Tư thế ngồi hằng ngày trong sinh hoạt và làm việc có thể là nguyên nhân khiến cho bạn thường xuyên đau mỏi vùng vai cổ, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra điều này sớm. Chỉ khi các cơn đau cổ trở nên trầm trọng và xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, người bệnh mới tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân trước nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa xương khớp, bạn nên quan tâm đến tư thế ngồi hằng ngày của mình, điều chỉnh lại tư thế sai, đảm bảo ngồi đúng tư thế nhằm giảm những áp lực đè nén vào cột sống.
1. Các tư thế ngồi sai gây đau cổ phổ biến
1.1. Tư thế ngồi ngửa cổ
Khi vị trí bạn ngồi quá thấp so với máy tính hoặc màn hình tivi, bạn sẽ có khuynh hướng ngửa cổ, hướng cằm về phía trước để nhìn. Nếu thường xuyên ngồi tư thế này trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ khá cao.
1.2. Ngồi gục đầu trên bàn làm việc
Phần lớn nhân viên văn phòng thường có thói quen ngủ gục đầu trên bàn làm việc. Tuy nhiên, tư thế này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, gây ra các triệu chứng đau mỏi cổ, vai, gáy, lệch cổ, lâu dần sẽ gây thoái hóa đốt sống cổ.
1.3. Tư thế cúi
Việc cúi gập cổ nhìn vào điện thoại hoặc máy tính hàng giờ có thể gây ảnh hưởng đến phần ngực và cột sống cổ, gây co cứng vùng cổ… Ngồi với tư thế sai trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa của cột sống.
2. Tư thế ngồi đúng để phòng tránh thoái hóa xương khớp
2.1. Tư thế khi ngồi khi làm việc với máy tính
- Cổ: giữ cổ ở vị trí thẳng trục với cột sống.
- Vai: thả lỏng, đặt cẳng tay ở mặt phẳng ngang vuông góc với khuỷu tay, cổ tay thẳng trục với cẳng tay.
- Lưng: giữ thẳng. Bạn nên chọn một chiếc ghế tựa, có thể điều chỉnh chiều cao, độ nghiêng phù hợp nhằm giảm thiểu các áp lực lên cột sống.
- Chân: bàn chân nên đặt bằng phẳng trên sàn. Trong trường hợp ghế quá cao, bạn nên dùng một chiếc ghế thấp hoặc 1 hộp vuông để kê chân để chân ở vị trí thoải mái nhất. Tránh ngồi bắt chéo chân vì tư thế này sẽ gây áp lực lên vùng dưới đầu gối, dễ gây tê liệt dây thần kinh.
- Điều chỉnh khoảng cách giữa ghế và màn hình cũng như độ cao màn hình cho phù hợp, tránh tư thế cong lưng hoặc ngửa cổ để nhìn màn hình.
- Sau 1 đến 2 tiếng làm việc, bạn nên đứng lên đi lại, vận động nhẹ nhàng để các cơ được thư giãn.
2.2. Tư thế khi lái xe
Không chỉ những người thường xuyên làm việc với máy tính mới cần quan tâm đến tư thế ngồi mà ngay cả những người hay lái xe trong thời gian dài cũng nên chú ý điều chỉnh tư thế.
- Chỉnh ghế ngồi sao cho sao cho cột sống lưng chạm được vào ghế tựa, đồng thời phần khuỷu tay khi chạm vào vô–lăng hơi bẻ cong và không bị căng. Chú ý kê gối hoặc miếng vải mềm ở vùng thắt lưng, chọn độ dày mỏng của miếng đệm phù hợp với bạn. Miếng đệm ở sau lưng có tác dụng tạo ra vị trí tự nhiên cho cơ thể, giúp cột sống lưng và cổ được thoải mái.
- Đầu và cổ giữ thẳng trục với thân, chỉnh ghế tựa đầu để cổ ở vị trí thư giãn nhất
- Tránh chạy liên tục trên quãng đường dài, khi chạy khoảng 150-200km nên dừng lại nghỉ khoảng 2 giờ.
Có thể bạn quan tâm: Gợi ý tư thế ngủ đúng, tránh bị đau cổ
3. Cách chữa trị đau cổ của Phòng Khám ACC không dùng thuốc hay phẫu thuật
Đau cổ là triệu chứng cơ bản báo hiệu bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời.
Việc sử dụng thuốc giảm đau như thói quen của nhiều bệnh nhân hoàn toàn không thể chữa đau tận gốc. Hơn nữa, dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng đến gan, thận và dạ dày… Phẫu thuật cũng là phương pháp chữa trị thứ hai mà nhiều người tìm đến, tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ thành công với phẫu thuật không cao và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Theo các bác sĩ tại phòng khám ACC, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là yếu tố đầu tiên và quan trọng để chữa đau tận gốc. Trước khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra để xác định vị trí cột sống bị tổn thương. Từ đó, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà chỉ định những liệu pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân. Hiện nay, phương pháp trị liệu thoái hóa đốt sống cổ của Phòng Khám ACC bao gồm sự kếp hợp của trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu với thiết bị máy móc tối tân. Song song đó, ACC luôn là đơn vị dẫn đầu trong việc tìm tòi và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại đến từ Hoa Kỳ để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị, nổi bật là máy DTS kéo giãn giảm áp cột sống, trị liệu laser cường độ cao, thiết bị trị liệu vận động ATM2, thiết bị giảm áp Cervico 2000 và Vertetrac, sóng xung kích Shockwave, băng dán cơ RockTape…
Kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng theo tình trạng bệnh nhân, chỉ sau một thời gian ngắn điều trị, người bệnh sẽ thấy được kết quả rất khả quan. Liệu trình điều trị tại ACC không chỉ giúp bệnh nhân có thể giảm đau vùng cổ mà còn cải thiện cấu trúc bên trong về đúng vị trí tự nhiên ban đầu.
Để ngăn ngừa các cơn đau cổ tái phát, người bệnh nên chú ý cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, điều chỉnh lại tư thế đúng khi làm việc cũng như tăng cường rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Xem thêm: