Ngày nay, vẹo cột sống không còn là vấn đề hiếm gặp, đặc biệt ở những người có thói quen ngồi sai tư thế hoặc làm việc trong môi trường thiếu khoa học. Nếu không được phòng tránh và điều chỉnh kịp thời, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy để chống vẹo cột sống cần phải làm gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
- 1. Cong vẹo cột sống – Bệnh lý thời hiện đại cần cảnh giác
- 2. Để chống vẹo cột sống cần phải làm gì? 8 biện pháp phòng ngừa
- 2.1 Duy trì tư thế đứng, ngồi đúng cách
- 2.2 Tránh mang vác nặng sai cách
- 2.3 Điều chỉnh bàn ghế phù hợp với chiều cao cơ thể
- 2.4 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối
- 2.5 Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao
- 2.6 Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì
- 2.7 Sử dụng nệm và gối phù hợp khi ngủ
- 2.8 Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ
1. Cong vẹo cột sống – Bệnh lý thời hiện đại cần cảnh giác
Vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống bị cong hoặc xoay phức tạp, khung xương sườn có thể xoắn vẹo sang một bên. Cong vẹo cột sống ngày càng gia tăng ở cả trẻ em và người lớn do tư thế sai lệch, chẳng hạn như ngồi học với bàn ghế không phù hợp với chiều cao, mang cặp sách quá nặng về một bên vai hoặc tay, thói quen đi, đứng, ngồi không đúng tư thế,… Bên cạnh đó, cong vẹo cột sống còn có thể do mắc các bệnh liên quan thoái hóa cột sống, bàn chân bẹt,…
Theo các chuyên gia, bất cứ ai cũng có thể bị vẹo cột sống, nhưng phổ biến hơn ở trẻ từ 10 – 15 tuổi. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh và mức độ vẹo cột sống ở các bé gái cao hơn bé trai. Cha mẹ có thể tham khảo thông tin tổng hợp từ trang National Health Service, những dấu hiệu vẹo cột sống bao gồm:
- Đầu tiên, quan sát bằng mắt thường, cha mẹ có thể thấy rõ đốt sống của trẻ bị cong, vẹo sang một bên.
- Phân tích dáng đi và đứng có thể nhận thấy cơ thể trẻ đang bị nghiêng về một phía, hai bên bả vai không cân đối, xương sườn nhô ra một bên, phần hông cũng bị vẹo.
- Thỉnh thoảng trẻ bị đau lưng, tuy nhiên tình trạng này sẽ phổ biến hơn ở người lớn.

Dưới đây là những tác hại của tình trạng vẹo cột sống:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây lệch vai, gù lưng và khiến người bệnh mất tự tin.
- Đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
- Giảm khả năng vận động, thậm chí gây chèn ép lên phổi và tim trong trường hợp nặng.
Do đó, cần phải áp dụng các biện pháp chống cong vẹo cột sống từ sớm, đặc biệt là trẻ em để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2. Để chống vẹo cột sống cần phải làm gì? 8 biện pháp phòng ngừa
Sau đây là những biện pháp phòng ngừa tình trạng cong vẹo cột sống cho người lớn và trẻ em:
2.1 Duy trì tư thế đứng, ngồi đúng cách
Việc duy trì tư thế đúng giúp giảm áp lực lên cột sống và ngăn ngừa sự cong vẹo. Đặc biệt, đối với trẻ em và học sinh, nên rèn luyện tư thế chuẩn ngay từ nhỏ để hạn chế nguy cơ bị vẹo cột sống về sau. Cụ thể bạn nên lưu ý:
- Ngồi thẳng lưng, tránh gù hoặc ngả quá nhiều về phía trước. Đồng thời, đảm bảo hai chân chạm đất, lưng tựa sát ghế khi ngồi. không ngồi gù lưng hay vắt chéo chân trong thời gian dài.
- Khi đứng, nên giữ lưng thẳng, vai cân bằng, tránh đổ trọng tâm sang một bên.

Liệu bạn có duy trì tư thế ngồi đúng khi đọc bài viết này? Đời sống và tính chất công việc vô tình đặt chúng ta vào tình trạng ngồi quá lâu trong thời gian dài và ngồi sai tư thế nhưng lại không nhận ra. Với một số người,…
2.2 Tránh mang vác nặng sai cách
Mang vác vật nặng sai tư thế là nguyên nhân phổ biến gây vẹo cột sống, đặc biệt ở trẻ em khi đeo cặp sách quá nặng. Do đó, khi cần nâng hoặc mang đồ, bạn nên dùng cả hai tay, giữ lưng thẳng và khuỵu gối thay vì cúi gập người. Ngoài ra, balo hoặc cặp sách nên đeo bằng hai quai, không mang lệch một bên để tránh gây mất cân đối cột sống.
Bê đồ nặng bị đau lưng là hiện tượng khá phổ biến và có thể bắt gặp ở hầu hết mỗi người. Các cơn đau này có thể hết sau vài phút, vài tiếng, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến vài tuần hoặc thậm chí là cả tháng…
2.3 Điều chỉnh bàn ghế phù hợp với chiều cao cơ thể
Bàn ghế có kích thước không phù hợp có thể khiến nhiều người sử dụng phải ngồi khom lưng hoặc cúi gằm, lâu ngày dẫn đến cong vẹo cột sống. Vì vậy, để chống cong vẹo cột sống bạn cần chọn bàn ghế có chiều cao vừa vặn với cơ thể, đảm bảo lưng luôn được giữ thẳng và mắt ngang tầm với sách vở hoặc màn hình làm việc. Đối với trẻ nhỏ, cần điều chỉnh độ cao bàn ghế theo sự phát triển của cơ thể.
2.4 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối
Để chống vẹo cột sống cần phải làm gì? Đó là nên bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, magie và protein từ các thực phẩm như sữa, hải sản, rau xanh, đậu nành. Song song đó, bạn nên uống đủ nước giúp duy trì độ đàn hồi của đĩa đệm cột sống. Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường, muối, nước ngọt có ga vì có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi.

2.5 Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao
Luyện tập thể thao đều đặn với cường độ phù hợp là một trong những biện pháp chống cong vẹo cột sống hiệu quả ở trẻ nhỏ. Theo ý kiến của bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM: “Thời gian vận động thể lực cho trẻ em từ 5 – 15 tuổi thời gian vận động thể lực khoảng 60 phút/ngày (với cường độ trung bình và cao)”. Một số bài tập thể thao tốt cho hệ cơ xương khớp như duỗi cơ, xà đơn, nhảy dây,…

Vẹo cột sống không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị đúng cách. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác…
2.6 Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì
Thừa cân, béo phì có thể làm tăng áp lực lên cột sống, dễ dẫn đến tình trạng cong vẹo hoặc thoái hóa xương khớp sớm. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn sẽ giúp giảm nguy cơ vẹo cột sống cũng như các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
2.7 Sử dụng nệm và gối phù hợp khi ngủ
Tư thế ngủ không đúng hoặc sử dụng nệm quá mềm, gối quá cao có thể khiến cột sống bị cong vẹo theo thời gian. Để đảm bảo cột sống luôn ở trạng thái cân bằng, bạn nên chọn nệm có độ cứng vừa phải, gối không quá cao hoặc quá thấp. Khi ngủ, tránh nằm sấp và nên thay đổi tư thế để giúp cột sống được thư giãn.
Tư thế ngủ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn và luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng sau khi thức dậy. Không những vậy, ngủ đúng tư thế còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. 1.…
2.8 Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ
Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu vẹo cột sống để có biện pháp chống cong vẹo cột sống kịp thời, đặc biệt khi trẻ đang trong độ tuổi phát triển hệ cơ xương. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ đang trong độ tuổi phát triển (3 – 18 tuổi) nên được tầm soát vẹo cột sống định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo cột sống phát triển bình thường.
Tại Phòng khám ACC – (Thành viên tập đoàn FV) với gần 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, tổ chức định kỳ hằng năm các chương trình tầm soát cong vẹo cột sống và bàn chân bẹt dành cho học sinh các cấp tại 4 cơ sở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra cột sống, đo độ cong vẹo và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Đặc biệt, ACC với đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Thần kinh Cột sống, trong đó có bác sĩ Wade Brackenbury có hơn 25 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các vấn đề hệ cơ xương khớp bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống – Chiropractic, đã điều trị tích cực chứng cong vẹo cột sống cho nhiều đối tượng mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.

> Liên hệ ngay Phòng khám ACC – Địa chỉ uy tín có các bác sĩ chuyên khoa giúp bạn tầm soát và điều trị cong vẹo cột sống hiệu quả!
Đến đây mong rằng đã giúp bạn giải đáp băn khoăn để chống vẹo cột sống cần phải làm gì. Cột sống đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể, nhưng lại dễ bị tổn thương do những thói quen sinh hoạt không đúng cách. Do đó, việc chủ động áp dụng các biện pháp chống cong vẹo cột sống không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.
>>> Xem thêm: