Những cơn đau cổ tay xuất hiện đột ngột, sau tập luyện thể thao, gõ bàn phím,… khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp tình trạng viêm bao gân cổ tay. Vậy viêm gân cổ tay do đâu? Làm sao để nhận diện và điều trị? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm câu trả lời chi tiết.
- 1. Tìm hiểu viêm bao gân cổ tay là gì?
- 2. Phân loại viêm gân cổ tay
- 3. Nhận biết triệu chứng bị viêm gân cổ tay
- 4. Nguyên nhân gây viêm điểm bám gân cổ tay
- 5. Viêm gân ở cổ tay nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?
- 6. Chẩn đoán viêm điểm bám gân cổ tay
- 7. Các phương pháp điều trị viêm gân cổ tay
- 8. Làm thế nào để phòng ngừa viêm bao gân cổ tay?
1. Tìm hiểu viêm bao gân cổ tay là gì?
Viêm bao gân cổ tay là tình trạng viêm ở các mô quanh cổ tay, kết nối cơ ở cẳng tay và xương bàn tay. Viêm gân cổ tay có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều gân ở cổ tay, đặc biệt thường xuyên xảy ra ở điểm giao nhau hoặc đi qua cấu trúc xương.
Có khoảng 6 đường gân ở cổ tay, có nhiệm vụ liên kết cơ và xương lại với nhau và giúp kiểm soát cổ tay, bàn tay, các ngón tay. Do vậy, khi gân cổ tay bị viêm, phần cổ tay của bạn có thể bị sưng đau, ảnh hưởng đến hoạt động cả bàn tay.

Vì sao cổ tay hay gặp các vấn đề về gân? Cổ tay không chỉ có cấu trúc phức tạp gồm xương quay, xương trụ và xương cổ tay được kết nối với nhau bằng dây chằng và gân (dải mô liên kết). Đây còn là bộ phận phải hoạt động liên tục trong các sinh hoạt hàng ngày và chịu nhiều áp lực khi thực hiện các bài tập thể chất (nếu có). Vì vậy gân ở cổ tay dễ bị tổn thương, nhất là khi có các động tác lặp đi lặp lại ở cổ tay thường xuyên có thể dẫn đến viêm gân gây đau nhức và hạn chế vận động. |
2. Phân loại viêm gân cổ tay
Hiện nay, bệnh viêm gân cổ tay được chia thành hai dạng phổ biến là:
- Viêm bao gân duỗi cổ tay: Khi cổ tay liên tục bị bẻ cong về phía sau trong thời gian dài do hoạt động cổ tay nhiều và nặng, có thể dẫn đến viêm gân duỗi cổ tay. Viêm cơ duỗi cổ tay trụ và hội chứng giao nhau (viêm 4 nhóm gân duỗi ở cổ tay) là những dạng viêm bao gân duỗi phổ biến.
- Viêm bao gân gấp cổ tay: Là kết quả của việc người bệnh thực hiện bẻ tay ra phía trước thường xuyên. Viêm bao gân gấp cổ tay thường xảy ra ở những người chơi các môn thể thao cần sử dụng lực cổ tay nhiều như quần vợt, bóng bàn, cầu lông, tennis, chèo thuyền,…
3. Nhận biết triệu chứng bị viêm gân cổ tay
Đau gân cổ tay là triệu chứng điển hình khi người bệnh bị viêm bao gân cổ tay, ngoài ra còn có một số dấu hiệu nhận biết khác như:
- Cổ tay, bàn tay và các ngón tay có cảm giác bị căng cơ, cứng khớp khi hoạt động, gây khó khăn khi thực hiện đóng/mở nắp chai, xoay nắm cửa,…
- Khi cử động cổ tay, ngón tay có thể kêu rắc rắc.
- Sưng xung quanh cổ tay hoặc gốc ngón tay.
- Đau cổ tay, đặc biệt là dọc theo bên cổ tay gần ngón tay cái hoặc ngón áp út.

4. Nguyên nhân gây viêm điểm bám gân cổ tay
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm gân cổ tay mà bạn nên biết:
4.1 Nguyên nhân tác động trực tiếp
Khi người bệnh bị chấn thương cổ tay hoặc hoạt động cổ tay quá mức, lặp đi lặp lại có thể tác động trực tiếp đến gân cổ tay, từ đó khiến bộ phận này tăng nguy cơ bị viêm. Theo đó, một số hoạt động có thể dẫn đến viêm bao gân cổ tay như gõ bàn phím thường xuyên, viết quá nhiều, chơi môn thể thao dùng vợt, chèo thuyền, chơi golf,…
4.2 Các yếu tố nguy cơ
Tình trạng này có thể là triệu chứng tiềm ẩn của bệnh nền như đái tháo đường hoặc các bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa khác. Nhưng đa phần viêm gân cổ tay là hệ quả của các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp cổ tay, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, bệnh lý viêm khớp phản ứng,…
5. Viêm gân ở cổ tay nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?
Viêm gân cổ tay là bệnh có tiến triển nhanh, vì vậy có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như rách gân, đứt gân, viêm sang các khớp lân cận, nhiễm trùng lan rộng,… ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.
Do vậy, người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh hoặc triệu chứng bất thường như không thể cử động ngón tay; không thể nắm tay/cầm đồ vật; đau dữ dội/đột ngột ở cổ tay, ngón tay; vùng da quanh cổ tay bị sưng, đổi màu;…

6. Chẩn đoán viêm điểm bám gân cổ tay
Khi đến thăm khám tại bệnh viện, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng kỹ lưỡng, cụ thể là:
6.1 Khám lâm sàng
Bác sĩ xem xét tình trạng cổ tay, cẳng tay và bàn tay của bệnh nhân có bị sưng, đỏ hay có dấu hiệu bất thường gì hay không. Tiếp đến, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác như nắm chặt bàn tay lại, xoay cổ tay,… để có thể xác định được nguyên nhân gây sưng đau gân cổ tay.
6.2 Cận lâm sàng
Sau khi thực hiện các kiểm tra lâm sàng cơ bản, để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh viêm gân cổ tay, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện:
- Xét nghiệm Finkelstein: Đây là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác người bệnh có đang gặp tình trạng viêm bao gân cổ tay De Quervain hay không.
- Chụp X quang: Là kiểm tra cận lâm sàng giúp bác sĩ sàng lọc bệnh nhân có đang bị viêm khớp hay gãy xương cổ tay thông qua hình ảnh chụp X quang.
- Siêu âm hoặc MRI: Là phương pháp cận lâm sàng giúp bác sĩ xác định trong ổ khớp cổ tay của người bệnh có xuất hiện tình trạng tràn dịch hay không.
7. Các phương pháp điều trị viêm gân cổ tay
Tùy vào tình trạng viêm bao gân cổ tay, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân các phương pháp điều trị sau:
7.1 Biện pháp khắc phục tại nhà
Đối với những tình trạng viêm nhẹ, bạn có thể thực hiện các cách chữa viêm gân cổ tay tại nhà như sau:
- Nghỉ ngơi: Là biện pháp tốt nhất giúp bạn giảm tình trạng đau, sưng ở vùng gân cổ tay. Theo đó, bạn nên hạn chế hoạt động cổ tay và ngón tay, đặt biệt không cầm nắm vật nặng, tập luyện trong thời gian nghỉ dưỡng.
- Chườm đá: Nhiệt độ thấp khi tiếp xúc lên vùng viêm bao gân cổ tay sẽ giúp xoa dịu cơn đau, giảm tình trạng sưng. Người bệnh có thể thực hiện chườm đá cổ tay mỗi 2 giờ, 20 phút. Đồng thời lưu ý cần có khăn bọc quanh túi chườm lạnh để tránh da tiếp xúc trực tiếp với đá dẫn đến bỏng lạnh.
- Nẹp cổ tay: Người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa nẹp cổ tay đúng cách, giúp bạn cố định cổ tay, ngón tay, giúp vết thương sớm lành lại. Ngoài ra, nẹp cổ tay còn giúp người bệnh hạn chế hoạt động cổ tay, từ đó nghỉ ngơi tốt hơn.
- Nâng cao tay: Để giảm sưng, đau cổ tay, bạn sử dụng gối để kê cao cổ tay hơn vị trí tim, đặc biệt là trong lúc ngủ.

7.2 Sử dụng thuốc chống viêm NSAID không kê đơn
Các loại thuốc chống viêm NSAID có tác dụng giúp giảm viêm và đau vùng cổ tay bị tổn thương. Một số loại thuốc NSAID không kê đơn là ibuprofen, diclofenac, celecoxib, naproxen,… Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng thuốc chỉ có thể tạm thời giảm triệu chứng đau do viêm gân, không có tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây viêm. Vi thế, người bệnh không nên lạm dụng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng.
7.3 Vật lý trị liệu
Thực hiện vật lý trị liệu giúp bạn lấy lại sức mạnh vùng cổ tay, khả năng chuyển động của cổ tay và ngón tay. Các bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ cho người bệnh tập các bài tập tăng cường phạm vi vận động và sức bền của cổ tay.
Tại ACC, ngoài ứng dụng liệu trình Vật lý trị liệu hiện đại, bác sĩ còn kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Dựa trên mối quan hệ giữa cơ – xương – khớp của cơ thể với hệ thần kinh, phương pháp Chiropractic giúp giải phóng các áp lực chèn ép lên dây thần kinh gây viêm gân cổ tay, đồng thời kích thích quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể.
Từ năm 2006 đến nay, Phòng khám ACC – thành viên của Tập đoàn FV đã giúp cho hàng nghìn người bệnh chữa lành những cơn đau xương khớp, ngăn ngừa cơn đau tái phát hiệu quả. Để làm được điều đó, phòng khám sở hữu:
- Đội ngũ bác sĩ nước ngoài thuộc chuyên khoa Thần kinh cột sống dày dặn kinh nghiệm, am hiểu cấu trúc cơ xương khớp, người bệnh được thăm khám kỹ càng, xây dựng liệu trình điều trị xương khớp cá nhân hóa theo đúng tình trạng viêm gân cổ tay. Trong quá trình điều trị, bạn an tâm khi bác sĩ thực hiện nắn chỉnh xương khớp chính xác, giúp giải phóng thần kinh bị chèn ép hiệu quả, giảm những cơn đau.

- Để tăng hiệu quả điều trị viêm bao gân cổ tay, hỗ trợ vết thương mau lành, ACC còn đầu tư hệ thống thiết bị vật lý trị liệu hiện đại như tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,…
- Bác sĩ – chuyên viên luôn đồng hành và hướng dẫn chi tiết cho người bệnh trong quá trình tập vật lý trị liệu. Đồng thời, bác sĩ hướng dẫn bạn các bài tập tăng sức mạnh cổ tay an toàn, hiệu quả tại nhà, cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học giúp ngăn ngừa đau, viêm tái phát.
>> Giải quyết tình trạng đau, sưng cổ tay do viêm gân hiệu quả, an toàn khi đến với Phòng khám ACC ngay hôm nay. Liên hệ ACC để đặt lịch thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
7.4 Phẫu thuật ngoại khoa
Trường hợp điều trị viêm gân cổ tay với các phương pháp bảo tồn, nội khoa không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật viêm gân cổ tay phổ biến là: làm sạch phần mô ra khỏi bao gân và cắt nhỏ bao gân để giải phóng gân.
Tuy vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng bởi phẫu thuật viêm bao gân cổ tay có thể tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, hình thành mô sẹo,…
8. Làm thế nào để phòng ngừa viêm bao gân cổ tay?
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng viêm gân cổ tay bằng cách thay đổi một vài thói quen nhỏ trong sinh hoạt và tập luyện. Cụ thể là:
- Thực hiện khởi động kỹ lưỡng trước khi hoạt động thể chất. Đặc biệt là khởi động vùng cổ tay, cánh tay với các hoạt động cần sử dụng lực tay nhiều.
- Nếu phải vận động cổ tay nhiều, việc đeo nẹp có thể giúp hạn chế áp lực lên gân và dây chằng.
- Đến gặp bác sĩ sớm khi cổ tay gặp chấn thương, bị đau không lý do.
- Hạn chế tạo áp lực lên cổ tay nhiều, như sau khi gõ bàn phím nhiều, bạn có thể nghỉ ngơi một lát rồi hãy quay lại làm việc tiếp.
- Ngủ đúng tư thế, tránh nằm đè lên tay hoặc ở tư thế gây chèn ép dây thần kinh và cơ bắp.
- Không tự ý sử dụng rượu hoặc dầu xoa bóp lên vùng viêm gân tay, bởi có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ và gân giúp cổ tay khỏe mạnh hơn, hạn chế nguy cơ viêm gân.
Bạn có thể tham khảo một số bài tập thể dục được chuyên viên ACC giới thiệu sau đây:
Đến đây chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi viêm bao gân cổ tay do đâu, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn sớm phát hiện những bất thường ở cổ tay, điều trị kịp thời, chấm dứt cơn đau dai dẳng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.