Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý nguy hiểm, các biến chứng của bệnh có thể khiến một người khỏe mạnh bị bại liệt suốt đời. Trong suốt hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC gặp không ít trường hợp đối mặt với biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm, gây nên những cơn đau buốt khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
1. Biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm
Cột sống con người có cấu tạo gồm nhiều đốt sống được kết nối với nhau bằng các dây chằng và khớp. Các đốt sống này tạo thành một ống, bên trong có chứa tủy sống và các rễ thần kinh, gọi là ống sống.
Thoát vị đĩa đệm lâu ngày, nhân nhầy sẽ thoát ra bên ngoài hình thành nên một khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm giảm đường kính trước sau hoặc đường kính ngang của ống sống, gọi là hiện tượng hẹp ống sống.
Hẹp ống sống có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau của cột sống, nhưng phổ biến và phức tạp nhất vẫn là hẹp ống sống thắt lưng, thường tác động đến dây thần kinh tọa – dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, xuất phát từ tủy sống đến hông và xuống mặt sau của cẳng chân.
Biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như đau cột sống thắt lưng, đau hoặc tê ở cẳng chân, bắp chân, mông, đôi khi gây chuột rút và yếu cơ, triệu chứng tương tự như đau thần kinh tọa. Cơn đau sẽ giảm nếu người bệnh cong người ra trước hoặc ngồi xuống vì làm rộng ống sống, tuy nhiên triệu chứng đau sẽ trở lại nếu duy trì tư thế lưng thẳng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thoát vị đĩa đệm gây teo cơ có chữa được không?
- Nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh
- Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
2. Hẹp ống sống có nguy hiểm không?
Đôi khi triệu chứng đau do hẹp ống sống đến tức thì, nhưng nhìn chung chúng thường tiến triển trong một thời gian dài, gây nên cơn đau mạn tính.
Hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm thường gây ra các thương tổn thần kinh đáng kể, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị teo cơ, liệt cơ. Hẹp ống sống thắt lưng có thể làm mất khả năng vận động ở hai chân, ảnh hưởng đến chức năng đi lại của bệnh nhân. Thậm chí có nhiều trường hợp bị rối loạn cơ tròn, gây bí tiểu hoặc đại tiện.
3. Chẩn đoán hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm
Chẩn đoán được đưa ra dựa vào quá trình thăm khám, tìm hiểu triệu chứng và kết quả của một số xét nghiệm cần thiết như:
X-quang: Tia xạ năng lượng cao xuyên qua cơ thể, tạo ra hình ảnh trên phim X-quang hiển thị cấu trúc của xương, trục của cột sống và đường viền các khớp.
CT scanner: Nhiều tia X quang cùng quét lên cột sống theo lát cắt ngang, phối hợp xử lý bằng máy vi tính để hiển thị hình dạng, kích thước của ống sống cũng như các thành phần bên trong theo hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều.
MRI (chụp cộng hưởng từ): Đây được xem phương pháp “vàng” để chẩn đoán các bệnh về thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Nguyên lý cơ bản của chụp MRI là thu hình ảnh của các mô mềm, nhờ đó xác định được tình trạng lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, mức độ chèn ép rễ thần kinh…
4. Hẹp ống sống có nên phẫu thuật không?
Hiện có nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm như: phẫu thuật giải phóng chèn ép rễ thần kinh, làm rộng ống sống đơn thuần, phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ đĩa đệm kèm hàn xương cố định, cố định cột sống đơn thuần sau giải ép ống sống (đối với trường hợp hẹp ống sống đa tầng ở người cao tuổi).
Tuy nhiên, tùy từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định có nên phẫu thuật hay không. Thông thường, phẫu thuật được xem là giải pháp cuối cùng khi bệnh nhân không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn. Bởi phẫu thuật cột sống tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, có thể gây ra các thương tổn cho cơ, nhiễm trùng và đau đớn.
Theo một nghiên cứu từ trường ĐH ở Mỹ (NBCNews), nhiều trường hợp phẫu thuật hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm trở nên phản tác dụng, cơn đau vẫn tái phát, không cải thiện được tình trạng bệnh. Bác sĩ Wade Brackenbury (chuyên khoa Thần kinh cột sống, phòng khám ACC) cho biết, lý do dẫn đến tình trạng này là do bản chất của vấn đề gây ra cơn đau chưa được giải quyết triệt để trong quá trình phẫu thuật.
Những rủi ro trong phẫu thuật có thể để lại hậu quả suốt đời, vì vậy bệnh nhân cần thận trọng khi quyết định chọn phương pháp này. Người bệnh cần đọc bài viết “Những rủi ro tiềm ẩn khi mổ thoát vị đĩa đệm” trước khi quyết định có nên phẫu thuật hay không.
5. Điều trị hẹp ống sống không dùng thuốc, không phẫu thuật
Trong y khoa hiện đại ngày nay, Trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp điều trị bảo tồn, dựa trên nguyên lý kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Các bác sĩ sẽ tác động lực vừa đủ để nắn chỉnh các đốt sống sai lệch về đúng vị trí ban đầu, khối thoát vị đĩa đệm khi đó không còn chèn ép rễ thần kinh, khắc phục tình trạng hẹp ống sống.
Phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên mang Trị liệu thần kinh cột sống từ Hoa Kỳ về Việt Nam. Từ nhiều năm qua, ACC đã chữa lành cơn đau cho hàng chục ngàn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tùy từng trường hợp và giai đoạn bệnh lý, các bác sĩ sẽ đề ra liệu trình điều trị phù hợp, có thể kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống và Vật lý trị liệu cùng nhiều máy móc hiện đại tiên tiến như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, máy chiếu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… Đặc biệt với liệu trình Pneumex PneuBack tiên tiến được ACC áp dụng trong thời gian gần đây, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng có thêm cơ hội mới để chữa lành.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống giỏi đến từ nước ngoài, trang thiết bị hiện đại cùng phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn, ACC đã mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, giúp bệnh nhân mắc các bệnh về cột sống an tâm điều trị, nhanh chóng phục hồi và lấy lại niềm vui trong cuộc sống.
XEM HÀNH TRÌNH CHỮA KHỎI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỦA BÀ NGUYỄN THỊ PHẤN (74 TUỔI, SÓC TRĂNG):