Bàn chân bẹt: Nên điều trị sớm để tránh đau đớn về sau

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Bàn chân bẹt có nguy cơ làm lệch khớp gối, dẫn đến xương ma sát vào nhau gây thoái hóa khớp, đau đớn dai dẳng ở vùng đầu gối, lâu dài còn ảnh hưởng đến cấu trúc xương, thậm chí gây cong vẹo cột sống. Do vậy, khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở bàn chân của trẻ, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín, điều trị để tránh đau đớn về lâu dài.

1. Bàn chân bẹt là gì? Cách nhận biết hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Thông thường, sau 2 tuổi, lòng bàn chân của trẻ em sẽ tự hình thành hõm cong giúp giữ thăng bằng cơ thể. Với trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt, lòng bàn chân của trẻ sẽ phẳng lì, không có hõm bàn chân.

Cha mẹ có thể quan sát bàn chân của trẻ khi đứng thẳng, nếu toàn bộ hoặc một phần lớn lòng bàn chân đều áp sát xuống mặt sàn, nguy cơ cao trẻ đã mắc tật bàn chân bẹt. Ngoài ra, mắt cá chân phía trong của trẻ có khuynh hướng sụp xuống, đầu gối chụm vào nhau.

>Xem ngay: Thời điểm “vàng” điều trị bàn chân bẹt

Để kiểm tra chính xác hơn về tình trạng chân của trẻ, hãy để bé đặt chân đã in màu vẽ hoặc làm ướt bằng nước, lên giấy hoặc vải. Nếu dấu chân thể hiện rõ một phần lớn hoặc toàn bộ lòng bàn chân, không có dấu khuyết, khả năng cao trẻ đã mắc hội chứng bàn chân bẹt.

Dấu chân thể hiện rõ phần lớn hoặc toàn bộ lòng bàn chân, khả năng cao trẻ đã mắc hội chứng bàn chân bẹt
Dấu chân thể hiện rõ phần lớn hoặc toàn bộ lòng bàn chân, khả năng cao trẻ đã mắc hội chứng bàn chân bẹt

Tuy vậy, giới chuyên môn vẫn khuyến khích phụ huynh đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, có trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc đo được chính xác chỉ số lòng bàn chân.

>Dành cho bạn: Glucosamine là gì? Có nên uống mỗi ngày không?

2. Thoát khỏi cơn đau do hội chứng bàn chân bẹt gây ra

Chia sẻ trên kênh VTV9, bác sĩ Wade Brackenbury (phòng khám ACC) cho biết: “Ảnh hưởng đầu tiên của bàn chân bẹt chính là chức năng đi lại của trẻ bị giảm; vấn đề thứ hai, trẻ có nguy cơ cao bị vẹo cột sống; vấn đề thứ ba, khi trẻ lớn lên có thể gặp phải những vấn đề về đầu gối như khớp gối bị lệch, xương ma sát vào nhau gây thoái hóa khớp, đau đầu gối”.

Trẻ có bàn chân bẹt thường than phiền bị đau chân
Trẻ có bàn chân bẹt thường than phiền bị đau chân

Bàn chân bẹt nên được phát hiện và điều trị sớm khi trẻ còn trong độ tuổi “vàng” (3-7 tuổi), vì lúc này, xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện, do vậy việc thúc đẩy quá trình phát triển vòm bàn chân sẽ gặp nhiều thuận lợi.

2.1. Các phương pháp điều trị bàn chân bẹt phổ biến

Ngày nay, có nhiều phương pháp chữa bàn chân bẹt được áp dụng. Tuy vậy, theo các chuyên gia, tùy mức độ bẹt và thể trạng mỗi trẻ mà bác sĩ sử dụng liệu pháp điều trị khác nhau.

>Xem thêm: 6 bệnh lý có nguyên nhân do bàn chân bẹt

2.2. Phương pháp chữa bàn chân bẹt hiệu quả cho trẻ nhỏ

Để điều trị bàn chân bẹt cho trẻ an toàn và hiệu quả, nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng đế chỉnh hình y khoa. Đây là một dụng cụ được cấu tạo như đế giày, thiết kế theo kích thước chân của từng bé, đặt vào giày thể thao hoặc sandal với mục đích tái tạo vòm bàn chân, và ngăn ngừa các cơn đau do bàn chân bẹt gây ra.

Cải thiện bàn chân bẹt khi mang đế chỉnh hình tại ACC
Cải thiện bàn chân bẹt khi mang đế chỉnh hình tại ACC

Đối với những trẻ trong độ tuổi từ 3-7, nếu được thường xuyên mang đế chỉnh hình những lúc vận động, hiệu quả tái tạo vòm chân sẽ tốt nhất. Trẻ trên 7 tuổi cũng có thể sử dụng đế chỉnh hình, tuy nhiên thời gian hồi phục sẽ lâu hơn rất nhiều. Do vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc điều trị bàn chân bẹt ở trẻ.

Vì mỗi trẻ sẽ có độ bẹt cũng như cấu trúc chân khác nhau, do vậy, để tối ưu kết quả điều trị bàn chân bẹt, trẻ nên được mang đôi đế chỉnh hình được tạo ra chỉ dành riêng cho bé, bằng các chỉ số lòng bàn chân có độ chính xác tuyệt đối. Tất nhiên, các loại đế bán sẵn trên thị trường sẽ không có hiệu quả điều trị, vì số đo bàn chân của mỗi bé là khác nhau.

>Xem ngay: Lý do vì sao đế chỉnh hình là giải pháp tối ưu điều trị bàn chân bẹt?

Với 17 năm kinh nghiệm điều trị bàn chân bẹt, phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống ACC sử dụng công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sĩ, giúp kiểm tra độ bẹt bàn chân của trẻ một cách chính xác. Bác sĩ sẽ đánh giá và mô phỏng hình 3D của bàn chân để tạo đế chỉnh hình phù hợp với mỗi trẻ.

Phương pháp này giúp nâng đỡ và tái tạo vòm bàn chân hiệu quả nhất, đồng thời hỗ trợ giảm các triệu chứng đau do bàn chân bẹt gây ra. Bên cạnh đó, để đẩy nhanh quá trình tái tạo vòm chân, các bác sĩ tại ACC còn bổ sung cho trẻ các bài tập chuyên biệt dành cho bàn chân bẹt, tối ưu kết quả điều trị.

>Xem ngay các bài tập chân dành cho những bé bị bàn chân bẹt:

2.3. Khi nào trẻ cần phẫu thuật bàn chân bẹt?

Cũng theo bác sĩ Wade Brackenbury: “Tình trạng bàn chân bẹt của trẻ trong độ tuổi từ 3-7 sẽ được cải thiện hầu như tuyệt đối khi trẻ kết hợp mang đế chỉnh hình y khoa và kiên trì tập luyện các bài tập chuyên biệt dành cho bàn chân bẹt. Với những trẻ đã quá độ tuổi “vàng” (> 8 tuổi), hay trẻ có cơ cấu mô xương ở chân quá mềm, đế chỉnh hình không để giúp cải thiện, phẫu thuật bàn chân bẹt sẽ là sự lựa chọn cuối cùng”.

Các cơn đau do bàn chân bẹt gây ra là điều không thể tránh khỏi. Để chấm dứt cơn đau này, điều trị ngay khi phát hiện là điều cha mẹ cần làm để con được phát triển bình thường. Đừng để tuổi thơ của con luôn phải chịu đựng các cơn đau dày vò! Hãy LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY để con được kiểm tra bàn chân với các chuyên gia tại ACC nhé!

Bài viết liên quan:

> Cha mẹ cần hiểu đúng về bàn chân bẹt, đừng quá hoang mang

> Người lớn bị bàn chân bẹt có điều trị khỏi được không?

> Mổ bàn chân bẹt có cần thiết không?

> Giải đáp thắc mắc thường gặp khi điều trị bàn chân bẹt

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục