Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến. Tuy vậy, không ít người đã lựa chọn phương pháp không phù hợp với tình trạng của mình, dẫn đến việc lãng phí cả tiền bạc và thời gian, đáng tiếc hơn là khiến tình trạng thoát vị trở nên nặng hơn.
1. Những sai lầm dễ mắc phải khi điều trị thoát vị đĩa đệm
Theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh Quốc), thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng sẽ phổ biến nhất ở nam giới và những người sau 30 tuổi.
Người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ cảm thấy đau tê vùng thắt lưng, lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân; gây tê bì, teo yếu cơ đùi, gặp khó khăn khi đi lại. Nhiều người vì quá đau mà chọn điều trị sai cách, dẫn đến mắc phải những sai lầm “tiền mất tật mang”:
1.1. Tự ý điều trị tại nhà
Áp dụng những phương pháp tự điều trị tại nhà theo các “mách nước” của người quen hoặc các thông tin trên mạnh sẽ không giúp cải thiện chứng thoát vị đĩa đệm mà ngược lại có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Như câu chuyện của cô Nguyễn Thị Nga (63 tuổi, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là một ví dụ. Cô bị thoát vị đĩa đệm hơn 3 năm qua, đã thử chạy chữa bằng nhiều biện pháp, kết hợp cả Đông và Tây y để điều trị, nhưng tình trạng đau chỉ giảm tạm thời chứ không khỏi hẳn. Những cơn đau dữ dội ở lưng, mông và kéo xuống chân đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của cô.
Nghe lời con gái, cô Nga đến phòng khám ACC để được chẩn đoán và điều trị. Tại đây, bác sĩ Eric Balderree lên phác đồ điều trị cho cô Nga bằng cách sử dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. Sau 5 tuần điều trị tại ACC, cô Nga hồi phục đến 90%. Cô rất vui và bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối vào liệu trình điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật này của ACC. Tham khảo ca điều trị thành công trượt đốt sống L4-L5 của cô Nga tại phòng khám ACC:
>Xem thêm: Điều trị thoát vị đĩa đệm chỉ hiệu quả khi có được chẩn đoán chính xác
Để điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh không nên tự ý tự điều trị mà cần có sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ.
1.2. Thói quen sinh hoạt không đúng cách
Một số thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày có thể làm tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, để tối ưu kết quả trong quá trình điều trị, ngoài việc tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh và tránh những thói quen có hại cho sức khỏe cột sống.
Theo báo VNEXPRESS, người bệnh cần tránh những thói quen xấu này trong sinh hoạt để không làm cho thoát vị đĩa đệm trở nặng, cụ thể:
- Tránh ngồi hoặc nằm quá lâu, cần thường xuyên di chuyển hoặc vươn vai để máu được lưu thông.
- Hạn chế cúi, vặn, xoay người; nên giữ thẳng lưng, cổ và ngẩng cao đầu khi học tập và làm việc.
- Siết chặt các cơ vùng bụng, không ngả đầu về phía trước khi ho hoặc hắt hơi.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện thể thao, tránh tập quá sức.
1.3. Không điều trị hết liệu trình
Trong quá trình điều trị, nhận thấy tình trạng bệnh thuyên giảm, một số bệnh nhân có xu hướng tự cho rằng họ đã hồi phục và tự ý ngừng điều trị. Tuy nhiên, hành động này thực sự nguy hiểm khi thoát vị đĩa đệm không được điều trị một cách triệt để và rất dễ tái phát. Theo thời gian, bệnh sẽ trở thành mạn tính, quá trình điều trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cần có thời gian, do vậy bệnh nhân nên kiên trì đi theo hết liệu trình của bác sĩ đề ra mới mong có kết quả khả quan.
2. Bệnh nhân đang điều trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì?
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên tự ý tự điều trị tại nhà, thay vào đó họ nên tìm đến bác sĩ và chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị đúng phương pháp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất, uống đủ nước và thực hiện chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp.
Quan trọng nhất là người bệnh cần ưu tiên lựa chọn các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tận căn nguyên của vấn đề. Phương pháp Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng được các chuyên gia tại ACC khuyến khích vì đặc tính không cần can thiệp thuốc hay phẫu thuật mà chỉ tập trung vào nắn chỉnh cột sống.
Cụ thể hơn, các bác sĩ chuyên môn sẽ dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh. Nhờ đó, giúp cột sống khôi phục đường cong tự nhiên, cải thiện khả năng linh hoạt của khớp và giảm đau hiệu quả.
Phòng khám ACC tiên phong tại Việt Nam với 17 năm kinh nghiệm trong điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Chiropractic, đã điều trị thành công cho nhiều ca bệnh.
Trường hợp chị Nguyễn Thục Bình (33 tuổi), được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm L4-L5, những cơn đau đi kèm tê bì dai dẳng khiến chị không thể đi lại bình thường, thậm chí nghỉ việc để dưỡng bệnh. Kết quả, sau một liệu trình điều trị tại phòng khám ACC, chị Bình đã cải thiện rất nhiều. Hiện giờ, chị có thể đi lại bình thường, không còn đau tê ở lưng hay chân nữa. Xem chi tiết ca điều trị của chị Bình TẠI ĐÂY.
Quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Thay vì tin tưởng vào các biện pháp dân gian tự điều trị tại nhà, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ, chuyên gia y tế có chuyên môn để được tư vấn và điều trị đúng cách. LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY với phòng khám ACC để được hỗ trợ tốt nhất!
Bài viết liên quan:
> Người bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?
> Điều trị cơn đau thoát vị đĩa đệm mạn tính ở người cao tuổi