Chọc hút dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Hút dịch khớp gối là phương pháp mà nhiều người lựa chọn với mong muốn nhanh chóng khỏi bệnh khi gặp phải các chấn thương ở đầu gối. Thế nhưng, liệu rằng chọc dịch khớp gối có hiệu quả và an toàn hay không? Cùng ACC tìm hiểu nhé.

1. Phương pháp hút dịch khớp gối là gì?

Chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật sử dụng kim nhỏ đưa vào ổ khớp bị sưng viêm, hút hết các dịch thừa bên trong ra ngoài. Mục đích của việc hút dịch khớp gối là làm sạch ổ viêm khớp gối, giảm sự đau nhức và phục hồi khả năng vận động cho cơ thể. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành chọc dịch khớp gối nhằm chẩn đoán các bệnh lý như tràn dịch khớp gối, tràn máu ổ khớp, viêm màng hoạt dịch,…

Hút dịch khớp gối có đau không?

Thực tế, khi chọc hút dịch khớp gối, bác sĩ thường sử dụng thuốc tê cho vùng đầu gối, do vậy người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.

Hút dịch khớp gối
Kỹ thuật hút dịch khớp gối khá an toàn, được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở khớp gối.

2. Cách hút dịch khớp gối

Hút dịch khớp gối bao gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Bác sĩ sát trùng vùng da chuẩn bị hút dịch với chlorhexidine 1% trong cồn hoặc dung dịch cồn iodine.

Bước 2: Lựa chọn kích thước kim và xilanh phù hợp với bệnh nhân.

Bước 3: Tiêm thuốc tê vào đầu gối.

Bước 4: Bác sĩ chọn đường luồn kim vào đầu gối và dùng bút đánh dấu vị trí.

Bước 5: Tiến hành chọc hút dịch khớp, dịch sau khi hút mang đi xét nghiệm (nếu cần).

Bước 6: Sát trùng da và sử dụng băng dính y tế dán vào vùng vừa bị chọc hút dịch trong 24 giờ.

Bước 7: Theo dõi người bệnh sau khi thực hiện hút dịch khớp gối và xử lý các bất thường kịp thời (nếu có).

3. Hút dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Chọc hút dịch khớp gối là một phương pháp đơn giản, thực hiện dễ dàng, giúp cải thiện các cơn đau nhức khớp gối hiệu quả. Người bệnh sau khi hút dịch có thể xảy ra phản ứng viêm, nhưng sau vài ngày sẽ khỏi.

Tuy nhiên, khi hút dịch khớp gối cần chọn cơ sở y tế lớn, dụng cụ tiệt trùng, đảm bảo vệ sinh và bác sĩ có chuyên môn vững vàng, thực hiện đúng theo quy trình. Nếu không, người bệnh có thể gặp phải một vài biến chứng như khớp sau tiêm bị sưng đỏ tấy, chảy máu kéo dài tại chỗ tiêm, nhiễm trùng máu, cơ thể mệt mỏi và buồn nôn, tổn thương cấu trúc sụn khớp,…

Vậy hút dịch khớp gối có tốt không? Chọc dịch khớp gối sẽ tốt và an toàn khi áp dụng đúng cách, tuân thủ quy trình và có các thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn. Nếu không đảm bảo được các yếu tố này có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Hút dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Chọc hút dịch khớp gối nếu thực hiện đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

4. Có nên hút dịch khớp gối không?

Kỹ thuật chọc hút dịch khớp gối không phù hợp với tất cả người bệnh, dưới đây là một số trường không chống chỉ định với phương pháp này:

  • Người có triệu chứng bị nhiễm khuẩn.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu.
  • Người mắc phải chứng khó đông máu, thuộc nhóm máu hiếm, không có sẵn máu dự phòng.
  • Người có vùng da chuẩn bị chọc hút dịch trầy xước.
  • Người có huyết áp không ổn định, đã từng bị đau tim.
  • Người bị tiểu đường hoặc người có sức đề kháng kém.

Tràn dịch khớp gối có nên hút dịch không?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp gối tăng bất thường, gây sưng viêm, đau nhức, phù nề và khó vận động. Người bị tràn dịch khớp gối vẫn có thể áp dụng phương pháp chọc hút dịch, nhưng cần đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, kỹ thuật và không nằm trong những trường hợp chống chỉ định ở trên.

Đối với những người không thể áp dụng phương pháp chọc dịch khớp gối thì có thể xem xét các cách điều trị khác đảm bảo hiệu quả và an toàn hơn. Nổi bật là phương pháp điều trị không dùng thuốc – không phẫu thuật của phòng khám ACC.

Thông tin thêm:

> Cách cải thiện bệnh xương khớp tự nhiên không dùng thuốc

> Cách giảm đau xương khớp hiệu quả

ACC được biết đến là phòng khám chuyên điều trị các vấn đề xương khớp mà không xâm lấn sâu vào cơ thể người bệnh, đảm bảo hiệu quả dài lâu, an toàn cho sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát. Liệu trình điều trị bệnh về khớp gối của ACC sẽ kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic)Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, giảm đau tận gốc, hạn chế biến chứng và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Phương pháp điều trị kết hợp

Cùng bác sĩ Wade Brackenbury (bác sĩ phòng khám ACC) tìm hiểu thêm về bệnh tràn dịch khớp gối và cách điều trị trong video dưới đây:

Nhìn chung, hút dịch khớp gối là một trong những phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến đầu gối (như tràn dịch khớp gối) mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi thực hiện người bệnh cần chú ý về vấn đề an toàn vệ sinh, kỹ thuật luồn kim của bác sĩ và các trường hợp không áp dụng được phương pháp này để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, phương pháp điều trị không xâm lấn, đảm bảo tính an toàn cao cũng là một lựa chọn mà người bệnh có thể tham khảo.

Bài viết liên quan: Tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục