Người bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Erik W. Waardenburg

Bạn bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và muốn biết có chơi thể thao được không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: đó là môn thể thao gì, bởi vì có môn giúp hỗ trợ điều trị bệnh, ngược lại một số môn khiến bệnh trạng xấu đi.

1.    Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Thoát vị đĩa đệm hoặc trượt, vỡ đĩa đệm xảy ra khi một phần nhân nhầy ở trung tâm đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi lớp vòng sợi bao bọc bên ngoài. Theo trang Medical News Today, thoát vị đĩa đệm dẫn đến tình trạng chèn ép ống sống hoặc các rễ thần kinh, gây đau ở lưng, cổ, ngứa ran, tê hoặc yếu ở chân hoặc bàn chân, cánh tay.

Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm lo ngại chơi thể thao có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các môn thể thao đều khiến tình hình bệnh xấu đi. Trên thực tế, một số môn thể thao vận động nhẹ nhàng có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của người bị thoát vị đĩa đệm.

Xem thêm: Triệu chứng báo hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

1.1. Những môn thể thao nào phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm?

Các bài tập aerobic, vận động nhẹ nhàng, hạn chế nguy cơ chấn thương cột sống thường được các bác sĩ và các chuyên gia y tế khuyến nghị trong quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, nếu được cho phép, các bộ môn bạn có thể thực hiện trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Yoga
  • Đi bộ
  • Tập thể dục nhịp điệu (aerobic)
  • Đạp xe trên địa hình bằng phẳng hoặc trên xe đạp đứng yên
  • Tập xà đơn
  • Bơi lội
Tập yoga giúp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm phục hồi tốt hơn
Tập yoga giúp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm phục hồi tốt hơn

1.2. Những môn thể thao nào người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh?

Người bệnh nên tránh bất kỳ môn thể thao nào gây áp lực lên cột sống khi bị thoát vị đĩa đệm cấp tính. Các môn thể thao nên tránh trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Bóng rổ
  • Bóng chuyền
  • Cử tạ
  • Bóng đá
  • Chạy bộ
  • Golf
  • Bowling
Người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh những môn thể thao dùng nhiều sức
Người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh những môn thể thao dùng nhiều sức

2. Khi nào có thể chơi thể thao sau chấn thương gây thoát vị đĩa đệm?

Vận động mạnh sai tư thế là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm. Người chơi thể thao đôi khi cũng gặp vấn đề này do thực hiện các động tác sai.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, có nên chơi thể thao tiếp hay không? Các chuyên gia cho rằng: cách tốt nhất để tránh những rủi ro trong quá trình điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm là cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, các chuyên gia khuyến khích người bệnh tạm ngưng các hoạt động thể thao từ 1-2 tuần sau một chấn thương đĩa đệm cấp tính.

2.1. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc, không phẫu thuật

Hiện nay, liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm mang đến hiệu quả cao được các bác sĩ tại phòng khámACC sử dụng là phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệu & phục hồi chức năng.

Liệu trình điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm nhờ phương pháp Chiropractic
Liệu trình điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm nhờ phương pháp Chiropractic

Chiropractic hiệu quả cao vì nhờ cơ chế sử dụng lực tay để điều chỉnh cấu trúc xương bị sai lệch, đưa về vị trí ban đầu. Bên cạnh đó, liệu trình còn được hỗ trợ bởi các máy móc hiện đại như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu tích cực ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave… thúc đẩy hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

2.2. Phòng khám ACC điều trị thoát vị đĩa đệm cho vận động viên thể thao

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2006, phòng khám ACC (thành viên của bệnh viện FV) là đơn vị chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống đầu tiên tại Việt Nam đảm bảo chất lượng dịch vụ quốc tế. Đóng vai trò tiên phong trong lĩnh vực Chiropractic với 17 năm kinh nghiệm, ACC vinh dự là thương hiệu được tín nhiệm đã điều trị thành công cho hàng chục ngàn bệnh nhân, trong đó có các vận động viên chuyên nghiệp.

Điển hình như Trần Thị Linh – vận động viên quốc gia môn Boxing từng được chữa khỏi chứng thoát vị đĩa đệm tại ACC. Năm 2021, chị tìm tới phòng khám ACC để điều trị chấn thương thoát vị đĩa đệm lưng.  Các bác sĩ đã đưa ra một phác đồ điều trị bao gồm kết hợp nắn chỉnh cột sống Chiropractic, vật lý trị liệu với máy giảm áp DTS và sử dụng chiếu tia Laser thế hệ IV. Sau 11 buổi điều trị, sức khỏe của Linh dần hồi phục, chị tiếp tục tập luyện và lập kỳ tích đạt Huy chương Vàng môn Boxing ở hạng cân 60kg tại Sea Games 31.

VĐV Trần Thị Linh đến phòng khám ACC để điều trị chấn thương thoát vị đĩa đệm
VĐV Trần Thị Linh đến phòng khám ACC để điều trị chấn thương thoát vị đĩa đệm

Phòng khám ACC còn là nơi điều trị sức khỏe được các vận động viên thể thao tin tưởng. Tham khảo thêm thông tin:

Xem thêm: PHÒNG KHÁM ACC – NƠI CHỌN MẶT GỬI SỨC KHOẺ CỦA CÁC VĐV THỂ THAO

Hy vọng bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc về câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không”. Bên cạnh tập luyện thể thao hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cũng cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đúng cách. Nếu có bất kỳ khúc mắc nào về điều trị thoát vị đĩa đệm, LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY với chúng tôi để được tư vấn.

Bài viết tham khảo:

> 4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm, đừng để đến giai đoạn thứ 4 mới đi khám

> 5 nhóm nghề nghiệp dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

> Điều trị hiệu quả chấn thương cột sống trong bóng đá với Chiropractic

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục