Phục hồi chức năng sau đột quỵ, cải thiện di chứng nguy hiểm

bac-si-will-gunson-update-0903
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Will Gunson
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Phục hồi chức năng sau tai biến

Phục hồi chức năng sau đột quỵ là việc làm cấp bách, cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Điều trị kịp thời và áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp người bệnh khôi phục lại chức năng vốn có, sớm quay trở lại cuộc sống bình thường, tái hòa nhập cộng đồng.

1. Vai trò của phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ

Phục hồi chức năng sau đột quỵ là phương pháp giúp người bị đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) khôi phục lại các chức năng đã bị mất, giúp họ tham gia vào những sinh hoạt hằng ngày và có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.

Cụ thể vai trò của phục hồi chức năng cho người tai biến rất quan trọng:

  • Giúp nâng cao tầm vận động, tăng cường lực cơ.
  • Cải thiện khả năng ngôn ngữ.
  • Cải thiện tình trạng yếu nửa người/liệt nửa người.
  • Khôi phục khả năng giữ thăng bằng và di chuyển.
  • Thực hiện các sinh hoạt hàng ngày một cách độc lập.
  • Giảm cảm giác mặc cảm, tự ti ở người bệnh; giúp họ sống vui vẻ và lạc quan.
  • Xử lý và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não giúp người bệnh khôi phục chức năng đã mất
Phục hồi chức năng sau cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) đóng vai trò quan trọng ngang bằng với việc phòng ngừa và điều trị.

2. Thời gian vàng để phục hồi chức năng sau đột quỵ

Hành trình phục hồi của bệnh nhân sau đột quỵ thường trải qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp (0 – 24 giờ) 
  • Giai đoạn phục hồi sớm (24 giờ – 3 tháng)
  • Giai đoạn phục hồi muộn (3 – 6 tháng) 
  • Giai đoạn mãn tính (> 6 tháng).

Như vậy, người bệnh sau đột quỵ não cần tập phục hồi chức năng ngay khi ổn định hoặc 3 – 4 ngày (kể từ sau đột quỵ). Giai đoạn để theo dõi kết quả phục hồi chức năng rõ nhất là trong 3 tháng đầu sau đột quỵ. Sau đó, từ tháng thứ 6 đến 1 năm thì hiệu quả chậm dần và ổn định hẳn.

Sự hồi phục sau đột quỵ ở mỗi người là khác nhau, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố:

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: Khi nào cần áp dụng?

Ngày nay, vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhờ tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, rất ít ai hiểu rõ vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là gì và khi nào…

Một số người bệnh sau đột quỵ có thể tự hồi phục một phần, nhưng phần lớn người bệnh cần được áp dụng phục hồi chức năng để đạt hiệu quả nhanh chóng.

Hỗ trợ người bệnh sinh hoạt trong quá trình phục hồi chức năng sau tai biến
Người thân cũng có vai trò rất quan trọng trong việc động viên và hỗ trợ người bệnh đột quỵ phục hồi chức năng.

3. Phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ

Dưới đây là một số phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ được áp dụng phổ biến:

3.1. Tập luyện phục hồi chức năng

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân sau đột quỵ não cần phải tập phục hồi chức năng ngay khi ổn định. Thông thường, các bài tập bao gồm bài tập gia tăng sức mạnh cơ, bài tập tăng khả năng chịu sức nặng trên chân yếu, bài tập giữ thăng bằng ở vị thế ngồi, đứng và đi hay bài tập chủ động ở các khớp.

>> Tham khảo: Bài tập vật lý trị liệu cho người bệnh tai biến mạch máu não

Tuy nhiên, một số trường hợp do tự tập luyện sai hoặc điều trị tại địa chỉ mà bác sĩ không có đủ trình độ chuyên môn, có thể gây ra hậu quả xấu, nguy cơ cao bị tê liệt vận động vĩnh viễn. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được xây dựng riêng từng bài tập dựa vào mức độ tổn thương do bệnh và thể trạng của bản thân. Đồng thời, tại các cơ sở y tế uy tín, bệnh nhân còn được các chuyên viên vật lý trị liệu hỗ trợ điều chỉnh tư thế đúng cách, mau chóng lấy lại khả năng vận động.

3.2. Laser nội mạch

Đây là phương pháp sử dụng tia laser công suất thấp chiếu vào lòng tĩnh mạch, giúp tăng tuần hoàn, tối ưu hóa các chức năng của hệ mạch trong cơ thể, nhất là hệ tim mạch và hệ thần kinh. Kỹ thuật này có khả năng giúp người bệnh hồi phục nhanh, không gây đau đớn trong quá trình điều trị.

Thế nhưng, laser nội mạch chống chỉ định tuyệt đối trong một số trường hợp gồm: bệnh nhân không có hoặc mất hoàn toàn khả năng đi lại; phụ nữ mang thai; huyết khối tĩnh mạch hình thành sâu ở chi dưới.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau khi điều trị bằng laser nội mạch như:

  • Cơn đau xuất hiện nhiều và dai dẳng.
  • Khó thở, tức ngực.
  • Tụ máu hoặc chảy máu tại vị trí chọc mạch.
  • Căng cứng, sưng nề chân hoặc viêm đỏ trên đường đi tĩnh mạch đã xử lý.

3.3. Châm cứu

Những người tin tưởng y học cổ truyền sẽ lựa chọn cách châm cứu để phục hồi chức năng sau tai biến. Các bác sĩ sử dụng những cây kim dài và nhỏ để châm vào huyệt vị cần thiết, tạo kích thích đến dây thần kinh. Từ đó, não bộ hình thành lại phản ứng và giúp người bệnh phục hồi chức năng suy yếu.

Mặc dù vậy, việc châm cứu tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh như xuất hiện vết bầm tím, sưng đau, thậm chí xuất hiện tình trạng chảy máu tại vị trí châm. Trong một số trường hợp, chất lượng kim tiêm không đảm bảo có thể gây nhiễm trùng, tụ máu, tổn thương nội tạng…

phục hồi chức năng sau tai biến bằng châm cứu
Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tìm đến những trung tâm, cơ sở y tế uy tín để được thăm khám sức khỏe thay vì thực hiện biện pháp châm cứu.

3.4. Phục hồi chức năng sau tai biến với chương trình Pneumex

Phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên tại Đông Nam Á tiên phong ứng dụng liệu trình phục hồi chức năng Pneumex và trang bị nhiều máy móc hiện đại tại tất cả phòng khám thuộc hệ thống ACC trên toàn quốc.

Pneumex là chương trình kết hợp toàn diện giữa trị liệu thần kinh cột sống, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng và giảm áp kèm tần số rung, với các lợi ích:

  • Tăng sự linh hoạt cho vùng cột sống và xương khớp nói chung.
  • Thúc đẩy quá trình nuôi dưỡng các mô bị tổn thương.
  • Cải thiện sự cân bằng cũng như tư thế của người bệnh.
  • Phục hồi chức năng vận động và cải thiện chức năng thần kinh bị tổn thương.

Chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ tại ACC còn có nhiều đặc điểm nổi trội như: 

  • Áp dụng công nghệ hiện đại nhất Châu Á hiện nay.
  • Với mục tiêu luôn lấy người bệnh làm trung tâm, ACC thiết lập mục tiêu và liệu trình điều trị phù hợp với từng người.
  • Chăm sóc toàn diện về thể chất và tinh thần, quan tâm điều trị cả những triệu chứng đau và nguy cơ trầm cảm.
  • Bệnh nhân được theo dõi và đánh giá sát sao qua từng giai đoạn.

Chia sẻ của bệnh nhân Lương Quốc Thành trên hành trình phục hồi chức năng sau đột quỵ tại ACC:

> Tìm hiểu thêm: Tập vận động trị liệu phục hồi chức năng với máy ATM2

Có thể thấy phục hồi chức năng chính là hy vọng mới làm lại cuộc đời của bệnh nhân sau đột quỵ. Do đó chúng ta cần áp dụng theo nguyên tắc: kịp thời – đúng cách – kiên trì.

Hơn 15 năm hoạt động tại Việt Nam, Phòng khám ACC tự hào là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt nhất với hiệu quả dài lâu, mà không sử dụng thuốc hay phẫu thuật. Liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục