Theo thống kê, tại Việt Nam, đau vai là tình trạng bệnh phổ biến thứ 3 chỉ sau bệnh đau cột sống và đau đầu gối. Trong đó, viêm gân cơ chóp xoay cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, vì có biểu hiện nhẹ nên viêm cơ chóp xoay bị khá nhiều người phớt lờ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng ACC tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này và các cách khắc phục hiệu quả!
1. Viêm gân chóp xoay là gì?
Viêm gân chóp xoay là tình trạng mà các gân cơ chóp xoay bị viêm, đôi khi kèm theo sự lắng đọng canxi ở gân gây đau nhức.
Theo số liệu thống kê tại Việt Nam, có đến 2% dân số mắc hội chứng chóp xoay, chiếm 12,5% trong tổng số người mắc bệnh cơ xương khớp. Cụ thể, trước đây bệnh viêm gân chóp xoay xảy ra phổ biến ở người trung niên, khi các khớp dần bị thoái hóa. Nhưng hiện nay tỷ lệ người trẻ tuổi bị viêm chóp xoay vai cũng đang gia tăng, chủ yếu là do chấn thương hoặc vận động vai không đúng cách.
Xem thêm: > Các chấn thương vai thường gặp và cách điều trị > Những bệnh lý cơ xương khớp thường xuất hiện ở nhân viên văn phòng
2. Nguyên nhân gây viêm gân cơ chóp xoay vai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm gân cơ chóp xoay vai như:
2.1. Viêm gân chóp xoay vai do biến chứng bệnh lý:
Thoái hóa khớp vai, thiếu máu nuôi gân, viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, viêm gân, rách gân, viêm thoái hóa chóp… là những bệnh lý điển hình gây nên bệnh viêm gân cơ chóp xoay.
2.2. Chấn thương gây áp lực lên vai:
Chống tay hoặc đè mạnh lên vai khi bị té ngã khiến tay chịu sức nặng lớn gây chấn thương vùng vai, làm dập hoặc rách gân cơ chóp xoay.
2.3. Sinh hoạt sai tư thế:
Nếu nâng vật nặng hoặc đưa tay qua đầu không đúng tư thế, lặp đi lặp lại cũng khiến chóp xoay khớp vai bị viêm, rách. Nhất là với những người hay ngủ nghiêng một bên, những người làm nghề thường xuyên giơ cao (thợ sơn, thợ mộc,..) hoặc vận động viên (nâng tạ, đánh golf, bóng rổ, bóng chuyền,…).
2.4. Tuổi tác:
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến viêm gân chóp xoay.
Xem thêm: Điều trị chấn thương thể thao an toàn và hiệu quả
3. Triệu chứng viêm chóp xoay vai
Khi mới khởi phát, viêm chóp xoay vai thường có biểu hiện nhẹ nên dễ bị phớt lờ, bỏ qua. Một vài dấu hiệu điển hình như:
- Vùng vai bị đau ở mức độ nhẹ khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi.
- Phía trên khớp vai có dấu hiệu đau và sưng.
- Cơn đau trải dài từ phía trước khớp vai xuống mặt ngoài cánh tay.
- Khi chạm vào vùng vai hoặc nhấc cánh tay lên đột ngột, vùng vai có cảm giác đau nhức.
- Phát ra âm thanh “lách cách” khi hoạt động khớp vai.
Bài viết tham khảo: Các khớp kêu lục cục nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Theo thời gian, tình trạng viêm chóp xoay sẽ tiến triển nặng hơn với các biểu hiện như:
- Cơn đau nhức dữ dội khiến người bệnh không thể nhấc cánh tay lên. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như chải tóc, mặc quần áo… cũng trở nên khó khăn.
- Nghiêm trọng hơn, với những người thuận bên phải, nếu bị viêm gân cơ chóp xoay vai phải sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và ngược lại.
- Các cơ vai yếu dần, không thể vận động khớp vai nhiều như lúc trước.
- Cơn đau thường xuất hiện về đêm, khiến người bệnh mất ngủ và phải đổi tư thế liên tục để cơn đau dịu đi.
- Ở những trường hợp nặng, cơ vai mất đi khả năng vận động kèm những cơn đau nhức liên tục.
Đau vai phải - một tình trạng khá phổ biến nhưng không ít người chủ quan bỏ qua. Đến khi đau dữ dội không chịu nổi, không nhấc tay lên được, nhiều người mới lo sợ và bắt đầu tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, lúc này tình trạng bệnh…
4. Biến chứng nguy hiểm của viêm gân chóp xoay vai
Đừng chủ quan bỏ qua những dấu hiệu viêm chóp xoay vai, vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Gây viêm gân mãn tính, dẫn đến điều trị phức tạp và mất nhiều chi phí, thời gian.
- Khớp vai bị cứng, tần suất và hiệu suất hoạt động của vai giảm rõ rệt.
- Cơ vai không còn linh hoạt và sức mạnh, có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của cánh tay, ngực, lưng.
- Cơn đau tái phát nhiều lần, thậm chí là liên tục, kể cả giấc ngủ, từ đó gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài, có thể dẫn đến nhiều bệnh lý thần kinh.
5. Chẩn đoán viêm gân chóp xoay
Khi xuất hiện các dấu hiệu viêm gân chóp xoay vai, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không chủ quan, dùng thuốc giảm đau tại nhà để cắt giảm cơn đau tạm thời. Vì sau khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau sẽ tái phát lại và tiến triển nặng hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các động tác kiểm tra hoạt động của vai có bình thường hay không. Ngoài ra, một vài xét nghiệm cũng có thể được thực hiện để giúp bác sĩ đánh giá được mức độ viêm, tổn thương tại vai, nhằm xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Những xét nghiệm thường gặp có thể là:
- Chụp X-quang: Giúp phát hiện các gai xương nhỏ và bị vôi hóa trong gân.
- Siêu âm: Cho kết quả rõ nét hơn về cấu trúc các phần mô mềm như gân, cơ.
- MRI: Kiểm tra tình trạng viêm, tụ dịch hoặc các tổn thương như rách gân, thoái hóa gân.
Chương trình “Nụ cười ngày mới” trên HTV 7 lần này, bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng giám đốc phòng khám ACC đã nói về căn bệnh vôi hóa xương khớp. Nguyên nhân dẫn đến vôi hóa xương khớp và cách chữa trị Có hai nguyên nhân phổ biến dẫn…
6. Các phương pháp điều trị viêm gân chóp xoay
Điều trị viêm gân chóp xoay vai đúng cách rất quan trọng để giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe và vận động vai như bình thường. Dưới đây là một vài cách điều trị viêm gân cơ khớp vai phổ biến hiện nay:
6.1. Nghỉ ngơi
Cách điều trị này phù hợp với trường hợp bị viêm gân chóp xoay nhẹ, cơn đau không quá nghiêm trọng. Theo đó, người bệnh cần để vai được nghỉ ngơi, không giơ tay cao quá đầu hoặc vận động khớp này quá nhiều. Khi đó, cơn đau sẽ thuyên giảm và dần hết.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp chườm lạnh để giảm nhẹ mức độ đau nhức khớp.
6.2. Uống thuốc giảm đau
Một cách giảm đau do viêm chóp xoay vai khác là dùng thuốc giảm đau. Hiện nay, các loại thuốc giảm đau chống viêm không chứa Steroid được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ, đồng thời uống đúng liều lượng bởi thuốc này có thể gây đau dạ dày và xuất huyết tiêu hóa.
6.3. Tiêm Corticoid
Đây là một loại thuốc có tính kháng viêm mạnh, bác sĩ sẽ sử dụng để tiêm vào khớp vai giúp giảm tình trạng bị viêm gân chóp xoay. Nhưng để thực hiện phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao và quá trình thực hiện phải được đảm bảo vô trùng. Bởi nếu không cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm trùng hoặc tràn máu vào ổ khớp sẽ gây ra biến chứng nặng nề, thậm chí là mất chức năng khớp vai vĩnh viễn.
6.4. Phẫu thuật
Khi tình trạng viêm gân chóp xoay đã diễn biến quá nặng và các phương pháp điều trị không xâm lấn không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật là mổ hở hoặc nội soi khớp vai. Bác sĩ sẽ làm rộng khoang dưới mỏm cùng vai, sau đó loại bỏ túi hoạt dịch viêm và tạo hình mỏm cùng vai.
6.5. Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lí trị liệu
Đây là phương pháp điều trị an toàn, được đánh giá cao tại các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Châu Âu. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sắp xếp các cấu trúc xương khớp sai lệch về đúng vị trí ban đầu, giúp xoa dịu bệnh nhân bị đau cơ vai một cách tự nhiên mà không dùng thuốc.
Tại ACC, kết hợp Vật lý trị liệu là một phần trong liệu trình chữa trị khớp vai, giúp cải thiện chức năng vận động, đẩy lùi các cơn đau nhức do gân cơ chóp xoay gây ra. Không chỉ nổi bật với đội ngũ bác sĩ nước ngoài dày dặn kinh nghiệm, đến với ACC, mỗi bệnh nhân sẽ được tư vấn lộ trình Vật lý trị liệu chuyên biệt với sự đồng hành cùng bác sĩ và kỹ thuật viên trong suốt quá trình điều trị.
Đặc biệt, với sự trợ giúp của nhiều thiết bị tiên tiến như sóng xung kích Shockwave, tia Laser thế hệ IV, băng dán cơ Rocktape sẽ giúp giảm đau, thúc đẩy quá trình phục hồi mô, tế bào,… tiến tới hồi phục hoạt động khớp vai nhanh chóng. Với liệu trình kết hợp này, quá trình lành thương của bệnh nhân sẽ được rút ngắn, cơn đau được điều trị dứt điểm và ngăn ngừa tái phát theo thời gian.
ACC là Phòng khám tiên phong ứng dụng Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng được Bộ Y tế cấp giấy phép. Qua hơn 16 năm hoạt động, ACC đã giúp rất nhiều người bệnh cột sống, cơ xương khớp quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Bài viết liên quan: Phục hồi chức năng điều trị các vấn đề về cột sống
7. Phòng ngừa viêm gân chóp xoay
Bỏ túi những cách sau sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng viêm gân cơ chóp vai hiệu quả:
- Không sử dụng vai quá mức, cần có thời gian cho khớp vai nghỉ ngơi.
- Hạn chế gây áp lực lên vai (nằm nghiêng, ngã đè lên vai,…).
- Nếu phải hoạt động vai thường xuyên (như chơi thể thao, bưng vác,…), cần thực hiện đúng kỹ thuật, không vươn vai quá mạnh hay đột ngột.
- Nếu có dấu hiệu bị viêm gân chóp xoay, bệnh nhân cần thăm khám sớm.
Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh viêm gân cơ chóp xoay và các cách điều trị. Mỗi bộ phận của cơ thể đều có chức năng quan trọng, vì vậy khi cơ thể “lên tiếng”, đừng nên chủ quan mà hãy cố gắng lắng nghe, thăm khám sớm nếu có bất thường để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Xem thêm: Viêm gân bánh chè: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Viêm gân gót chân Achilles có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?