Viêm gân bánh chè: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Viêm gân bánh chè là tổn thương phổ biến sau khi đầu gối bị chấn thương hoặc do mắc bệnh lý cơ xương khớp mãn tính. Tình trạng này thường bắt đầu với triệu chứng đau âm ỉ ở đầu gối nên dễ khiến bệnh nhân chủ quan và bỏ qua. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, viêm gân xương bánh chè có thể dẫn đến mất chức năng vận động của cơ.

1. Viêm gân bánh chè là gì?

Gân bánh chè là phần nối giữa xương bánh chè và xương chày, có vai trò giúp cơ đùi và bắp chân duỗi thẳng khi chúng ta vận động: đi, chạy, nhảy…

Viêm gân bánh chè (hay viêm gân xương bánh chè, viêm điểm bám gân bánh chè) là tình trạng gân bánh chè bị viêm và sưng tấy do khớp gối hoạt động liên tục với cường độ cao kéo dài. Chính vì thế, các vận động viên nhảy cao, nhảy xa, bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền… là đối tượng rất dễ gặp tình trạng này.

Tuy nhiên, người bình thường cũng có thể bị viêm xương gân bánh chè nếu không khởi động kỹ trước khi vào bài tập chính hoặc chọn bài tập quá sức. Đồng thời, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng là yếu tố thúc đẩy tình trạng trên diễn ra nhanh và nghiêm trọng hơn.

Viêm gân bánh chè
Chạy hoặc vận động đầu gối quá sức là nguyên nhân phổ biến gây đau gân bánh chè.

2. Nguyên nhân viêm điểm bám gân bánh chè

Nguyên nhân chính của viêm điểm gân bánh chè là do tình trạng quá tải ở khớp gối, thường gây ra bởi:

  • Cường độ và tần suất hoạt động thể chất cao, chẳng hạn bật nhảy cao lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Đột ngột tăng cường độ vận động khiến đầu gối và gân bánh chè chưa kịp thích ứng.
  • Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên đầu gối và gân bánh chè.

Ngoài ra, các yếu tố làm gia tăng nguy cơ viêm gân bánh chè bao gồm:

  • Tuổi tác: Tình trạng viêm đau gân đầu gối thường xuất hiện ở người trong độ tuổi trung niên trở lên do gân bánh chè bị lão hóa.
  • Do một số bệnh lý: Bệnh nhân bị lupus ban đỏ, gout, viêm khớp dạng thấp… thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

3. Biến chứng viêm gân xương bánh chè

Viêm gân bánh chè nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều hệ quả như:

  • Đau đầu gối mãn tính.
  • Suy yếu cơ chân, khiến những hành động đơn giản như đứng lên, ngồi xuống, đi lại… cũng gặp nhiều khó khăn.
  • Đứt gân bánh chè hay đứt gân cơ tứ đầu, dẫn đến mất hoàn toàn chức năng vận động của cơ.

4. Triệu chứng viêm gân xương bánh chè thường gặp

Triệu chứng phổ biến khi viêm điểm bám gân bánh chè là đau. Trong đó, các cơn đau gân bánh chè thường xuất hiện như sau:

  • Cơn đau xuất hiện ở trước gối.
  • Đau tập trung và đau có tính chất chu kỳ: đi từ đau liên tục, sau đó đến đau mạnh, giảm dần rồi lại tăng lên.
  • Đau tăng khi vận động gấp duỗi gối như khi thực hiện các động tác: leo cầu thang, ngồi xổm,…
Bài viết cùng chủ đề:

Đau đầu gối khi leo cầu thang – Dấu hiệu chớ nên coi thường

Đau đầu gối khi ngồi xổm là triệu chứng của bệnh gì?

Bên cạnh đau, đầu gối của người bị viêm gân bánh chè cũng trở nên căng cứng và khó mở rộng.

Viêm gân xương bánh chè gây đau khi đi đứng, lên xuống cầu thang
Viêm gân xương bánh chè khiến người bệnh khó khăn khi đi, đứng và bước lên/xuống cầu thang.

5. Chẩn đoán đau gân bánh chè

Người bệnh nên đến cơ sở y tế để điều trị ngay nếu đau gân bánh chè không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều tới khả năng đi lại, xuất hiện tình trạng sưng tấy và phù nề.

Các phương pháp chẩn đoán thường được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm gân bánh chè gồm:

  • Thăm khám lâm sàng để xác định tần suất, mức độ, vị trí… của cơn đau.
  • Chụp X-quang để loại trừ các vấn đề về xương khác có thể gây đau gối.
  • Chụp MRI và siêu âm nhằm kiểm tra tình trạng gân và phát hiện tổn thương ở mô mềm.

6. Viêm gân bánh chè và cách điều trị

Việc điều trị viêm gân bánh chè có thể kéo dài và phức tạp tùy theo mức độ tổn thương:

6.1. Sử dụng thuốc

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân viêm gân bánh chè có thể sử dụng thuốc giảm đau. Vậy viêm gân bánh chè uống thuốc gì?

Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn các loại thuốc chống viêm không cortisone để giảm đau. Lưu ý, bệnh nhân chỉ nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và không nên lạm dụng vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

6.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật rất ít khi được chỉ định để điều trị viêm gân xương bánh chè, chỉ khi có biến chứng đứt gân hoặc điều trị nội khoa kéo dài không kết quả. Trước đó, bác sĩ vẫn sẽ ưu tiên điều trị bằng các phương pháp điều trị bảo tồn.

6.3. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng giảm tình trạng co thắt cơ, đồng thời giảm đau và phục hồi khả năng vận động của gân bánh chè và đầu gối nói chung. Tuy nhiên, để đảm bảo liệu trình vật lý trị liệu phát huy hiệu quả tối đa, người bệnh nên chọn bệnh viện hoặc phòng khám điều trị uy tín.

Được thành lập từ năm 2006, ACC là đơn vị điều trị chuyên khoa thần kinh cột sống đầu tiên tại Việt Nam. Để điều trị viêm gân bánh chè, chúng tôi kết hợp các phương pháp không xâm lấn, đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa cho bệnh nhân:

Thông qua các thao tác nắn chỉnh bằng tay chính xác, bác sĩ sẽ điều chỉnh các cấu trúc sai lệch về đúng vị trí, từ đó xua tan cơn đau tận gốc cho người bệnh.

  • Ứng dụng các thiết bị tối tân:

Chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào; công nghệ sóng xung kích Shockwave thúc đẩy quá trình phục hồi; thiết bị CAD-CAM để thiết kế đế y khoa hỗ trợ giảm áp lực lên đầu gối…

Bác sĩ Luke Hamman điều trị viêm gân bánh chè bằng tia Laser
Bác sĩ Luke Hamman điều trị chiếu tia Laser giúp tái tạo gân bánh chè bị viêm sưng.

Được thiết kế chuyên biệt cho từng bệnh nhân, giúp nâng tầm vận động và giảm đau nhanh chóng.

Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp gối
Bệnh nhân được hướng dẫn tập luyện các bài tập Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng phù hợp với tình trạng của mình.

7. Biện pháp phòng ngừa

Để giảm nguy cơ mắc viêm gân bánh chè, bạn cần lưu ý:

  • Không chơi thể thao khi đau gối.
  • Tránh các hoạt động gây áp lực lên gân bánh chè ít hơn.
  • Mang giày dép phù hợp với việc phân bố trọng lượng cơ thể.
  • Nếu tập thể thao có cường độ vận động cao như gym, bạn nên tập với sự hỗ trợ của huấn luyện viên.

Viêm gân bánh chè tưởng chừng chỉ xuất hiện ở những vận động viên chuyên nghiệp, nhưng những người bình thường vẫn có thể gặp tình trạng này. Đáng lo lắng, tình trạng này thường bị nhầm lẫn với những cơn đau nhức đầu gối bình thường nên dễ bị bỏ qua, từ đó dẫn đến nguy cơ mất khả năng vận động của đầu gối. Vì thế khi nghi ngờ bản thân bị viêm gân xương bánh chè, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

> Viêm gân cơ chóp xoay vai: Dấu hiệu và cách điều trị

> Các phương pháp điều trị rách/đứt rách gân khớp quay vai

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục