Chấn thương cổ chân là một trong những vấn đề thường gặp, không chỉ trong thể thao mà còn trong các hoạt động hàng ngày. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng biện pháp điều trị đúng cách không chỉ giúp giảm đau, mà còn bảo vệ chức năng vận động của cổ chân một cách hiệu quả.
- 1. Chấn thương cổ chân là gì?
- 2. Các chấn thương cổ chân thường gặp nhất
- 3. Nguyên nhân gây chấn thương khớp cổ chân
- 4. Dấu hiệu và cách kiểm tra khớp cổ chân bị chấn thương
- 5. Cách điều trị các chấn thương cổ chân hiệu quả
- 6. Gợi ý các bài tập phục hồi cho bệnh nhân tổn thương cổ chân
- 7. Câu hỏi thường gặp
1. Chấn thương cổ chân là gì?
Khớp cổ chân được hình thành từ 3 xương đó là xương chày, xương sên và xương mác. Các loại xương này sẽ được cố định với nhau bằng hệ thống các dây chằng vững chắc giúp chân cử động và di chuyển linh hoạt. Chấn thương cổ chân là tình trạng vùng cổ chân bị các tổn thương như trật khớp, gãy xương, tổn thương gân, tổn thương dây chằng.
2. Các chấn thương cổ chân thường gặp nhất
Sau đây là những loại chấn thương khớp cổ chân phổ biến nhất:
2.1 Bong gân cổ chân
Bong gân cổ chân là tình trạng dây chằng ở khớp cổ chân bị giãn hoặc rách do chấn thương như va chạm, té ngã trong lúc làm việc chân tay, chơi thể thao. Triệu chứng đau khi bong gân cổ chân chỉ xuất hiện tại thời điểm chấn thương nên nhiều người xem nhẹ. Tuy vậy nếu không chữa trị đúng cách tình trạng này có thể gây yếu khớp, tái chấn thương.
Bong gân cổ chân là tình trạng tổn thương dây chằng dễ gặp phải ở những người làm việc nặng nhọc hoặc lúc tập luyện thể thao.
>>> Tìm hiểu thêm: Những lưu ý nên ghi nhớ khi bị giãn hoặc đứt dây chằng cổ chân
2.2 Trật khớp cổ chân
Trật khớp cổ chân cũng là một trong các chấn thương cổ chân, xảy ra khi các đoạn xương ở cổ chân bị lệch khỏi vị trí cấu tạo sinh lý bình thường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của khớp. Tình trạng này thường gặp do các nguyên nhân như thực hiện cử động mạnh, lặp đi lặp lại một động tác liên tục hoặc đi giày cao gót trong thời gian dài.
2.3 Viêm gân và điểm bám gân cổ chân
Viêm gân và điểm bám gân cổ chân xảy ra khi các gân hoặc điểm bám gân ở cổ chân bị tổn thương vi thể như những vết rách nhỏ, do kéo giãn lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này có thể tiến triển thành viêm và nguy cơ cao gây đứt gân, ảnh hưởng đến chức năng của khớp cổ chân.
2.4 Gãy xương cổ chân
Gãy xương cổ chân là tình trạng bị nứt gãy của một hoặc nhiều xương ở cổ chân. Nếu tình trạng ổ gãy xương không di lệch hoặc ít di lệch, có thể điều trị bằng phương pháp bó bột. Còn nếu ỗ gãy xương di lệch nhiều ảnh hưởng đến khớp cổ chân thì cần phải can thiệp phẫu thuật.
3. Nguyên nhân gây chấn thương khớp cổ chân
Bị chấn thương cổ chân là do vận động khớp cổ chân quá mức xảy ra từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Đi bộ trên bề mặt gồ ghề khiến bàn chân và cổ chân lệch khỏi tư thế tự nhiên.
- Sử dụng giày cao gót hoặc giày quai hậu với dây đeo không chắc chắn.
- Té ngã khi di chuyển hoặc tham gia các hoạt động thể thao.
- Tiếp đất sai kỹ thuật sau khi thực hiện động tác nhảy.
- Xoay cổ chân đột ngột trong quá trình vận động.
- Gặp tai nạn giao thông.
Mang giày cao gót nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây chấn thương ở khớp cổ chân.
4. Dấu hiệu và cách kiểm tra khớp cổ chân bị chấn thương
Các dấu hiệu phổ biến khi bị chấn thương cổ chân đó là:
- Xuất hiện cơn đau đột ngột.
- Vùng cổ chân bị sưng tấy và bầm tím.
- Mất khả năng đi lại và vận động khớp cổ chân bị hạn chế.
- Trường hợp gãy xương có thể gây biến dạng mắt cá chân, lệch vị trí và đau khi chạm vào.
- Tình trạng bong gân nghiêm trọng sẽ gây đau dữ dội và sưng tấy nhiều hơn.
- Rách gân cấp tính làm giảm sức mạnh của bàn chân và cổ chân.
Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cổ chân, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, tình trạng chấn thương cổ chân nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh quay lại vận động quá sớm khi chưa hồi phục hoàn toàn hoặc viêm gân, bong gân,… tái phát nhiều lần có thể gây ra các biến chứng như: Đau cổ chân mãn tính, mất vững khớp cổ chân, viêm khớp và thoái hóa khớp cổ chân.
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý về cơ xương khớp phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng…
Để chẩn đoán chấn thương khớp cổ chân, bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng người bệnh gặp phải, tình huống xảy ra chấn thương và khám thực thể để đánh giá mức độ sưng và bầm tím cổ chân.
Đồng thời, bác sĩ còn yêu cầu chụp X-quang vùng mắt cá chân, cẳng chân hoặc bàn chân để xác định các trường hợp gãy xương hoặc trật khớp. Trong trường hợp chụp X-quang không phát hiện rõ gãy xương, bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để đánh giá chi tiết hơn. Nếu nghi ngờ tổn thương dây chằng cổ chân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán.
Bác sĩ đang tiến hành thăm khám thực thể để đánh giá mức độ sưng, bầm tím ở cổ chân.
5. Cách điều trị các chấn thương cổ chân hiệu quả
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp dựa tình trạng chấn thương cổ chân mà bạn đang gặp phải:
5.1 Điều trị bong gân cổ chân
Thông thường, bong gân cổ chân nhẹ có thể tự khỏi nếu dùng băng thun băng ép phần khớp bị chấn thương để giúp cố định khớp, giảm đau và giảm sưng. Sau đó, thực hiện chườm lạnh trong 4 giờ đầu để làm dịu cơn đau và co mạch, ngưng chảy máu trong và giảm phù nề. Song song với đó, bạn cũng nên hạn chế di chuyển và chỉ nên nằm nghỉ ở trên giường.
Nếu trường hợp bong gân cổ chân ở mức độ vừa và nặng, không thể cử động khớp, dây chằng bị đứt hoàn toàn hoặc bong điểm bám khiến khớp trở nên lỏng lẻo. Đồng thời kèm theo biến chứng như sốt hoặc không cải thiện sau khoảng 1 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi nếu không được xử lý triệt để, tình trạng này có thể dẫn đến cứng khớp và đau khớp kéo dài.
5.2 Chữa trật khớp cổ chân
Cách chữa chấn thương cổ chân khi bị trật khớp hiệu quả nhất là biện pháp RICE. Cụ thể bao gồm các bước như:
- R (Relax – Nghỉ ngơi): Bạn nên nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động cổ chân để tránh khớp xương bị di lệch nặng hơn.
- I (Ice – Chườm lạnh): Bạn cho đá lạnh vào túi chườm rồi đắp lên vùng khớp tổn thương. Đây là cách phục hồi chấn thương cổ chân hiệu quả, giúp giảm đau, giảm sưng khi bị trật khớp.
- C (Compression – Băng bó): Bạn dùng băng thun để quấn (không nên quấn quá chặt) từ bàn chân lên đến đầu gối.
- E (Elevation – Nâng cao khớp cổ chân): Cách này nghĩa là bạn phải nằm kê chân lên cao khoảng 10 – 20cm để giúp tăng cường lưu thông máu.
Sau các bước này, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị chấn thương cổ chân phù hợp với một số cách như sử dụng thuốc giảm đau, đeo nẹp để cố định khớp chân, vật lý trị liệu, phẫu thuật.
Sử dụng thuốc hoặc đeo nẹp để cố định khớp chân,… là một trong những cách chữa trật khớp cổ chân.
5.3 Điều trị viêm gân cổ chân
Trong trường hợp viêm gân cổ chân, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau (dưới dạng uống hoặc tiêm) và sử dụng bó bột hoặc nẹp để cố định vùng tổn thương. Đồng thời, cũng có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu với bài tập phục hồi chấn thương cổ chân giúp phục hồi chức năng để cải thiện phạm vi chuyển động và tăng cường sức mạnh cho cổ chân. Đối với các trường hợp nặng, người bệnh có thể cần phẫu thuật tái tạo gân cổ chân.
5.4 Chữa trị gãy xương cổ chân
Tình trạng gãy xương có thể áp dụng bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa tùy vào từng trường hợp. Nếu chỉ gãy một xương và xương không bị lệch, khớp cổ chân còn vững, bác sĩ sẽ chỉ định bó bột hoặc đeo nẹp để phục hồi. Tuy nhiên, nếu ổ gãy xương bị di lệch nhiều và làm mất ổn định khớp cổ chân, phẫu thuật sẽ là phương pháp điều trị ưu tiên. Sau phẫu thuật, cổ chân sẽ được bảo vệ bằng nẹp cho đến khi giảm sưng tấy rồi bó bột để tăng cường bất động cho ổ gãy xương.
Đến khi tình trạng ổn định, người bệnh có thể cử động cổ chân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tập cổ chân sau chấn thương (vật lý trị liệu) bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh, giữ thăng bằng, khả năng vận động,…
ACC – Chữa lành cơn đau chấn thương cổ chân với phương pháp điều trị mới Theo y học hiện đại ngày nay, tình trạng chấn thương cổ chân luôn được khuyến khích chữa trị bằng các biện pháp bảo tồn mà không cần dùng thuốc. Tuân thủ theo phương châm này, tại phòng khám ACC đã tiên phong ứng dụng liệu trình chữa các chấn thương cổ chân (như bong gân, trật khớp) bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu giúp người bệnh chữa lành các cơn đau hiệu quả, an toàn và nhanh chóng.
Bác sĩ Eric Balderree tại Phòng khám ACC đang giải thích cho bệnh nhân về phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống.
Bác sĩ đang tiến hành điều trị cho bệnh nhân bằng thiết bị tia laser cường độ cao thế hệ IV giúp kích thích sâu đến các mô xương, tái tạo tế bào và chữa đau hiệu quả.
> Đừng để những cơn đau chấn thương vùng cổ ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của bạn. Hãy liên hệ ACC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình hồi phục mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật! |
6. Gợi ý các bài tập phục hồi cho bệnh nhân tổn thương cổ chân
Dưới đây là những bài tập phục hồi chấn thương cổ chân mà bạn có thể tham khảo:
6.1 Bài tập kéo giãn khớp cổ chân
Một số bài tập kéo giãn khớp cổ chân như:
- Xoay khớp cổ chân: Để thực hiện, bạn ngồi thoải mái rồi xoay bàn chân với mũi chân hướng ra ngoài, sau đó xoay ngược chiều để mũi chân hướng vào trong. Lưu ý động tác xoay tròn nên thực hiện từ từ và trong giới hạn của cơn đau.
- Gấp và duỗi bàn chân: Để thực hiện bạn ngồi thẳng lưng rồi gấp mu bàn chân lên xa nhất có thể và giữ trong vài giây. Sau đó, bạn duỗi mu bàn chân ra xa nhất có thể và giữ trong vài giây.
- Căng cơ bắp chân: Để kéo căng cơ bắp chân, bạn cần duỗi thẳng một chân ra phía sau và nghiêng người về phía trước, đồng thời giữ gót chân chạm sàn. Trong quá trình tập, bạn sẽ cảm nhận được sự căng ở mặt sau của cẳng chân. Nếu không cảm thấy căng, bạn hãy di chuyển chân sau ra xa thêm. Giữ tư thế này trong 20 đến 30 giây và lặp lại 3 lần.
6.2 Bài tập tăng cường sức mạnh cơ chân
Các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ chân bao gồm:
- Kéo và gập duỗi mu chân: Bạn sử dụng một dải băng đàn hồi quấn quanh lòng bàn chân và giữ chặt hai đầu bằng tay. Sau đó, từ từ duỗi mu bàn chân ra xa, giữ tư thế trong vài giây và gập lại về vị trí ban đầu. Lưu ý, khi thực hiện động tác này, khớp đầu gối cần được uốn cong để tập trung vào nhóm cơ dưới bắp chân. Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp từ 10 – 20 lần.
- Đối kháng mu chân: Bạn dùng một dải băng đàn hồi quấn quanh cổ chân và mu bàn chân, giữ hai đầu của dải băng cố định vào sàn hoặc tường. Sau đó, kéo gập mu chân về phía người một cách tối đa để tạo sức đối kháng, giữ tư thế này trong vài giây, rồi duỗi trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp từ 10 – 20 lần.
Bài tập kéo gập duỗi mu chân hoặc đối kháng mu chân giúp tăng cường lại sức mạnh cho khớp cổ chân hữu hiệu.
6.3 Bài tập nhóm cơ gập mặt lòng cổ chân
Dưới đây là một số bài tập cho người bệnh chấn thương phần mềm cổ chân:
- Bài tập với bóng: Bạn ngồi trên giường và duỗi thẳng 2 chân, đặt bóng phía mũi bàn chân đau. Sau đó, bạn ấn mạnh mũi bàn chân vào quả bóng, giữ lại 10 – 15 giây rồi thả lỏng.
- Bài tập với dây chun: Bạn ngồi trên ghế và đặt bàn chân lên dây chun, một tay nắm đầu còn lại của dây chun, kéo căng sợi dây để bàn chân ở tư thế gập mặt lòng. Sau đó, bạn ấn mạnh bàn chân vào dây để bàn chân chạm mặt sàn. Tiếp theo, bạn đặt 2 bàn chân lên dây chun, một tay nắm đầu còn lại của dây, chân không bị thương giữ cố định và nghiêng cổ chân đau ra phía ngoài.
6.4 Bài tập giữ thăng bằng
Để thực hiện bài tập này, bạn nên đứng trên một chân càng lâu càng tốt, tối đa trong 30 giây. Sau đó, đổi sang chân còn lại và thực hiện tương tự. Lặp lại động tác này từ 3 – 5 lần.
7. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về chấn thương khớp cổ chân:
7.1 Chấn thương cổ chân có tự khỏi không?
Bị chấn thương cổ chân không thể tự khỏi, vì thế việc chăm sóc và điều trị chấn thương ở cổ chân là rất quan trọng. Nếu được điều trị phương pháp phù hợp sẽ phục hồi trong vài tuần, người bệnh có thể quay lại hoạt động bình thường.
7.2 Cổ chân bị chấn thương bao lâu phục hồi?
Tùy vào tình trạng chấn thương ở cổ chân sẽ có thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Đối với tình trạng gãy xương cổ chân, thời gian phục hồi ít nhất là 6 tuần. Đối với bong gân cổ chân, người bệnh cần thời gian tối thiểu từ 3 – 4 tháng mới có thể phục hồi.
Tùy vào tình trạng và mức độ chấn thương cổ chân mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau.
7.3 Làm thế nào để ngăn ngừa tổn thương cổ chân?
Để ngăn ngừa tổn thương cổ chân, bạn có thể thực hiện một số cách sau:
- Tăng cường tập luyện thể dục để duy trì sức mạnh và sự linh hoạt của cơ bắp.
- Nên khởi động trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao.
- Tránh tập thể dục hoặc chơi thể thao khi cảm thấy cơ thể đang mệt mỏi hoặc đau ở cổ chân.
- Không tập luyện hay chạy nhảy trên các bề mặt thiếu bằng phẳng.
- Tập luyện ở mức độ vừa phải, tránh vận động quá sức.
- Mang giày dép vừa vặn, phù hợp với hoạt động, ưu tiên giày thể thao có đệm ở gót và vòm để hỗ trợ khi đi bộ hoặc chạy.
- Tránh đi giày có gót mòn và hạn chế tối đa mang giày cao gót.
Chấn thương cổ chân có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng điều quan trọng là bạn cần nhận biết đúng các dấu hiệu và áp dụng phương pháp điều trị hợp lý để tránh biến chứng lâu dài. Đừng để các cơn đau ở cổ chân làm gián đoạn cuộc sống của bạn, hãy chủ động điều trị ngay từ khi có dấu hiệu chấn thương.
>>> Tham khảo thêm: Thế nào là tràn dịch khớp cổ chân? Các dấu hiệu và biện pháp chữa trị Tại sao lại bị đau cổ chân khi chạy bộ? Có cần thăm khám không? Lật sơ mi cổ chân là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục