Cứng khớp ngón tay là một trong những triệu chứng thoái hóa khớp phổ biến ở người lớn tuổi do các ảnh hưởng của tuổi tác, thói quen sinh hoạt và vận động. Tình trạng cứng khớp ngón tay thường xuất hiện nhiều lần và liên tục trong thời gian dài, nhưng lại không được bệnh nhân chú ý và điều trị kịp thời, dẫn đến thoái hóa khớp nghiêm trọng, làm hạn chế khả năng phục hồi về sau.
Hầu hết các bệnh nhân thường tự mua thuốc về sử dụng nhằm làm dịu các triệu chứng mà không áp dụng các phương pháp chữa trị triệt để, khiến bệnh tình diễn tiến phức tạp và trầm trọng hơn.
1. Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay
Thoái hóa khớp và những ảnh hưởng tác động đến mô mềm là 2 nguyên nhân chính gây ra triệu chứng cứng khớp ngón tay. Cụ thể:
Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
– Tuổi tác càng cao, càng xuất hiện nhiều biểu hiện thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay. Tình trạng thoái hóa khớp xảy ra do lượng máu được đưa đến nuôi dưỡng các vùng khớp nối bị sụt giảm, khiến tổ chức sụn khớp tại các đốt ngón tay bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động ổn định. Theo thời gian, các dây thần kinh tại các đốt ngón tay sẽ bị tổn thương do những hoạt động liên tục của các ngón tay, bàn tay, làm gia tăng áp lực lên các khớp và khiến khớp bị thoái hóa dần.
Tương tự các tình trạng thoái hóa ở các khớp khác, thoái hóa khớp tay cũng sẽ cần được kiểm soát, điều trị hiệu quả ngay từ đầu nhằm hạn chế biến chứng, tránh gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thoái hóa khớp tay là thuật…
– Vấn đề thiếu hụt canxi cùng khả năng hấp thu canxi kém ở những người lớn tuổi và phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh cũng là yếu tố góp phần đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp.
– Tình trạng thoái hóa khớp có thể xuất hiện sớm do các chấn thương tay như gãy xương, trật khớp để lâu không điều trị.
Trật khớp ngón tay xảy ra khi các đốt xương của ngón tay bị lệch khỏi vị trí sinh học, ảnh hưởng đến phần khớp tại đây. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu bởi những triệu chứng như đau nhức, sưng khớp hay thậm chí là không…
– Ngoài ra, quá trình thoái hóa khớp bàn tay còn xuất phát từ những hoạt động thực hiện thường xuyên trong khoảng thời gian dài như chơi thể thao, lao động tay chân, nâng vác vật nặng, rửa chén, giặt giũ khiến tay ngâm nước nhiều…
Các vấn đề về mô mềm
Mô mềm bao gồm các phần như da, lớp mô mỡ, gân, động mạch, các dây thần kinh và bao khớp… Những trường hợp gặp phải các chấn thương, đứt, giãn gân, dây chằng, tổn thương sâu vào da như bỏng, rách khiến da không thể hồi phục và giữ độ đàn hồi như cũ, làm các khớp ở cổ tay và ngón tay bị co cứng, gây ra khó khăn khi cử động cơ khớp.
2. Triệu chứng cứng khớp ngón tay
Chứng cứng khớp ngón tay thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi trung niên, trong đó bệnh nhân nữ giới chiếm tỷ lệ đa số với các biểu hiện tê cứng, sưng, đau nhức các khớp ngón tay vào mỗi buổi sáng. Cơn đau nhức thường dịu đi sau 1-2 tiếng đồng hồ, một số trường hợp nghiêm trọng có thể kéo dài cả ngày, gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân.
Vị trí bị thoái hóa khớp ngón tay cũng thường xuất hiện ở bên tay thuận, tay vận động nhiều hơn. Nếu bệnh nhân thuận tay phải thì thường gặp tình trạng thoái hóa khớp ở các ngón cái, ngón trỏ… nhiều hơn các ngón tay khác.
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngón tay thường nhận thấy những triệu chứng cụ thể sau:
- Tê bì tại các khớp ngón tay, cảm giác như kiến bò tại các khớp.
- Khó khăn khi cử động các khớp ngón tay và cầm nắm đồ vật.
- Cảm thấy đau nhức nhiều các khớp ngón tay, đặc biệt là khi ngâm nước nhiều hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
- Khi bệnh vào giai đoạn nặng, các khớp ngón tay sẽ sưng to, cấu trúc xương ngón tay và bàn tay có nhiều điểm bất thường, co quắp lại, biến dạng.
Các dấu hiệu của cứng khớp ngón tay sẽ ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng phá rỉ khớp, cơ khớp sưng nhức thường xuyên và khiến cơ bàn tay teo lại, ngón tay biến dạng, co quắp và gây khó khăn cho bệnh nhân khi sinh hoạt.
3. Chẩn đoán và điều trị chứng cứng khớp ngón tay không dùng thuốc tại phòng khám ACC
Khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường ở các khớp ngón tay liên tục kéo dài, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Tại Phòng Khám ACC, bệnh nhân sẽ được kiểm tra và xác định cụ thể nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay. Dựa vào kết quả khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả mà không sử dụng thuốc hay phẫu thuật, giúp bệnh nhân có thể hồi phục trong thời gian ngắn, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh nhân mắc chứng cứng khớp ngón tay sẽ được các bác sĩ tại ACC tư vấn liệu trình điều trình hiệu quả, gồm:
- Áp dụng giải pháp trị liệu thần kinh cột sống, hỗ trợ nắn chỉnh các khớp ngón tay, hạn chế các tác động tiềm ẩn gây thoái hóa khớp ngón tay của bệnh nhân.
- Kết hợp sử dụng liệu pháp sóng xung kích Shockwave và chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV để tái tạo lại những vùng mô bị tổn thương trước đó, đẩy nhanh quá trình hồi phục các cấu trúc xung quanh khớp tay như mô khớp, dây chằng, gân,…
- Tư vấn bệnh nhân tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như glucosamine, chondroitin, MSM (Methyl-Sulfonyl-Methane) cần thiết để hỗ trợ tái tạo sụn, duy trì dịch nhờn của sụn khớp, tăng cường sự dẻo dai cho khớp xương nhằm giảm nguy cơ thoái hóa khớp, viêm khớp theo thời gian ở người lớn tuổi.
Bệnh nhân có thể sử dụng thêm các sản phẩm như:
- Glucosamin/Chondroitin/MSM của thương hiệu Trace Minerals Research: hỗ trợ thúc đẩy khả năng tái tạo sụn khớp và duy trì sự linh hoạt cho xương khớp liên tục, hạn chế những nguy cơ bị chấn thương và thoái hóa xương khớp, hỗ trợ bệnh nhân đau, viêm khớp tăng cường khả năng hồi phục.
- Viên uống bổ khớp, sụn ActivJoint Platinum của Trace Minerals Research: giúp bổ sung hàm lượng glucosamine, chondroitin, MSM nhằm tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, góp phần làm giảm thiểu các nguy cơ thoái hóa khớp.
Phòng khám ACC với hơn 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý về xương khớp hàng đầu tại Việt Nam, tự hào mang lại cho các bệnh nhân những giải pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất, giúp chữa lành tận gốc cơn đau mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
Cùng bác sĩ Wade Brackenburry giải đáp thắc mắc tình trạng cứng khớp ngón tay:
Xem thêm: