5 Bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở nhân viên văn phòng

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Eric Balderree

Bệnh văn phòng có rất nhiều loại. Trong đó, các bệnh liên quan đến cơ, xương, khớp chiếm tỉ lệ không hề nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu đâu là những bệnh lý về cơ, xương, khớp mà nhân viên văn phòng dễ mắc phải nhất trong bài viết sau.

1. Thực trạng bệnh lý cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng

Ngày nay bệnh lý về cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng đã không còn xa lạ với chúng ta. Bắt nguồn từ điều kiện môi trường sống hiện đại và có tính chất công việc đặc thù như công việc máy tính, bàn giấy, phải ngồi nhiều và ít vận động nên người lao động dễ dàng mắc các chứng bệnh về cơ xương khớp. Tại Anh, bệnh lý về cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế khi nước này mất 24,6 triệu ngày làm việc mỗi năm do người lao động nghỉ bệnh.

dân văn phòng dễ mắc bệnh cơ, xương, khớp
Dân văn phòng là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý về cơ, xương, khớp

Đa số các bệnh văn phòng về cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng đều có liên quan đến cổ và lưng. Nhân viên văn phòng làm việc cả ngày trước máy tính thường dễ phát triển các bệnh về cổ như cứng cổ, khó chịu và đau. Dần dần bệnh sẽ lan xuống cánh tay, gây đau tê, đôi khi còn có thể đau đầu. Nếu ảnh hưởng tới lưng thì nhân viên văn phòng sẽ bị đau lưng, căng cứng và lan tê xuống chân. Vì nhân viên văn phòng phải ngồi tại bàn làm việc 8 tiếng/ngày, đôi khi có thể hơn, nên nếu không có những bài tập vận động hoặc liệu pháp thích hợp thì hệ cơ xương khớp của họ sẽ gặp nhiều vấn đề.

2. Triệu chứng và nguyên nhân thường gặp

Ban đầu, bệnh cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng có tác động rất nhỏ tới cuộc sống hằng ngày như cứng cổ, nhưng có thể gây giảm năng suất làm việc, bức bối trong người và mất tập trung, dần dẫn tới những biểu hiện nặng hơn như đau cổ và lưng, đau tê lan xuống cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân. Chứng đau cơ xương khớp thời gian dài có thể dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống nếu không được điều trị.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cột sống nhưng nguyên nhân phổ biến nhất đó là tư thế xấu. Ví dụ như ngồi khom lưng trước máy tính làm việc cả ngày, sử dụng điện thoại tư thế gập cổ… Một vài nguyên nhân khác là thương tổn cột sống từ trước hoặc tai nạn ngã và bàn chân bẹt.

3. Điểm danh 5 bệnh văn phòng liên quan đến cơ, xương, khớp thường gặp ở nhân viên văn phòng

Các bệnh lý cơ xương khớp mà dân văn phòng thường mắc phải bao gồm: 

3.1. Thoái hóa cột sống

Thoái hoá cột sống được xem là bệnh mãn tính, có xu hướng tiến triển từ từ với mức độ đau tăng dần. Bệnh làm hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm. 

Bệnh thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ và thắt lưng. Theo đó, bệnh khiến cho người bệnh thường xuyên bị đau nhức ở vùng cột sống bị thoái hóa và lan dần sang những khu vực xung quanh. 

Về lâu dài, thoái hóa cột sống sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Thậm chí bệnh còn có thể khiến cho người bệnh mất khả năng đi lại nếu không được điều trị đúng cách.

3.2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh văn phòng liên quan đến cơ, xương khớp vô cùng phổ biến. Ở đĩa đệm bị thoát vị, phần bao xơ đĩa đệm sẽ bị mòn hoặc rách khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép rễ dây thần kinh qua các lỗ liên hợp trên đốt sống và gây ra hàng loạt cơn đau ở cổ, vai gáy và thắt lưng.

Ở giai đoạn đầu, những cơn đau và tê bì chân tay do bệnh gây ra khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Càng về sau, khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng teo hoặc yếu cơ, hội chứng chùm đuôi ngựa, mất kiểm soát đại tiểu tiện, tê liệt và cả nguy cơ tàn phế.

nguyên nhân gây ra các bệnh văn phòng thường gặp
Nhân viên văn phòng không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu các bệnh lý cơ, xương, khớp

3.3. Cong vẹo cột sống

Những thói quen xấu như ngồi nghiêng, vẹo không đúng tư thế hoặc thường xuyên mang balo hay túi nặng một bên khiến cột sống dần nghiêng hẳn một bên. Cong vẹo cột sống sẽ gây đau thắt lưng và cứng khớp, ảnh hưởng chức năng vận động của cơ thể và khiến người bệnh tự ti vì vẻ ngoài. 

3.4. Loãng xương

Để xương chắc khỏe, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên vận động cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, do tính chất công việc nên nhân viên văn phòng thường ngồi lâu, ít có thời gian nghỉ ngơi hay chăm sóc bản thân. Điều này khiến cho nguy cơ bị loãng xương của những người làm văn phòng tăng lên dù họ có thể còn rất trẻ. 

3.5. Hội chứng ống cổ tay

Do sử dụng máy tính quá nhiều nên nhân viên văn phòng rất dễ mắc hội chứng ống cổ tay. Thế nhưng bệnh văn phòng này lại bị nhiều người xem nhẹ. Nếu không điều trị nhanh chóng, những cơn đau nhức, tê ngứa ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út ban đầu có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn. Từ đó, nguy cơ người bệnh bị teo cơ và giảm chức năng vận động bàn tay cũng tăng lên rất nhiều.

>> Xem thêm về các bệnh văn phòng liên quan đến cơ xương khớp và cách chữa trị trên Báo Lao Động: TẠI ĐÂY.

4. Làm thế nào để nhân viên văn phòng đối phó hiệu quả với các bệnh lý cơ, xương, khớp

Mỗi người, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường nên thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Người bệnh nên tránh việc tự ý dùng thuốc. Việc lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm lâu ngày sẽ gây ra các tác dụng phụ hại đến dạ dày, gan, thận… 

Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường

Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…

Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp không xâm lấn (bảo tồn cấu trúc xương khớp), không dùng thuốc được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Trong đó, việc kết hợp phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) với các bài tập bổ trợ được đánh giá mang lại hiệu quả điều trị cơn đau dứt điểm, an toàn cho sức khỏe.

Chiropractic là phương pháp tác động lực bằng tay lên đốt sống được thực hiện bởi các bác sĩ được đào tạo chuyên ngành. Phương pháp này hỗ trợ khôi phục chức năng thông thường của cột sống, các trường hợp sai lệch vị trí nhẹ chèn ép dây thần kinh gây đau.

chữa bệnh đau xương khớp
Bác sĩ Eric Grant Balderree – chuyên khoa Thần kinh cột sống Phòng khám ACC – Chi nhánh Hà Nội 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Quan trọng nhất đó là chúng ta cần thực hiện kiểm tra sức khỏe cơ xương khớp cùng với các bác sĩ chuyên khoa cột sống. Nếu vấn đề càng sớm được phát hiện thì càng có khả năng cao điều trị khỏi bệnh.

5. Lời khuyên của bác sĩ để phòng tránh bệnh lý cơ, xương, khớp ở nhân viên văn phòng

Lời khuyên của bác sĩ dành cho các bạn nhân viên văn phòng đó là luôn luôn chú ý vào tư thế của mình khi ngồi làm việc 8 tiếng mỗi ngày hay lái xe từ nhà đến công ty.

Hãy luôn luôn duy trì tư thế ngồi đúng, bất kể khi nào bạn ngồi như lúc ở nhà cùng với gia đình, ngồi xem tivi, ngồi ăn tối,… đảm bảo rằng cột sống đang được giữ ở vị trí đúng.

Bạn nên tạo thói quen thực hiện những bài tập giãn cơ đơn giản mà hiệu quả tại nhà hoặc ở văn phòng mỗi ngày.

Các bệnh văn phòng liên quan đến bệnh lý cơ, xương, khớp ngày càng phổ biến. Bệnh có thể để lại nhiều hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng đến chức năng vận động nếu chủ quan. Vì thế bên cạnh tập luyện thể thao thường xuyên, duy trì tư thế tốt khi làm việc hay cả những lúc nghỉ ngơi, bạn cũng nên đến bác sĩ thăm khám khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ là của bệnh lý cơ, xương, khớp.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục