BỆNH LÝ CƠ, XƯƠNG, KHỚP THƯỜNG GẶP Ở NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Erik W. Waardenburg

Ngày nay, bệnh lý về cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng đã không còn xa lạ với chúng ta. Bắt đầu từ điều kiện môi trường sống hiện đại và có tính chất công việc đặc thù như công việc máy tính, bàn giấy, phải ngồi nhiều và ít vận động nên người lao động dễ dàng mắc các chứng bệnh về cơ, xương, khớp. Tại Anh, bệnh lý về cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế khi nước này mất 24,6 triệu ngày làm việc mỗi năm do người lao động nghỉ bệnh.

Đa số các bệnh lý về cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng đều có liên quan đến cổ và lưng. Nhân viên văn phòng làm việc cả ngày trước máy tính thường dễ phát triển các bệnh về cổ như cứng cổ, khó chịu và đau. Dần dần bệnh sẽ lan xuống cánh tay, gây đau tê, đôi khi còn có thể đau đầu. Nếu ảnh hưởng tới lưng thì nhân viên văn phòng sẽ bị đau lưng, căng cứng, và lan tê xuống chân. Vì nhân viên văn phòng phải ngồi tại bàn làm việc 8 tiếng/ngày, đôi khi có thể hơn, nên nếu không có những bài tập vận động, hoặc liệu pháp thích hợp thì hệ cơ, xương, khớp của họ sẽ gặp nhiều vấn đề.

Triệu chứng và nguyên nhân thường gặp

Ban đầu, bệnh cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng có tác động rất nhỏ tới cuộc sống hàng ngày như cứng cổ, nhưng có thể gây giảm năng suất làm việc, bức bối trong người và mất tập trung, dần dẫn tới những biểu hiện nặng hơn như đau cổ và lưng, đau tê lan xuống cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân. Chứng đau cơ, xương, khớp thời gian dài có thể dẫn tới bệnh thoái hóa cột sống nếu không được điều trị.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cột sống, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất đó là tư thế xấu. Ví dụ như ngồi khom lưng trước máy tính làm việc cả ngày, sử dụng điện thoại tư thế gập cổ…Một vài nguyên nhân khác là thương tổn cột sống từ trước, hoặc tai nạn ngã, và bàn chân bẹt.

Bàn chân bẹt là hiện tượng phổ biến ở Châu Á và ngay cả tại Việt Nam, đây là tật về bàn chân có ảnh hưởng tới cột sống vì bàn chân là nền móng của cơ thể. Nếu chân bị bẹt hoặc xương gót chân không thẳng thì sẽ ảnh hưởng tới đầu gối, hông và cột sống.

Phương pháp điều trị

Bệnh nhân nên tránh việc tự ý dùng thuốc, việc lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm lâu ngày sẽ gây ra các tác dụng phụ hại đến dạ dày, gan thận… khi có triệu chứng đau, bệnh nhân nên gặp bác sĩ chuyên khoa, nên tham vấn các phương pháp điều trị không xâm lấn trước tiên. Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic với các bài tập bổ trợ sẽ giúp ích cho việc điều trị bệnh về cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng.

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là phương pháp tác động lực bằng tay lên đốt sống được thực hiện bởi các bác sĩ được đào tạo chuyên ngành. Phương pháp này hỗ trợ khôi phục lại chức năng thông thường của cột sống, các trường hợp sai lệch vị trí nhẹ chèn ép dây thần kinh gây đau.

Bác sĩ Erik W. Waardenburg - chuyên khoa Thần kinh cột sống Phòng khám ACC - Chi nhánh Hà Nội 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bác sĩ Erik W. Waardenburg – chuyên khoa Thần kinh cột sống
Phòng khám ACC – Chi nhánh Hà Nội
44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Quan trọng nhất đó là chúng ta cần thực hiện kiểm tra sức khỏe cơ, xương, khớp cùng với các bác sĩ chuyên khoa cột sống. Nếu vấn đề càng sớm được phát hiện thì càng có khả năng cao điều trị khỏi bệnh.

Lời khuyên của bác sĩ để phòng tránh bệnh lý cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng

Lời khuyên của bác sĩ dành cho các bạn nhân viên văn phòng đó là luôn luôn chú ý vào tư thế của mình khi ngồi làm việc 8 tiếng mỗi ngày, hay lái xe từ nhà đến công ty.

Hãy luôn luôn duy trì tư thế ngồi đúng, bất kể khi nào bạn ngồi như lúc ở nhà cùng với gia đình, ngồi xem ti vi, ngồi ăn tối,….đảm bảo rằng cột sống đang được giữ ở vị trí đúng.

Bạn nên tạo thói quen thực hiện những bài tập giãn cơ đơn giản mà hiệu quả tại nhà hoặc ở văn phòng mỗi ngày.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục