U nang bao hoạt dịch khớp gối: Triệu chứng và Cách chữa trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

U nang bao hoạt dịch khớp gối tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ khiến người bệnh càng đau khi đi lại, đặc biệt khi gập gối hoặc ngồi xổm. Hiện có nhiều cách chữa u nang bao hoạt dịch khớp gối, nhưng tùy vào mức độ bệnh và thời điểm điều trị mà chúng ta lựa chọn giải pháp tối ưu.

1. Bệnh u nang bao hoạt dịch khớp gối là gì?

U nang bao hoạt dịch khớp gối (hoặc có cách gọi khác là u bao hoạt dịch, nang bao hoạt dịch) là bệnh lý xảy ra khi bao hoạt dịch (*) tăng tiết quá mức, gây tràn dịch khớp gối và tạo nên sự thoát vị ra ngoài ổ khớp.

(*) Tìm hiểu rõ hơn về bao hoạt dịch khớp gối: Đây là một tổ chức trải mặt trong của bao khớp, gồm các sợi xơ mềm mại và mỡ, có chức năng tiết ra hoạt dịch (như lòng trắng trứng) có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát, nuôi dưỡng sụn và chống nhiễm khuẩn khớp.

U nang bao hoạt dịch khớp gối là một bệnh lành tính và hoàn toàn không có nguy cơ tiến triển ung thư. Thông thường u nang bao hoạt dịch có thể tích nhỏ, nhưng trong một số trường hợp thể tích này tăng lên và gây trở ngại đến hoạt động của khớp gối.

U nang bao hoạt dịch khớp gối
Áp lực bên trong bao khớp tăng lên khiến bao hoạt dịch thoát vị ra ngoài ổ khớp, tình trạng này gọi là u nang bao hoạt dịch.

2. Nguyên nhân gây u nang bao hoạt dịch khớp gối

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh lý phổ biến như:

2.1. Chấn thương:

Trong các trường hợp chấn thương thể thao hoặc tai nạn giao thông, một lực rất mạnh và đột ngột tác động vào khớp gối, làm bong hoặc vỡ sụn khớp, từ đó bao hoạt dịch có thể phản ứng tăng tiết dịch quá mức, gây hiện tượng thoát vị mà biểu hiện lâm sàng là u.

2.2. Khớp hoạt động liên tục:

Do tính chất công việc, một số nghề phải vận động hoặc lao động thường xuyên (như vận động viên thể thao, công nhân…) khiến khớp liên tục phải chịu áp lực, vì thế mà bao hoạt dịch bị tổn thương và gây ra bệnh.

2.3. Yếu tố nguy cơ:

Tuổi tác cao, người thừa cân – béo phì, người có tiền sử chấn thương hoặc viêm khớp cũng dễ gặp nang bao hoạt dịch khớp.

3. Nhận biết triệu chứng u nang hoạt dịch khớp gối

Trong một số trường hợp, bệnh không gây đau và rất khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Ở những giai đoạn sau, bệnh biểu hiện các triệu chứng:

  • Đau đầu gối, cơn đau có thể tăng lên đột ngột (khi u quá to và bị vỡ, hoặc khi người bệnh mang vác vật nặng).
  • Sưng ở phần sau của đầu gối và đôi khi ở chân.
  • Cứng khớp, không thể gập đầu gối, triệu chứng này càng tồi tệ hơn khi người bệnh đứng trong thời gian dài.
  • Có cảm giác như kiến bò, nóng ran ở đầu gối và bắp chân.
U bao hoạt dịch gây đau khớp gối
Trong một số ít trường hợp, u nang hoạt dịch gối có thể vỡ và làm thuyên tắc tĩnh mạch, gây tổn thương cơ, cần được chữa trị sớm (đặc biệt với người cao tuổi).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy khớp bị đau và sưng tấy (phía sau đầu gối bị phình ra) hoặc khớp bị tê cứng, mất dần khả năng gập gối thì đó là dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng, khối u nang hoạt dịch phát triển với kích thước lớn. Lúc này, bạn cần gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

4. Làm cách nào để chẩn đoán bệnh?

Trước tiên, bác sĩ xem xét tiền sử bệnh lý và kiểm tra khớp gối, phát hiện xem có khối u ở mặt sau khớp gối không.

Để chắc chắn khối u này là u nang hoạt dịch, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm, chụp cộng hưởng MRI, X-Quang hoặc chụp cắt lớp vi tính CT.

5. Các cách chữa u nang bao hoạt dịch khớp gối

Trường hợp nang hoạt dịch gây khó chịu và cản trở sinh hoạt thì có thể tham khảo các phương pháp điều trị sau:

5.1. Nghỉ ngơi và kê cao chân:

Để giảm sự kích ứng khớp gối, người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Khi nằm nên kê chân cao hơn tim, nhằm giảm lưu lượng máu đến khớp, giúp giảm sưng khớp.

5.2. Chườm đá phần đầu gối:

Chườm đá ở nhiệt độ thấp khiến các mạch máu co lại, làm hạn chế lưu lượng máu đến khớp gối, hỗ trợ giảm viêm và sưng hiệu quả.

5.3. Uống thuốc giảm đau:

Nếu u nang bao hoạt dịch gây đau nhức khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau Acetaminophen, hoặc thuốc chống viêm không steroid (Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen…) để giảm đau, giảm sưng viêm khớp. Tuy nhiên cần lưu ý, bạn không được lạm dụng những loại thuốc này vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

5.4. Tiêm Corticosteroid:

Trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể được tiêm thuốc Corticosteroid vào khớp gối để giảm đau nhanh và giảm mức độ chèn ép của u nang. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì tiêm thuốc có thể gây tổn thương các khớp khỏe mạnh và làm suy yếu hoạt động của tuyến thượng thận, hơn hết là không thể ngăn ngừa sự tái phát của u nang hoàn toàn.

5.5. Chọc hút dịch:

Áp dụng khi nang có kích thước lớn, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động khớp, hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn bội nhiễm. Chọc hút dịch thường được thực hiện với sự hỗ trợ của siêu âm giúp dịch chảy khỏi khớp gối. Cần lưu ý, phương pháp này vẫn có thể xảy ra một số tai biến như đau hoặc chảy máu kéo dài tại chỗ chọc dịch.

5.6. Phẫu thuật:

Bác sĩ có thể phẫu thuật nội soi để chặn lỗ liên hệ giữa khớp và nang, khiến nang giảm khả năng tiết dịch và giảm các triệu chứng khó chịu ở khớp. Bên cạnh đó còn có phương pháp phẫu thuật để loại bỏ u nang nếu bệnh tái phát nhiều lần, tuy nhiên đi kèm với đó là những biến chứng nguy hiểm cần được biết trước như: nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, hình thành huyết khối…

5.7. Vật lý trị liệu:

Các bài tập trị liệu nhẹ nhàng giúp cải thiện sức mạnh và tăng tính linh động của các cơ. Đồng thời, các chuyên gia còn chỉ định bệnh nhân phối hợp với các thiết bị hỗ trợ hiện đại như sóng ngắn, laser, nhiệt trị liệu nhằm giảm đau và ngăn chặn sự tái phát của bệnh.

Thông tin thêm: Chườm nóng hay chườm lạnh: Đâu là giải pháp tốt nhất?

Phòng khám ACC – Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là một trong những địa chỉ tiên phong tại Việt Nam áp dụng các thiết bị hiện đại vào liệu trình kết hợp giữa Trị liệu thần kinh cột sốngVật lý trị liệu, chữa trị thành công các bệnh ở khớp gối, kể cả u nang bao hoạt dịch khớp gối.

Điển hình như máy chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV (giúp kích thích tái tạo tế bào và nuôi dưỡng sụn khớp hiệu quả), sóng xung kích Shockwave (giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo mô, gân, cơ và mô mềm trong khớp gối).

Điều trị u nang bao hoạt dịch bằng tia laser
Bác sĩ tại ACC điều trị khớp gối cho bệnh nhân bằng tia laser cường độ cao.

Đặc biệt hơn, bác sĩ ACC còn thiết kế bài tập phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân, nhằm cải thiện cơn đau và nâng tầm vận động khớp gối. Điều quan trọng là nang bao hoạt dịch tuy là một bệnh lành tính nhưng nó nằm ở bộ phận vận động nhiều như khớp gối nên rất dễ tái phát. Do đó sau khi kết thúc liệu trình điều trị, bác sĩ ACC còn tư vấn các chế độ tập luyện và sinh hoạt tại nhà giúp giảm khả năng tái phát tối đa.

Bài viết liên quan: Những bài tập vật lý trị liệu khớp gối giúp giảm đau hiệu quả

Bạn hãy nhớ rằng, bệnh u nang hoạt dịch khớp gối hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu chúng ta nhận biết và điều trị kịp thời. Liên hệ TẠI ĐÂY để được tư vấn rõ hơn về liệu trình chữa trị không dùng thuốc – không phẫu thuật được hàng ngàn người lựa chọn.

Bài viết liên quan:

> Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khớp gối

> Nguyên nhân tràn dịch khớp gối và cách điều trị

> Triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp cổ chân

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục