giày dép như các trẻ em khác, vì vậy cha mẹ cần lưu ý chọn giày dép phù hợp cho con. Các chuyên gia khuyên nên chọn giày gót thấp, kiểu dáng thể thao kèm đế giày chỉnh hình y khoa để giúp trẻ điều trị chứng bàn chân bẹt.
Cách chọn giày hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt cho trẻ
Những trẻ mắc bàn chân bẹt thường gặp khó khăn trong việc đi giày hơn những trẻ có hõm bàn chân tự nhiên, vì vòm bàn chân phẳng lì khiến các bé cảm thấy không thoải mái khi chân trong giày. Việc chọn giày phù hợp với bàn chân bẹt của trẻ sẽ giúp hỗ trợ bé đi đứng vững chãi hơn.
Theo các bác sĩ nhi khoa, không nên cho trẻ mắc chứng bàn chân bẹt đi giày gót cao, giày có độ dốc nhiều hoặc các loại dép xỏ ngón, các loại giáy búp bê hoặc dép có phần tiếp xúc với bàn chân bằng phẳng. Loại giày dép này không hỗ trợ cho bàn chân trẻ, bé đi lại khó khăn, mau mỏi, dễ bị ngã. Thậm chí mang sai giày dép có thể làm tình trạng bẹt trầm trọng hơn.
Lý tưởng cho đôi chân trẻ là các loại giày hoặc dép thấp, đế bằng, kiểu dáng thể thao tiện lợi, ôm chân. Khi xỏ chân vào giày trẻ cảm thấy thoải mái, các ngón chân không bị chèn ép.
Các chuyên gia đồng quan điểm rằng việc đeo giày kèm miếng lót chỉnh hình là cách hỗ trợ và điều trị chứng bàn chân bẹt. Làm sao khi đặt miếng lót vào trong lòng giày, trẻ xỏ chân vào giày vẫn vừa vặn, thoải mái, miếng lót hỗ trợ trẻ trong các hoạt động chạy, nhảy và chơi thể thao.
Kết hợp giày vừa chân cùng đế chỉnh hình y khoa để điều trị bàn chân bẹt
Miếng lót giày thực sự có tác dụng điều trị chứng bàn chân bẹt hiệu quả là loại đế chỉnh hình y khoa, được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân. Tại phòng khám ACC, đơn vị tiên phong trong điều trị bàn chân bẹt, bệnh nhân được khám, định vị và đo độ dày bàn chân bằng công nghệ Cad-Cam tiên tiến của Thuỵ Sỹ. Từ các thông số này, các bác sĩ của ACC sẽ chế tạo đế chỉnh hình y khoa cho bệnh nhân. Nhờ vậy người bệnh sẽ có những đôi đế chỉnh hình y khoa vừa vặn, hỗ trợ tối đa việc tạo vòm bàn chân, việc điều trị bàn chân bẹt sẽ có kết quả tối ưu.
Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống (ACC) cho biết: “Việc trẻ sử dụng giày tiện lợi kết hợp đế chỉnh hình thường xuyên sẽ giúp cấu trúc xương chân của trẻ trở về vị trí cân bằng, hỗ trợ di chuyển và điều chỉnh dáng đi của trẻ, từ đó giúp trẻ tránh được các nguy cơ té ngã, cũng như ngăn ngừa tật vẹo cột sống do bàn chân bẹt gây ra”.
> Xem thêm: Bàn chân bẹt và biến chứng vẹo cột sống
Bác sĩ Wade Brackenbury cũng cho biết thêm: trẻ em mắc chứng bàn chân bẹt nên sử dụng giày kết hợp đế chỉnh hình như giày thông thường trong các hoạt động đi đứng hằng ngày, hoặc mỗi khi bàn chân phải chịu lực. Đây được xem là phương pháp điều trị bàn chân bẹt tốt nhất cho trẻ, đặc biệt là trẻ mắc bàn chân bẹt đang trong độ tuổi “vàng” từ 3 đến 7 tuổi”.
Thời gian gần đây có nhiều thông tin thiếu chính xác lan truyền trong cộng đồng mạng về hội chứng “bàn chân bẹt” với những hậu quả khủng khiếp mà trẻ có thể phải gánh chịu, gây hoang mang cho phụ huynh có con em mắc hội chứng này. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhiều kinh nghiệm của phòng khám ACC, Điều trị bàn chân bẹt không còn là một vấn đề nan giải và không phải bất kỳ trẻ nào bị chân bẹt cũng cần phải can thiệp. Lựa chọn đôi giày phù hợp cũng là một trong những cách điều trị đạt hiệu quả cao.
Việc lựa chọn giày chỉnh hình bàn chân bẹt kết hợp với đế chỉnh hình y khoa tại cơ sở y tế tốt nhất vẫn là ưu tiên hàng đầu. Phòng khám ACC tự hào với gần 20 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bàn chân bẹt, đã chữa trị thành công cho hàng ngàn trẻ em mắc chứng bàn chân bẹt trong và ngoài nước. LIÊN HỆ hoặc ĐẶT LỊCH HẸN ngay với phòng khám ACC để được thông tin chi tiết hơn!
Sau đây là một số trường hợp trẻ mắc bàn chân bẹt được các bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống tại phòng khám ACC điều trị thành công, mời Quý phụ huynh tham khảo!