Có nhiều biến chứng đau vai gáy tiến triển nghiêm trọng và dai dẳng, không chỉ khiến người bệnh khó chịu, đau nhức vùng vai gáy mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, gây hạn chế trong sinh hoạt, thậm chí là tê liệt nửa người hoặc tứ chi. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám sớm để được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Bệnh đau mỏi cổ, vai gáy khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những cơn đau ở vùng cổ, vai gáy gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân đau vai gáy đến từ đâu…
1. Biến chứng đau vai gáy là gì?
Biến chứng đau vai gáy có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng tùy vào nguyên nhân gây đau vai gáy. Nếu cơn đau khởi phát do các nguyên nhân cơ học như thói quen sinh hoạt, vận động không đúng cách, sai tư thế, mang vác nặng,… thì người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau nhẹ ở vùng vai gáy và cơn đau sẽ mất đi sau vài ngày mà không để lại biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu đau vai gáy do hậu quả của các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ, viêm cột sống cổ, gai cột sống, viêm khớp dạng thấp,… thì bệnh sẽ khó chữa hơn, gây ra những cơn đau dai dẳng và dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu đau nhức bất thường, bệnh nhân nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số biến chứng hay gặp nhất của căng đau vai gáy:
Chèn ép tủy sống vùng cổ: Xảy ra khi các tổn thương cột sống cổ tiến triển nặng, gây ra nhiều tai biến cho bệnh nhân như rối loạn cảm giác ở chân tay, rối loạn vận động, liệt nửa người hoặc tứ chi.

Teo, yếu cơ cánh tay: Đây là một trong những biến chứng đau vai gáy phổ biến do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5-C6-C7 gây nên. Ngoài biểu hiện đau mỏi vai gáy, người bệnh có thể cảm thấy đau ở một hoặc cả hai bên cánh tay, đau kèm theo tê bì hoặc teo cơ cánh tay, mất cảm giác khéo léo của bàn tay.
Rối loạn tiền đình, thiếu máu nuôi dưỡng não: Là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đau mỏi vai gáy, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi. Nguyên nhân thường do bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép mạch máu não, khiến não không nhận đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Lúc này, biểu hiện của người bệnh là đau đầu, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, kém tập trung, suy giảm trí nhớ…
Thoái hóa cột sống là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng, có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, do chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống nên người bệnh hiện…
Đau rễ thần kinh: Khi rễ thần kinh cột sống cổ bị chèn ép, người bệnh có thể gặp phải những cơn đau nhói dữ dội, hoặc bỏng rát, tê khắp vùng lưng, cổ, vai gáy, cánh tay.
Các biến chứng đau vai gáy khác: Tình trạng đau mỏi vai gáy dai dẳng khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Từ đó gây mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống.
2. Điều trị hội chứng đau vai gáy an toàn, không tái phát
Hiện nay, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) là giải pháp tối ưu trong việc chữa đau vai gáy, ngăn ngừa biến chứng an toàn, hiệu quả cao. Phương pháp này được phòng khám ACC ứng dụng rất thành công trong hơn 15 năm qua tại Việt Nam, giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi biến chứng đau vai gáy, phục hồi chức năng vận động cột sống cổ ngay từ sớm.
Các bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm tại ACC sẽ dùng lực bàn tay nắn chỉnh đốt sống cổ nhẹ nhàng, giải phóng chèn ép dây thần kinh, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể, từ đó cơn đau giảm dần một cách tự nhiên mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.
Hơn nữa, để hỗ trợ điều trị và tăng khả năng phục hồi của cơ thể, người bệnh sẽ được kết hợp thêm Vật lý trị liệu với thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000, máy kéo giãn giảm áp cột sống cổ DTS, tia Laser thế hệ IV,… Đồng thời, các bác sĩ còn đưa ra lời khuyên chăm sóc sức khỏe cột sống, chỉnh sửa các thói quen sinh hoạt và bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
> Bài viết tham khảo: Top 11+ cách chữa đau vai gáy đơn giản tại nhà
Có thể nói, biến chứng đau vai gáy khá nguy hiểm, gây nhiều cơn đau khó chịu và cản trở sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra, người bệnh cần chủ động thăm khám ngay nếu cơn đau kéo dài hoặc không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi.